1. Cam
Sức mạnh của loại quả hệ cam quýt này có ba tác động cùng lúc: Giàu vitamin C, chất xơ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, và naringenin, một chất flavonoid mà các nhà nghiên cứu phát hiện có tác dụng giống thuốc nhuận tràng.
2. Nước
Uống đủ nước là điều thiết yếu để đại tiện dễ dàng. Nếu không, phân không thể mềm và di chuyển trơn tru qua đường tiêu hóa. Không còn nghi ngờ gì nữa, việc mất nước là nguyên nhân phổ biến của táo bón.
3. Kefir
Đây là loại sữa lên men bằng lợi khuẩn probiotic, vi khuẩn thiết yếu đối với sức khỏe đường ruột. Kefir có chủng vi khuẩn nhiều gấp 10 lần sữa chua. Sự đa dạng lớn hơn giúp tăng khả năng một trong số những vi khuẩn này có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột của riêng bạn. Thêm nữa, nghiên cứu từ Anh cho thấy probiotic có thể giảm tỉ lệ táo bón và làm mềm phân. Hãy ăn riêng kefir hoặc chế biến thành sinh tố.
4. Hạnh nhân
Hạnh nhân giàu chất béo tốt cho tim, đạm và chất sơ, và đặc biệt chứa hàm lượng Magie cao. Magie làm trung hòa axit dạ dày và giúp di chuyển phân qua ruột. Chỉ cần một lượng nhỏ khoảng 30gr cũng có thể chứa 25% dinh dưỡng hàng ngày của bạn. Hạnh nhất là món ăn vặt tiện lợi và tuyệt vời, hoặc bạn có thể bổ sung vào bánh hoặc sinh tố.
5. Đậu đen
Chỉ một tách đậu đen có thể chứa tới 15g chất xơ (phụ nữ cần 25g một ngày) cũng như chứa nhàu magie và kali giúp hệ tiêu hóa vận hành trơn tru hơn. Hãy bổ sung vào xa lát, salsa hoặc các món ăn khác.
6. Mận khô
Thức ăn phổ biến ngày Tết này hóa ra là một trong những cách chữa táo bón lâu đời. Mận khô không chỉ giàu chất xơ (6g đối với ½ tách), mà còn chứa dihydroxyphenyl isatin, một hợp chất tự nhiên kích thích ruột, cũng như sorbitol, một loại đường có chức năng nhuận tràng. Thêm vào đó, mận khô có lượng kali gấp đôi chuối. Không ăn đủ kali có thể gây táo bón và mệt mỏi. Ăn trực tiếp hoặc thêm vào salad, yến mạch hoặc hỗn hợp sữa chua.
7. Rau xanh
Rau chân vịt, cải xoăn và những loại rau tương tự giàu chất dinh dưỡng giúp nhuận tràng tốt, bao gồm chất xơ (1 tách rau cải Thụy sĩ chứa 4g chất xơ), magie giúp ruột co bóp và kali, giúp điều hòa sự cân bằng dịch và co cơ. Bổ sung các loại rau xanh vào bữa ăn chẳng hạn xa lát hoặc sandwich.
8. Cám
Không ngạc nhiên khi nghiên cứu cho thấy cám có thể giảm táo bón và cải thiện tiêu hóa. Lớp ngoài của hạt lúa mì có rất nhiều chất xơ lên đến 25g một tách. Bạn có thể rắc ăn kèm với yến mạch, thêm vào bánh hoặc ăn kèm ngũ cốc.
9. Cà phê, trà, hoặc cà phê khử caffein
Một nghiên cứu cho thấy cà phê, bao gồm loại khử caffeine, tăng tỉ lệ đi vệ sinh đến 30%. Các chuyên gia tin rằng chất axit trong cà phê là chìa khóa đặc biệt là axit chlorogenic, một hợp chất khiến cà phê có vị đắng. Nước ấm cũng có lợi cho tiêu hóa, vì vậy trà hoặc thậm chí chỉ nước ấm với chanh cũng có tác dụng.
10. Quả mâm xôi
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh