Tuy quyết định này mang tính cá nhân nhưng không ai có thể phủ nhận những lợi ích của việc cho con bú đối với cả mẹ và bé. Nếu mẹ đang cân nhắc về vấn đề này, dưới đây là một số lý do có thể thuyết phục mẹ gia nhập hội những người nuôi con bằng sữa mẹ đấy.
1. Giảm nguy cơ ung thư vú
Theo các nghiên cứu y khoa, mẹ cho con bú có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú khoảng 4%. Con số này không lớn nhưng rõ ràng việc cố gắng giảm nguy cơ ung thư vú bằng bất kỳ phương pháp nào chắc chắn là một quyết định đúng đắn.
Sữa mẹ được tạo ra đặc biệt dành cho cơ thể tí hon của trẻ sơ sinh. Trong vài ngày đầu tiên sau khi sinh, mẹ sản xuất ra sữa non, đó là nguồn dinh dưỡng cao hơn hẳn sữa mẹ trong những ngày sau đó.
Sữa non cực kỳ tốt cho gan, ruột và hệ thống miễn dịch của bé. Có thể nói sữa non là nguồn dinh dưỡng giúp bé chuẩn bị "đối phó" với thế giới bên ngoài bệnh viện.
3. Có ích cho quá trình phục hồi sau sinh của mẹ
Sau khi sinh, các cơ quan sinh dục có thể hơi "lộn xộn" một chút, nhưng cho con bú có thể giúp cân bằng mọi thứ trở lại bình thường. Cho bé bú ngay sau sinh kích thích tử cung của người mẹ sớm trở về trạng thái cũ. Vì vậy, cho con bú càng sớm thì các hormone được điều chỉnh về trạng thái cân bằng càng nhanh, các mẹ sẽ chảy máu ít hơn và tử cung trở lại bình thường nhanh hơn.
4. Bé bú giúp sản xuất nhiều sữa hơn
Đừng lo lắng về việc không có sữa! Miễn là bé của bạn vẫn bú, ngực sẽ tiếp tục sản xuất nhiều sữa hơn. Tổ chức Y tế thế giới khuyến khích trẻ sơ sinh bú sữa mẹ liên tục trong sáu tháng, nhưng nhiều bà mẹ ngày nay muốn cho con bú lâu hơn. Vì vậy, mẹ đừng quá lo lắng, cơ thể của mẹ sẽ tự điều tiết để giữ sữa cho đến lúc mẹ muốn cai sữa bé.
5. Giúp bé phát triển hệ thống miễn dịch
Em bé mới sinh ra thực sự không có hệ thống miễn dịch. Các kháng thể trong sữa mẹ giúp trẻ sơ sinh hình thành hệ thống phòng thủ tự nhiên trong cơ thể nhanh hơn.
Đặc biệt là giai đoạn sáu tháng đầu, nếu được uống sữa mẹ hoàn toàn, bé sẽ ít có nguy cơ bị nhiễm trùng tai, nhiễm trùng dạ dày. Vì tất cả các kháng thể tuyệt vời trong sữa mẹ giúp bé chống chọi lại với môi trường xung quanh nên bé sẽ ít bệnh vặt hơn.
6. Giảm nguy cơ ung thư buồng trứng ở mẹ
Hơn 50% phụ nữ có nguy cơ hình thành và phát triển ung thư buồng trứng. Với các triệu chứng ban đầu thường không rõ ràng, ung thư buồng trứng khó tầm soát và được mệnh danh là "sát thủ thầm lặng". May mắn thay cho các bà mẹ là việc cho con bú sẽ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng đến 27%.
7. Xây dựng kết nối tuyệt vời giữa mẹ và bé
Sau khi sinh con, không ít mẹ cảm giác tách biệt với trẻ một cách sâu xa và không thể giải thích được. Đôi khi thật khó khăn để xây dựng kết nối với nhóc con sơ sinh. Nếu mẹ lo sợ mẹ không gần gũi với bé thì cho con bú là giải pháp tốt nhất. Đối với một số bà mẹ, cho con bú đồng nghĩa với việc xây dựng mối dây liên kết sâu sắc hơn và có thời gian chơi đùa nhiều hơn với nhóc con của mình.
8. Tạo ra các hormone hạnh phúc
Hormone có ảnh hưởng to lớn đến tâm trạng của các mẹ. Và bạn có biết rằng các hormone sản sinh ra trong quá trình cho con bú giúp mẹ thấy vui tươi hơn?
9. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Cho con bú có thể giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường ở cả mẹ và trẻ sơ sinh. Có một thống kê với tỷ lệ khá cao trên mỗi trẻ sơ sinh được bú mẹ, nguy cơ bị tiểu đường khi trở thành người lớn giảm đi đáng kể. Thật vậy, trẻ sơ sinh bú mẹ ít có khả năng nhiễm bệnh tiểu đường trong suốt cuộc đời chúng.
10. Bú mẹ giúp trẻ ổn định trọng lượng lâu dài
Cho bé bú giúp nhóc con của mẹ có khả năng duy trì thói quen ăn uống lành mạnh suốt đời. Làm sao mà việc này có thể xảy ra được nhỉ?
Theo nghiên cứu, em bé được bú sữa mẹ thường tăng cân ở một tỷ lệ ổn định hơn và chậm hơn, điều này rất tốt để duy trì cảm giác no sau này. Khi được nuôi dưỡng bằng vú mẹ, trẻ có thể chủ động quyết định khi nào chúng đói, cho phép chúng tìm hiểu và phát hiện khi nào thì no. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì khi trẻ lớn hơn.
11. Mẹ có thể vắt sữa vào bình để cho bé bú
Ngay sau khi sinh, mẹ có thể lại rơi vào vòng quay bận rộn. Thật may là mẹ không cần phải có mặt liên tục để cho bé bú. Mẹ có thể vắt sữa vào một cái bình và cho bé uống dần. Trong khi mẹ làm việc thì người giữ trẻ có thể cho bé bú sữa từ bình. Mẹ sẽ không phải từ bỏ cuộc sống năng động của mình ngay cả khi mẹ chọn cho con bú sữa mẹ.
12. Mẹ không cần phải chuẩn bị gì về mặt thể chất trong thai kỳ để có thể cho con bú
Có hàng tá điều cần lưu ý về cơ thể khi chuẩn bị có thai và sinh con. May mắn thay, mẹ không cần phải chuẩn bị gì để có thể cho con bú sữa mẹ.
13. Mẹ có thể tham gia các lớp học cho con bú để nắm được vài điều căn bản
Nếu mẹ muốn tìm hiểu thêm về cách nuôi con trong giai đoạn còn đang mang thai, mẹ có thể tham gia một lớp học cho con bú trước khi sinh.
Vài điều căn bản mà lớp học có thể cung cấp như làm thế nào để ẵm em bé khi cho bú, giữ ấm trẻ trong lòng mẹ sẽ giúp mẹ hiểu rõ hơn những việc cần làm và không bối rối khi cho bé bú thật sự.
14. Cho con bú có thể giúp mẹ giảm cân
Tất cả các bà mẹ đều biết những khó khăn của việc giảm cân sau sinh và cho con bú là một cách đơn giản để giúp mẹ làm điều này. Dĩ nhiên, mẹ cũng cần một chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý để giảm cân như mong muốn.
15. Mẹ sẽ luôn nhận được sự hỗ trợ
Cho con bú là một việc mang tính cá nhân nhưng không có nghĩa là không ai giúp mẹ. Các bác sĩ sẽ hỗ trợ mẹ để học cách cho con bú và theo dõi quá trình cho con bú của người mẹ. Nhiều bệnh viện còn hỗ trợ dịch vụ tư vấn cho con bú, vì vậy mẹ có thể nhờ bất kỳ người nào, y tá, điều dưỡng, nhân viên bệnh viện để tìm hiểu việc cho con bú.
16. Mẹ luôn có thể thử cho con bú một vài ngày
Nếu mẹ quyết tâm cho con bú sữa công thức, việc này hoàn toàn ổn. Nhưng nếu muốn cho con bú lâu dài, mẹ hãy thử làm việc này vào vài ngày đầu tiên sau sinh, khi còn ở bệnh viện.
Hai ngày đầu tiên là thời gian cho con bú tuyệt vời, cho cả mẹ và bé. Đối với em bé, những giọt sữa đầu tiên hay còn gọi là sữa non là hết sức quý giá.
Thoát vị hoành, hay thoát vị khe hoành, xảy ra khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên ngực thông qua một lỗ mở ở cơ hoành (cơ ngăn cách bụng với ngực). Tình trạng này xảy ra ở nơi dạ dày và thực quản của bạn nối lại với nhau, còn được gọi là ngã ba thực quản dạ dày. Đôi khi, thoát vị khe hoành không gây ra vấn đề gì và không cần điều trị.
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh