Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sỏi mật khi mang thai

Bạn sẽ làm gì nếu bạn bị sỏi mật nhưng lại đang mang thai?

Sỏi mật : một vấn đề phổ biến trong khi mang thai

Sỏi mật là sự tập trung thành khối của dịch mật. Mật được tạo bởi nước, chất béo, cholesterol, bilirubin và muối. Về lý thuyết, dịch mật sẽ được giải phóng vào ruột non để giúp tiêu hóa chất béo. Đôi khi, dịch mật có thể tích tụ tạo thành sỏi. Sỏi mật nếu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc vỡ túi mật.

Nói chung, phụ nữ có nguy cơ mắc sỏi mật cao gấp 2 lần so với nam giới. Trong suốt thời kì mang thai, tỷ lệ bị sỏi mật thậm chí còn cao hơn. Đó là do estrogen được sản xuất ra trong thai kì có thể dẫn đến lượng cholesterol tăng cao trong mật. Hậu quả là khoảng 5-8% phụ nữ sẽ có cặn hoặc sỏi mật khi mang thai.

Mặc dù kiểm soát sỏi mật bằng thuốc là khá phổ biến khi mang thai, nhưng sỏi mật thường là nguyên nhân phổ biến thứ 2 khiến thai phụ cần phẫu thuật. Khoảng 1 trong 1600 phụ nữ cần cắt túi mật do sỏi mật trong khi mang thai. Sỏi mật thường phổ biến ở những người béo phì và ở những người tăng/giảm cân quá nhanh và ở những người không mang thai.

Triệu chứng của sỏi mật

Đôi khi (không phải luôn luôn) sỏi mật có thể có những triệu chứng như :

  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Đau nhói ở góc phần tư bên phải trên (nếu bạn mang thai thì vị trí đaau có thể sẽ di chuyển khác đi)
  • Sốt

Điều quan trọng cần chú ý là không phải tất cả phụ nữ sẽ có những triệu chứng trên khi bị sỏi mật khi mang thai. Để xác định xem liệu triệu chứng của bạn có đúng là do sỏi mật gây ra hay không, bạn cần thực hiện một số xét nghiệm. Xét nghiệm máu có thể không hữu ích trong thời kì mang thai do thay đổi sinh lí của cơ thể.

Tuy vậy, siêu âm có thể được sử dụng để phát hiện những trường hợp sỏi mật khi mang thai.

Điều trị sỏi mật khi mang thai

Bằng việc xem xét các triệu chứng và kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể khuyến cáo phẫu thuật hoặc đợi khi túi mật bị vỡ. Bạn có thể thử thay đổi chế độ ăn. Điều này có thể bao gồm giảm lượng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. Bạn cũng có thể được kê thuốc giảm đau. Một số bác sĩ thường phẫu thuật ngay do nguy cơ tái phát.

.

3 tháng dầu

Phẫu thuật thường không được khuyến cáo trong 3 tháng đầu trừ những trường hợp nghiêm trọng. Phẫu thuật trong thời gian này sẽ khiến nguy cơ sảy thai cao hơn. Nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng sẽ cao hơn do em bé phải tiếp xúc với các thuốc sử dụng trong quá trình phẫu thuật. Nếu có thể, phẫu thuật sẽ được hoãn đến khi bạn sang 3 tháng tiếp theo hoặc sau khi sinh con.

3 tháng giữa

Phẫu thuật là an toàn nhất trong 3 tháng giữa thai kỳ. Đây cũng là thời gian dễ để thực hiện thủ thuật nội soi hơn so với mổ mở.

3 tháng cuối

Bạn có thể được động viên chờ đến sau khi sinh con rồi mới tiến hành phẫu thuật. Sự phát triển của tử cung thường gây khó khăn cho phẫu thuật nội soi. Phẫu thuật sỏi mật khi mang thai cũng thường gây sinh non trong 3 tháng cuối. Bạn nên được cắt bỏ túi mật trong giai đoạn sau sinh thì sẽ tốt hơn.

CTV Võ Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Verywell
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

  • 25/04/2024

    Dấu hiệu cho thấy cơ thể đang thiếu hụt protein

    Protein là một chất dinh dưỡng rất quan trọng đối với sức khỏe. Khi cơ thể thiếu hụt protein sẽ xuất hiện một số dấu hiệu cảnh báo..

  • 25/04/2024

    Dùng thuốc an toàn khi đang cho con bú

    Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, bạn đang cho con bạn một khởi đầu khỏe mạnh. Tuy nhiên, nếu cần dùng thuốc, bạn có thể thắc mắc về việc thuốc có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây là những gì bạn cần biết.

  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

Xem thêm