Theo Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Hoa Kỳ (FDA), không có thuốc nào được xem là an toàn hoàn toàn với thai phụ. Các nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về sự an toàn của thuốc trong khi đang mang thai còn rất hạn chế vì không thể thử nghiệm trên phụ nữ mang thai.
Do đó FDA đã đưa ra nhóm nguy cơ với những thuốc dựa trên sự sử dụng trong khi mang thai:
Kháng histamine
Thuốc kháng histamine cũng như chlorpheniramine được xem là tác nhân điều trị viêm mũi dị ứng khi mang thai, và cả 2 đều thuộc nhóm thuốc B.
Thuốc kháng histamine thế hệ mới như thuốc không kê theo đơn loratadine (Claritin, dạng chung) và cetirizine (Zyrtec, dạng chung) cũng thuộc nhóm B. Một loại thuốc kháng histamine kê theo đơn mới hơn cũng thuộc nhóm B là Xyzal (levocertirizine)
Thuốc thông mũi
Pseudoephedrine là thuốc chống nghẹt mũi dùng đường uống để điều trị dị ứng khi mang thai, mặc dù nên tránh trong 3 tháng đầu, do gây dị tật ở trẻ. Loại thuốc này xếp vào nhóm C.
Thuốc xịt mũi
Cromolyn xịt mũi giúp điều trị viêm mũi dị ứng nếu được sử dụng trước khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng và trước khi có triệu chứng. Thuốc này thuộc nhóm B và bán không theo đơn. Nếu thuốc này không có tác dụng, một dạng steroid đường mũi là budesonide (Rhinocort Aqua) thuộc nhóm B (tất cả những loại khác thuộc nhóm C), và do đó là sự lựa chọn trong thời kì mang thai.
Liệu pháp miễn dịch
Thuốc tiêm chữa dị ứng có thể tiếp tục sử dụng khi mang thai, nhưng nó không được khuyến cáo bắt đầu sử dụng điều trị này trong khi mang thai. Liều điển hình của thuốc tiêm chữa dị ứng không tăng, và nhiều bác sĩ dị ứng sẽ giảm liều xuống 50% trong thời ki mang thai. Một số bác sĩ cảm thấy nên dừng dùng thuốc chữa dị ứng trong khi mang thai, hậu quả là làm tăng nguy cơ quá mẫn và gây nguy hiểm đến thai nhi. Ngoài quá mẫn, chưa có dữ liệu nào cho thấy thuốc tiêm dị ứng có thể gây hại đến em bé.
Tham khảo thêm thông tin về Sử dụng các thuốc điều trị dị ứng khi mang thai tại đây
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.