Trẻ em cần được ăn đậu phộng càng sớm càng tốt, thậm chí ngay từ khi lúc mới chỉ 4 tháng tuổi để giảm nguy cơ dị ứng, theo hướng dẫn mới của Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm quốc gia Hoa Kỳ.
Nghiên cứu này chỉ ra rằng nguy cơ dị ứng đậu phộng có thể được giảm thiểu đến hơn 80% nếu trẻ được tiếp xúc sớm. Tuy nhiên, không nên cho các bé ăn đậu phộng nguyên hạt vì nguy cơ hóc, nghẹn.
Trước đây, các bậc cha mẹ thường dè dặt trong việc cho con trẻ ăn đậu phộng và được khuyên nên chờ cho đến khi bé được 3 tuổi. Tuy nhiên, các hướng dẫn mới đây lại có nội dung ngược lại như sau:
Theo bác sĩ tư vấn, các bé nên ăn một lượng nhỏ các sản phẩm từ đậu phộng khoảng 3 lần/ tuần. Thay vì đậu phộng nguyên hạt, các bé nên ăn bơ đậu phông, bột đậu phộng để tránh nguy cơ hóc dẫn đến nghẹt thở.
Cách sử dụng thực phẩm đậu phộng cho các bé:
Cha mẹ có thể cho các bé ăn sản phẩm từ đậu phộng ngay tại nhà. Cho bé ăn một phần nhỏ, sau đó đợi 10 phút rồi cho ăn tiếp và theo dõi phản ứng của trẻ.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và các bệnh truyền nhiễm Hoa Kỳ cho biết, hướng dẫn mới này nhằm ngăn chặn sự phát triển của dị ứng đậu phộng với các trẻ em nhạy cảm và giảm tỷ lệ dị ứng đậu phộng. Ngoài ra, Giáo sư Alan Boobis, Trường Imperial College London cho hay, các quan điểm trước đây rằng việc trì hoãn sự ra đời của các loại thực phẩm gây dị ứng có thể làm giảm nguy cơ dị ứng thức ăn là không chính xác.
Các hướng dẫn này dựa trên nghiên cứu y học ở Anh. Dù vậy, các bậc cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi thử ngăn ngừa dị ứng đậu phộng ở trẻ sơ sinh theo cách này.
Tham khảo thêm thông tin về dị ứng trẻ nhỏ tại bài viết Dị ứng ở trẻ em
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.