Có một chút gỉ mắt ở góc trong mắt khi thức dậy là điều bình thường. Nhưng nếu gỉ tiếp tục tích tụ hoặc trào lên vào cả ban ngày, điều không ổn đang xảy ra.
Bạn bị nhiễm khuẩn mắt
Nhiều loại nhiễm khuẩn, chẳng hạn viêm bờ mi, có thể gây ra khó chịu ở mắt dẫn đến tiết dịch hoặc đóng gỉ. Ví dụ, lông mi của bạn có thể bện dính vào nhau và bạn gặp khó khăn khi mở mắt vào buổi sáng. Đôi khi đóng gỉ vào buổi sáng có thể bình thường, nhưng nếu hai mắt của bạn có xu hướng dính vào nhau, đó là dấu hiệu bị bệnh. Nhìn chung, bạn cần gạc ấm và vệ sinh mí mắt tốt, chẳng hạn rửa mí mắt với sản phẩm rửa mắt bán trên thị trường hoặc dầu gội em bé hòa tan với nước. Không cần dùng thuốc.
Bạn bị cảm lạnh
Nhiễm khuẩn virut ở mắt, chẳng hạn bệnh viêm kết mạc, có thể đi kèm với cảm thường khiến mắt ra nước, đỏ và khó chịu. Một cơn cảm có thể ảnh hưởng tới tất cả màng nhầy trong đầu. Mắt của bạn sẽ đỡ triệu chứng hơn khi tình hình cảm lạnh biến mất. Nhưng nếu bạn thấy mắt ra dịch màu xanh lá cây, hãy nói với bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
Viêm kết mạc cũng đi kèm với các tác nhân vi khuẩn và dị ứng. Dị ứng có thể dẫn đến đỏ và ngứa mắt, mủ dính. Khi bạn lau gỉ đi, có một sợi mủ kéo dài khỏi ngón tay bạn. Thuốc nhỏ mắt chống histamine không kê đơn có thể khắc phục điều này. Nếu bạn nghĩ mình đị ứng với một số thành phần trong không khí, lần sau hãy thử đóng tất cả của sổ vào mùa hoa nở cao điểm và sử dụng máy lọc khí trong nhà.
Ống lệ bị tắc
Mắt của bạn tiết nước trong suốt cả ngày, nước chảy từ ống lệ nằm ở góc mắt. Nếu ống lệ bị tắc thì nước mắt có thể chảy quá nhiều. Tình trạng này sẽ tự khỏi hoặc cần đến can thiệp y tế. Trẻ em thường mắc vấn đề này nhưng thường sẽ hết khi lớn lên.
Mắt của bạn bị khô
Trớ trêu là, chảy nước mắt quá nhiều đôi khi có thể do khô mắt. Trong trường hợp này, tuyến lệ của bạn, vốn tạo ra nước mắt cả ngày để làm ẩm mắt, có thể hoạt động kém hiệu suất. Khi tín hiệu gửi tới tuyến lệ là mắt bạn đang khô và cần nhiều ẩm hơn, tuyến lệ lại sản xuất nước mắt quá nhiều. Khi bạn thấy ổn hơn, mắt lại khô lần nữa, và rồi lại chảy nhiều nước mắt. Vấn đề này có thể giải quyết bằng nước mắt nhân tạo.
Kính áp tròng cũ hoặc bẩn
Bản thân kính áp tròng có thể đưa virut hoặc vi khuẩn vào mắt, hoặc có thể trở nên bẩn khi ngày nào cũng dùng. Điều này khiến mắt tiết dịch. Nếu bạn chưa vệ sinh hay đổi kính áp tròng mà xảy ra vấn đề này, hãy cân nhắc mua cặp kính mới.
Nên đi khám
Nếu mắt của bạn bị đóng gỉ vài ngày hoặc bạn bị vài vết đỏ, đó không hẳn là vấn đề lớn, đặc bị nếu bạn bị cảm. Nhưng nếu bạn bị đỏ mắt rõ rệt ở một hoặc hai mắt cùng với đau mắt và nhạy cảm với ánh sáng, bạn có thần cần kháng sinh cho bệnh đau mắt đỏ. Nếu mắt tiết dịch quá nhiều kèm với đau, hoặc thay đổi về thị giác, bạn cần gặp chuyên gia y tế.
Tham khảo thêm thông tin về khô mắt tại bài viết Các triệu chứng khô mắt bạn không nên bỏ qua
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.
Mùa hè đến mang theo cái nắng gay gắt, đặc biệt tại Việt Nam – nơi khí hậu nhiệt đới khiến bức xạ tia cực tím (UV) đạt mức cao trong nhiều tháng. Đối với thanh thiếu niên lứa tuổi năng động, thường xuyên tham gia các hoạt động ngoài trời như thể thao, dã ngoại hay đi học việc bảo vệ làn da và sức khỏe trước tia UV là vô cùng cần thiết.
Một nghiên cứu mới đã tìm hiểu cách thức sucralose, một chất tạo ngọt không calo, ảnh hưởng đến các tín hiệu não bộ liên quan đến cảm giác đói.
Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.
Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.
Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.