Bệnh viêm kết mạc mùa xuân xuất hiện rất nhiều từ đầu mùa xuân đến hết mùa hè. Điều đáng chú ý, nhiều bệnh nhân đến khám tại cơ sở y tế khi mắt đã bị tổn thương nặng, giảm thị lực do người bệnh dụi mắt cho hết ngứa hoặc tự ý nhỏ thuốc.
Viêm kết mạc mùa xuân là một bệnh do dị ứng ở mắt và hay tái phát. Triệu chứng đầu tiên của người bệnh là ngứa và đỏ cả hai mắt. Ngứa ngáy khiến người bệnh muốn dụi mắt, càng dụi, ngứa càng tăng, kèm theo cộm mắt và chảy nước mắt nhiều. Khi đó bệnh nhân chói mắt (nhạy cảm với ánh sáng). Ngứa sẽ càng tăng khi tiếp xúc với gió, bụi, ánh sáng và thời tiết nóng. Một số bệnh nhân than phiền về việc chảy ghèn cục, ghèn nhầy. Qua khám thấy mắt bệnh nhân đỏ, phù nề mi và kết mạc. Phía trong mi mắt có những nhú gai (nốt) màu đỏ lớn, đường kính trên 1mm nằm sát nhau, có hình dáng như được lát một lớp sỏi, nhú gai có mạch máu ở đỉnh, hoặc những nốt màu trắng như sữa ở gần tròng đen.
Lúc đầu có thể bệnh viêm kết mạc mùa xuân chưa làm ảnh hưởng đến thị lực nhưng nếu người bệnh dụi mắt gây tổn thương giác mạc hoặc nhỏ thuốc không có chỉ định của bác sĩ khiến tổn thương giác mạc, thị lực sẽ giảm sút gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bệnh nhân không khám, điều trị kịp thời tình trạng bệnh sẽ nặng lên có thể phát triển thành bệnh viêm giác mạc, làm giảm thị lực, có thể gây mù lòa.
Bệnh viêm kết mạc mùa xuân không lây nhưng lại có yếu tố di truyền, thường xảy ra ở những người có cơ địa dễ dị ứng với phấn hoa, lông hoặc phấn của côn trùng hoặc gió, ánh nắng và mỗi khi thay đổi thời tiết. Bệnh gặp nhiều nhất ở trẻ em từ 5 - 20 tuổi, tần suất cao nhất là 13 tuổi, xảy ra ở những vùng có 4 mùa rõ rệt. Tuỳ thuộc vào từng cơ địa mà mỗi người chịu sự tác động của các dị ứng nguyên khác nhau. Vào mùa xuân, lượng phấn hoa khuếch tán nhiều trong không khí là yếu tố thuận lợi làm tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhất là những người sống ở vùng rừng núi, nơi có khí hậu ẩm ướt, thảm thực vật phong phú, người trồng hoa, nuôi ong mật,…
Để điều trị được bệnh viêm kết mạc mùa xuân, cũng giống như các bệnh dị ứng khác, cần phải tìm ra dị nguyên gây ra dị ứng. Nếu tìm được dị nguyên và tránh tiếp xúc với dị nguyên thì bệnh sẽ không tái phát. Thông thường, khi mắc bệnh nhân được khám và chỉ định dùng thuốc chống dị ứng, thuốc chống viêm nếu thấy thực sự cần thiết và tùy thuộc tình trạng bệnh nhân có những đợt viêm cấp tăng lên do thời tiết hoặc dị ứng nguyên. Tuy nhiên, các loại thuốc này phải được chỉ định của bác sĩ và người bệnh phải được theo dõi. Có nhiều loại thuốc chống dị ứng trên thị trường, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc phù hợp. Khi bị tái phát bệnh, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý dùng lại đơn thuốc cũ.
Một thực tế đáng lo ngại hiện nay là thói quen tự dùng thuốc của người bệnh. Khi bị viêm kết mạc dị ứng, bệnh nhân tự mua các thuốc chống viêm và sử dụng kéo dài không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, rất nguy hiểm khi trong số các thuốc chống viêm đó là các chế phẩm có corticosteroid và người bệnh khó tránh khỏi tác dụng phụ nguy hiểm như tăng nhãn áp, đục thể thủy tinh,… dẫn đến mù mắt khi còn rất trẻ. Vì vậy, người bệnh tuyệt đối phải dùng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc và tái khám theo đúng hẹn.
Những người có cơ địa dị ứng cần tránh tiếp xúc với dị nguyên đó. Nếu như dị ứng với phấn hoa, bụi thì cần phải đeo kính mắt, đeo khẩu trang; không nên trồng, cắm hoa quanh nhà; khi dọn vệ sinh nhà cửa cần có phương tiện bảo hộ che chắn bụi... Khi bị bụi, phấn hoa bay vào mắt, phải dùng thuốc chống dị ứng nhỏ vào mắt rửa sạch các dị nguyên này. Người bệnh không nên dụi mắt khi ngứa và cần phải rửa sạch mặt và vệ sinh mắt bằng cách nhỏ nước muối muối sinh lý 0,9% sau mỗi lần đi ngoài đường về.
Nếu ngứa mắt khó chịu, người bệnh có thể đắp gạc lạnh hay nước đá cho bớt ngứa, nhỏ các thuốc rửa mắt thông thường cho trôi hết các phấn hoa hay bụi bám vào mắt, tránh dụi mắt... Sau đó đến bác sĩ chuyên khoa mắt điều trị.
Có thể nhầm với bệnh gì?
Chẩn đoán thường chỉ dựa vào hỏi bệnh và lâm sàng, hầu như không cần xét nghiệm labo. Tuy nhiên cũng nên thận trọng để khỏi chẩn đoán nhầm với một số bệnh khác như viêm bờ mi cơ địa, viêm kết mạc do chlamydia hoặc virut, viêm củng mạc và thượng củng mạc, viêm giác mạc rìa do tụ cầu, pemphigoide mắt.
Người bị vảy nến nên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm, giàu vitamin đồng thời hạn chế những thực phẩm có khả năng khiến bệnh phát triển, góp phần kiểm soát tốt bệnh và giúp làn da đẹp mịn màng hơn.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.