Để trẻ khỏe mạnh, bạn cần chú ý đến việc tăng cường hệ miễn dịch bằng những thói quen lành mạnh sau.
1. Cho trẻ ăn nhiều rau xanh và trái cây
Cà rốt, đậu Hà Lan, cam, dâu tây đều chứa những chất dinh dưỡng từ thực vật giúp cải thiện hoạt động của hệ miễn dịch như vitamin C và các chất caroten. Những dưỡng chất từ thực vật này kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào máu trắng hơn để phòng chống các căn bệnh nhiễm trùng và interferon, một loại kháng thể sinh ra khi cơ thể bị vi rút tấn công, nhằm ngăn không cho vi rút phát triển.
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn uống giàu các chất dinh dưỡng từ thực vật còn phòng chống được những căn bệnh mãn tính như ung thư và bệnh tim ở tuổi trưởng thành. Do đó, nên cho trẻ ăn khoảng năm bữa rau xanh và trái cây mỗi ngày (khẩu phẩn của mỗi bữa là hai muỗng canh đối với trẻ vừa biết đi và ¼ chén đối với những trẻ lớn hơn).
Những kết quả nghiên cứu ở người trưởng thành cho thấy, sự thiếu ngủ có thể khiến cơ thể dễ mắc bệnh hơn do sự suy giảm khả năng tự vệ của hệ miễn dịch trước sự tấn công của vi khuẩn và những tế bào ung thư, làm cho lượng các tế bào ung thư bị tiêu diệt một cách tự nhiên giảm đi. Theo ý kiến của bác sĩ Kathi Kemper, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và giáo dục sức khỏe trẻ em thuộc Bệnh viện nhi Boston, Mỹ, vấn đề này cũng xảy ra tương tự trong cơ thể của trẻ em.
Trẻ em cần được chăm sóc kỹ để tránh nguy cơ bị mất ngủ vì tất cả những hoạt động có thể trở nên khó khăn hơn khi trẻ chỉ ngủ được những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Trẻ cần ngủ bao nhiêu thì đủ? Trẻ mới sinh cần ngủ khoảng 18 giờ mỗi ngày, trẻ mới tập đi cần khoảng từ 12 đến 13 giờ. Những trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo cần khoảng 10 giờ. Nếu trẻ không ngủ trong cả ngày hoặc không ngủ trưa, bạn nên cho con mình đi ngủ sớm hơn vào buổi tối.
3. Cho trẻ bú sữa mẹ
Sữa mẹ có chứa những kháng thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và các tế bào máu trắng. Nuôi con bằng sữa mẹ là biện pháp phòng chống nhiều căn bệnh cho trẻ như viêm tai, dị ứng, tiêu chảy, viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng đường tiểu và hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
Bú sữa mẹ giúp não bộ trẻ khỏe mạnh và bảo vệ trẻ trước sự tấn công của căn bệnh tiểu đường phụ thuộc insulin, bệnh Crohn (một căn bệnh viêm mãn tính ở ruột), viêm ruột kết và một số dạng ung thư thường gặp.
Sữa non, phần sữa có màu vàng nhạt tiết ra trong những ngày đầu sau khi em bé chào đời đặc biệt giàu các kháng thể có khả năng phòng chống bệnh tật. Theo khuyến cáo của Học viện nghiên cứu nhi khoa Mỹ, các bà mẹ nên nuôi con bằng sữa mẹ trong vòng một năm. Nếu không có điều kiện, cần cố gắng cho trẻ bú sữa mẹ trong ít nhất từ hai đến ba tháng đầu tiên để củng cố hệ miễn dịch mà trẻ đã được tiếp nhận từ trong bụng mẹ.
4. Tập thể dục thường xuyên
Kết quả nghiên cứu được thực hiện tại trường ĐH Newfoundland, Canada cho thấy việc tập thể dục sẽ làm gia tăng lượng tế bào sát thủ tự nhiên (một thành phần chính của hệ miễn dịch, có chức năng tiêu diệt các khối u và những tế bào bị nhiễm vi rút trong cơ thể) ở người trưởng thành.
Những hoạt động thể chất thường xuyên cũng sẽ mang lại các lợi ích tương tự ở trẻ em. Do đó, các bậc cha mẹ nên cố gắng rèn luyện thói quen tập thể dục cho trẻ bằng cách cho trẻ tham gia tập luyện cùng với mình.
Theo bác sĩ Renee Stucky, trợ ký giáo sư về vật lý trị liệu và hồi phục chức năng thuộc trường ĐH Y khoa Missouri, Mỹ thì: “Tập thể dục cùng nhau sẽ tốt cho sức khỏe của cả gia đình so với việc cho trẻ ra ngoài và tự chơi một mình”. Những hoạt động gia đình vui vẻ phổ biến nhất là đạp xe đạp, đi bộ, trượt ván, bóng rổ và tennis…
5. Bảo vệ trẻ trước bệnh dịch
Đánh bại vi trùng mang mầm bệnh không được xem là cách tăng cường hoạt động cho hệ miễn dịch, nhưng đây lại là biện pháp khá tốt, giúp giảm thiểu sự căng thẳng đối với hệ miễn dịch của trẻ. Cần nhắc nhở trẻ phải rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Nên đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh của trẻ trước và sau mỗi bữa ăn, sau những lần chơi đùa ngoài trời, vuốt ve vật nuôi trong nhà, ngoáy mũi, sử dụng phòng vệ sinh hay vừa trở về nhà sau khi tan học…
Khi đi ra ngoài, bạn nên mang theo khăn giấy, khăn ướt để lau chùi các vết bẩn cho trẻ. Để giúp trẻ có thói quen rửa tay ở nhà, hãy cho con bạn tự lựa chọn những chiếc khăn tay có màu sắc tươi sáng và những cục xà phòng với hình thù, màu sắc, mùi hương mà chúng yêu thích.
Khi trẻ bị bệnh, bạn nên thay bàn chải đánh răng mới cho chúng. Một người không thể bị cảm hoặc cúm hai lần liên tiếp, nhưng vi khuẩn có thể lây lan giữa các bàn chải đánh răng với nhau và gây bệnh cho các thành viên khác trong gia đình. Trong trường hợp trẻ có dấu hiệu bị lây nhiễm vi khuẩn như đau họng, trẻ có thể lại bị nhiễm loại vi khuẩn đã khiến chúng bị bệnh trước đó. Chính vì vậy, thay bàn chải đánh răng sẽ bảo vệ cả con bạn lẫn các thành viên còn lại của gia đình.
6. Tránh khói thuốc
“Khói thuốc lá chứa hơn 4.000 chất độc và phần lớn các loại chất độc này đều có thể gây kích ứng hoặc giết chết các tế bào trong cơ thể”, chuyên gia dịch tễ học Beverly Kingsley, làm việc tại Văn phòng nghiên cứu về thuốc lá và sức khỏe thuộc Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh tật ở Atlanta, Mỹ cho biết.
Trẻ em là những đối tượng dễ bị tác động bởi những ảnh hưởng nguy hiểm từ việc hít khói thuốc hơn so với người lớn vì nhịp thở của chúng nhanh hơn. Trong khi đó, hệ thống lọc thải chất độc tự nhiên trong cơ thể trẻ vẫn chưa hoàn thiện. Hít khói thuốc còn làm tăng nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ, bệnh viêm phế quản, viêm tai và hen suyễn. Khói thuốc lá còn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trí thông minh và hệ thần kinh của trẻ.
7. Không lạm dụng kháng sinh
Thúc giục bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho những khi trẻ bị cảm, cúm hoặc đau họng không phải là một ý kiến tốt. Bác sĩ Howard Bauchner, giáo sư khoa nhi và sức khỏe cộng đồng của trường ĐH Y Boston, Mỹ cho biết: “Thuốc kháng sinh chỉ điều trị được những bệnh do vi khuẩn gây ra nhưng phần lớn những căn bệnh thường gặp ở trẻ em lại có nguyên nhân từ vi rút” .
Tuy nhiên, nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có khá nhiều bác sĩ nhi buộc phải miễn cưỡng kê đơn những loại thuốc kháng sinh theo yêu cầu của các bậc phụ huynh – những người luôn nghĩ rằng thuốc kháng sinh là vô hại. Kết quả là tình trạng vi khuẩn lờn thuốc sẽ diễn ra và những căn bệnh đơn giản như viêm tai sẽ khó chữa hơn khi những con vi khuẩn trở nên ngoan cố, không đáp ứng với các biện pháp điều trị tiêu chuẩn.
Vì vậy, nếu bác sĩ đang điều trị cho con bạn kê đơn một loại thuốc kháng sinh, bạn cần phải hỏi lại liệu con bạn có thật sự cần sử dụng loại thuốc đó hay không nhằm phòng ngừa trường hợp sử dụng thuốc không cần thiết.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.