Hồi đầu năm ngoái, đầu bếp riêng của cặp đôi nổi tiếng Tom Brady – Gisele Bündchen, Allen Campbell gây bão dư luận khi tiết lộ về chế độ ăn kiêng của họ. Campbell cho biết, hai ngôi sao này thề không bao giờ ăn cây cà dược bởi vì 'chúng không có tính kháng viêm'. Kể từ đó, một làn sóng các bài báo viết về lý do tại sao tình trạng viêm nhiễm lại xấu đến vậy được đăng tải.
Tuy nhiên, theo bác sĩ David Katz, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phòng ngừa Đại học Yale ở Derby, bang Connecticut (Mỹ), vẫn còn rất nhiều hiểu biết mơ hồ về vấn đề này mà không phải ai cũng nắm được.
Sau đây là những chia sẻ của bác sĩ Katz về tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể:
Viêm nhiễm chính là thứ mà hệ miễn dịch của chúng ta sử dụng để chiến đấu lại mọi thứ xấu xí xâm nhập vào cơ thể - vi-rút, vi khuẩn, độc tố, bất cứ thứ gì tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho bạn.
Ví dụ, nếu bạn lỡ cắt vào tay chảy máu, hệ miễn dịch sẽ giúp chữa lành vết thương. Nhưng trước khi chuyện đó diễn ra, vết thương sẽ sưng lên và đỏ tấy, không phải vậy sao? Đó chính là biểu hiện của viêm nhiễm. Và nó xảy ra trong cả cơ thể.
Có hai 'nhóm' khác nhau liên quan tới tình trạng viêm nhiễm. Khi cơ thể bạn cảm nhận được tổn thương (hay thậm chí là nguy cơ tổn thương), nó sẽ gửi đi một dòng bạch cầu vốn giữ nhiệm vụ chủ chốt là lực lượng phòng vệ, chống lại mọi kẻ xâm nhập và bảo vệ bạn khỏi nguy hiểm. Sau đó, xuất hiện một dạng tế bào có tên fibroblast - giống như những công nhân xây dựng. Chúng xây dựng lại và sửa chữa bất cứ hỏng hóc, tổn thương nào.
Với tất cả mọi người, viêm nhiễm luôn xảy ra ở một mức độ nào đó. Trên thực tế, nếu bạn không bị chút viêm nhiễm nào, có gì đó thực sự nghiêm trọng đã xảy ra với bạn. 'Viêm nhiễm là cần thiết. Nếu chúng ta không có quá trình này, chúng ta sẽ không bao giờ đủ khả năng chữa lành vết thương và rất dễ trở nên yếm thế trước sự tấn công của vi-rút và vi khuẩn', bác sĩ Katz nhấn mạnh.
Như mọi thứ trong đời, mục tiêu ở đây là sự cân bằng. Và thực tế là, rất nhiều thứ trong cuộc sống hiện đại có thể gây ra quá nhiều viêm nhiễm. Ở mức độ quá nhiều, bác sĩ Katz cho biết, viêm nhiễm thực sự gây tổn thương, hơn là chữa trị tổn thương – chúng ta đang nói về những loại tổn thương có liên quan tới những căn bệnh chủ yếu mà con người mắc phải, bao gồm béo phì, ung thư, tim và tiểu đường.
Điều gì gây ra tình trạng viêm nhiễm có hại? Bạn có thể đoán ra phần lớn những thứ tiêu cực có trong danh sách gây hại cho cơ thể, nhưng ở đây, cần nhấn mạnh đến chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng, quá nhiều stress và ngủ không đủ giấc.
Mấu chốt là ở việc tránh xa loại chất béo không tốt. Bạn có thể gọi tên chúng, đó là những chất béo bão hoà. Chúng được biết đến với 'khả năng' làm tăng mức độ viêm nhiễm trong cơ thể. Tương tự với carbohydrate đơn.
Bác sĩ Katz lý giải: 'Carbohydrate tinh luyện và đường bổ sung trong thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày làm tăng lượng insulin và insulin là một hormone gây viêm nhiễm siêu cấp. Những loại thực phẩm này cũng có thể dẫn tới sự mất cân bằng trong môi trường vi sinh - thứ mà chúng ta đều biết, có phản ứng chặt chẽ với hệ miễn dịch. Và thật không may, tất cả chúng ta đều đang ăn quá nhiều thứ có hại'. Đó chính là cội nguồn của mọi rắc rối bắt nguồn từ tình trạng viêm nhiễm.
Đây không phải môn khoa học đột phá về dinh dưỡng, chỉ là về việc ăn càng nhiều thực phẩm toàn phần càng tốt.
Chất béo có lợi cho sức khoẻ từ dầu ôliu, quả hạch và trái bơ; rất nhiều trái cây và rau lá xanh giàu chất chống oxy hoá (đồng thời giàu tính kháng viêm); carbohydrate phức là những lựa chọn tốt. Ngoài ra, bạn có thể kết hợp thêm nhiều protein nguồn gốc thực vật như đậu đỗ, vào chế độ ăn hàng ngày.
Đảm bảo giấc ngủ tốt hơn sẽ giúp ích rất nhiều. Không chỉ là đảm bảo số giờ ngủ mỗi đêm mà quan trọng còn là chất lượng giấc ngủ. Tìm cách loại bỏ stress kéo dài cũng giúp bạn giảm viêm nhiễm có hại. Bạn là người biết thứ gì tốt nhất cho mình: Tắm trước khi đi ngủ? Yoga? Một cuộc trò chuyện xả stress với bạn thân? Hãy chọn thứ phù hợp với bạn. Chúng đều có hiệu quả.
Tất nhiên, luyện tập là một biện pháp tuyệt vời để kháng viêm. Đặc biệt, những buổi tập luyện mức độ vừa phải, đều đặn là thứ không thể thiếu. 'Nó giúp giảm lượng insulin và cortisol - từ đó giảm viêm nhiễm và tăng lưu thông máu. Kết quả là các tế bào trong cơ thể nhận được nhiều oxy và dưỡng chất hơn', bác sĩ Katz giải thích. Và thứ mà bạn đạt được chính là hệ miễn dịch có thể hoàn tất những trận chiến tốt và đảm bảo bạn giữ được một cơ thể khoẻ mạnh, bình thường.
Để hạn chế tình trạng loãng xương cơ thể cần cung cấp đủ vitamin D và canxi theo nhu cầu của từng lứa tuổi qua chế độ ăn khoa học, đủ dinh dưỡng và giàu canxi.
Trong những năm gần đây, ô nhiễm không khí đã trở thành một trong những vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng sâu rộng đến sức khỏe con người ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ nhỏ đang ở giai đoạn phát triển thể chất và thần kinh lại là nhóm đối tượng dễ tổn thương nhất.
Quả vải tuy ngon miệng và bổ dưỡng nhưng cũng cần đi lưu ý một số điều khi ăn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, đặc biệt là với một số đối tượng.
Thời tiết thất thường có khiến bạn cảm thấy khó chịu. Trời mưa bạn sẽ cảm thấy buồn chán còn trời nắng bạn sẽ cảm thấy vui tươi hơn. Bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao cảm xúc của bạn luôn thay đổi khi thời tiết thay đổi hay chưa? Đặc biệt là vào lúc giao mùa? Vậy hãy cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu thêm với bài viết dưới đây
Ăn rau quả nhiều màu sắc hay còn gọi là 'ăn cầu vồng' không chỉ đơn giản là cách trang trí món ăn hấp dẫn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dengue gây ra, lây lan chủ yếu qua vết đốt của muỗi Aedes aegypti. Mặc dù bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, trẻ nhỏ lại là đối tượng đặc biệt dễ bị tổn thương do hệ miễn dịch còn non yếu.
Mùa hè với những ngày nắng nóng kéo dài không chỉ là thời điểm để thư giãn mà còn là cơ hội tuyệt vời để người cao tuổi tham gia các hoạt động thể thao dưới nước. Đây là hình thức vận động nhẹ nhàng, ít gây áp lực lên cơ thể, đồng thời mang lại nhiều lợi ích sức khỏe vượt trội.
Đau thắt lưng là một trải nghiệm phổ biến đối với nhiều người. Nó thường có thể dẫn đến đau, ngứa ran hoặc tê ở phần thân dưới. Có nhiều nguyên nhân gây đau thắt lưng, phổ biến nhất bao gồm căng cơ, tư thế xấu và tuổi tác.