Một số loại dị ứng da, bao gồm eczema, mề đay, phù mạch và ban đỏ có thể bị trầm trọng thêm trong thời gian trước chu kì kinh nguyệt. Khi những vấn đề này trở nên tệ hơn từ 3-10 ngày trước ngày bắt đầu kinh nguyệt, phụ nữ có thể mắc viêm da tự miễn do progesterone (APD).
Viêm da tự miễn do progesterone cũng có khả năng tiến triển thành quá mẫn. Một dạng khác của quá mẫn liên quan đến chu kì kinh nguyệt là quá mẫn kinh nguyệt.
Viêm da tự miễn do progesterone
Viêm da tự miễn do progesterone xảy ra do phản ứng dị ứng với progesterone của chính mình. Triệu chứng thường xảy ra bất kì thời điểm nào, trong khoảng từ 3-10 ngày trước ngày bắt đầu kì kinh, và bắt đầu khỏi sau 1-2 ngày sau kì kinh.
Viêm da tự miễn do progesterone có thể có nhiều triệu chứng khác nhau, mặc dù hầu hết đều có ban trên da. Những triệu chứng bao gồm eczema, phát ban, ban đỏ, phù mạch và quá mẫn. Những triệu chứng có thể xuất hiện không rõ ràng vì vậy bác sĩ thường sẽ hỏi kỹ lưỡng để xem những triệu chứng có trở nên xấu hơn trước hoặc trong chu kì kinh nguyệt hay không.
Viêm da tự miễn do progesterone có thể xuất hiện ở những phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai hoặc đang điều trị bổ sung hormone progesterone.
Mang thai có thể cũng gây nên tình trạng nhạy cảm với progesterone, làm ảnh hưởng đáng kể đến hệ miễn dịch của cơ thể và xuất hiện tình trạng viêm da tự miễn do progesterone.
Bên cạnh đó, phản ứng dị ứng với những hormone khác như estrogen có thể xảy ra nhưng thường ít phổ biến hơn progesterone.
Bác sỹ chuyên khoa dị ứng miễn dịch sẽ chẩn đoán viêm da tự miễn do progesterone trên cơ sở xác định sự xuất hiện của kháng thể IgE chống lại progesterone, được thể hiện trong test dị ứng áp da. Test dị ứng áp da được thực hiện bằng việc tiêm một lượng nhỏ progesterone trên da để theo dõi chặt phản ứng. Thủ thuật này chỉ nên thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn trong chẩn đoán và điều trị dị ứng và quá mẫn, vì có thể xảy ra phản ứng dị ứng nguy hiểm cho bệnh nhân ngay sau khi xét nghiệm.
Điều trị viêm da tự miễn do progesterone bằng cách sử dụng thuốc kháng histamine và corticosteroid uống hoặc tiêm. Lưu ý rằng, những thuốc này chỉ được sử dụng để điều trị triệu chứng chứ không điều trị được nguyên nhân. Liệu pháp giảm rụng trứng như leuprolide ngăn được sự tăng progesterone trong chu kì kinh nguyệt được sử dụng phổ biến để điều trị viêm da tự miễn do progesterone. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung được áp dụng trong những trường hợp nặng không thể điều trị bằng thuốc.
Quá mẫn kì kinh nguyệt
Quá mẫn kì kinh nguyệt là một tình trạng khác liên quan đến chu kì kinh nguyệt. Phụ nữ có tình trạng này xuất hiện những triệu chứng của quá mẫn ngay trước khi hành kinh và kéo dài đến khi chu kì kinh kết thúc.
Không giống viêm da tự miễn do progesterone, quá mẫn kì kinh nguyệt không phải là tình trạng dị ứng, nhưng do prostaglandin được giải phóng từ tử cung rồi hấp thu vào dòng máu và gây nên các biểu hiện dị ứng.
Chẩn đoán thường dựa vào triệu chứng lâm sàng, cùng với kết quả xét nghiệm dị ứng với progesterone và những hormone khác âm tính.
Điều trị quá mẫn kì kinh nguyệt bằng việc sử dụng thuốc chống viêm không steroid, như Indocin. Phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung được chỉ định ở những trường hợp nặng khi điều trị bằng thuốc không có tác dụng.
Tham khảo thêm thông tin về Dị ứng tại đây
Cùng khám phá cẩm nang du lịch cuối năm khỏe mạnh với những mẹo hữu ích giúp bạn phòng tránh say tàu xe, các bệnh thường gặp và chuẩn bị thuốc men cần thiết. Đảm bảo chuyến đi an toàn và tràn đầy năng lượng!
Sau khi sinh, người mẹ thường tập trung vào việc chăm sóc trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, các vấn đề sức khỏe có thể phát sinh trong giai đoạn này, nhưng nhiều bà không nhận biết được các dấu hiệu cảnh báo sớm.
Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.
Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.
Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.
Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?
Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.
Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.