Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mất cân bằng hóc môn ở nữ giới

Người ta vẫn nói nói hóc- môn, hay nội tiết tố chính là sức khỏe của bạn. Có phải mất cân bằng hóc môn - nội tiết tố, là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy mình thật nặng nề, dễ cáu kỉnh hay chỉ là cảm thấy không khỏe trong người?

Hóc môn là những chất hóa học do cơ thể tiết ra, được coi như một sứ giả tác động lên chức năng của các tế bào hoặc các cơ quan của cơ thể. Sẽ là hoàn toàn bình thường nếu hóc môn trở nên “đỏng đảnh” vào một số thời điểm khác nhau của cuộc đời bạn, chẳng hạn như khi mang thai hoặc thời kỳ mãn kinh.

Tuy nhiên, đôi khi một vài loại thuốc và các vấn đề sức khỏe cũng khiến hóc môn của bạn trở nên “đỏng đảnh” một cách khó chịu. Và hậu quả là cơ thể bạn sẽ có những thay đổi đáng lo ngại. Hãy tìm hiểu về những thay đổi của cơ thể trong những cơn "đỏng đảnh" khó chiều của hóc môn nhé. 

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường

Phần lớn phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt trong khoảng 21-35 ngày. Nếu chu kỳ của bạn không nằm trong khoảng này hoặc bị đình lại tới vài tháng thì có nghĩa là lượng hóc môn - estrogen và progesterol - có quá ít hoặc quá nhiều.
Nếu bạn đang trong độ tuổi 40 hoặc những năm đầu của độ tuổi 50 thì lý do của việc trên là bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Nhưng còn những lý do khác của việc chậm trễ chu kỳ kinh nguyệt thì có thể là do bệnh buồng trứng đa nang. Hãy đi khám sớm nếu như bạn thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình thất thường.

Những vấn đề về giấc ngủ

Nếu bạn thường xuyên ngủ không đủ hoặc ngủ không sâu giấc, có thể là do sự thay đổi hóc môn. Progesterol- một hóc môn do buồng trứng tiết ra giúp bạn có giấc ngủ ngon, nếu có nồng độ thấp hơn bình thường sẽ khiến bạn khó rơi vào giấc ngủ sâu và ngon. Nồng độ estrogen thấp cũng có thể gây ra các cơn nóng bừng và đổ mồ hôi vào ban đêm. Cả hai loại hóc môn này đều khiến bạn khó có thể có những giấc ngủ đẫy giấc.
Vì vậy, hãy lưu ý nếu bạn bỗng trở nên mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc và các biểu hiện này kéo dài hàng tháng trời dù bạn đã thử mọi cách như thư giãn, tập thể dục, thay đổi phòng ngủ... thì hãy đến gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Mụn trứng cá mạn tính

Một số chấm mụn trứng cá trước và trong chu kỳ kinh nguyệt là điều bình thường. Nhưng mãi mà mụn vẫn không hết thì đó là một triệu chứng của việc rối loạn hóc môn. Hội chứng thừa androgen (hay còn được gọi là hóc môn nam giới, nhưng vẫn có cả ở nam và nữ) gây ra sự tiết dầu quá mức. Androgen cũng ảnh hưởng đến các tế bào da trong và xung quanh nang lông của bạn và cả hai điều này đều làm nghẽn lỗ chân lông và gây ra mụn trứng cá.

Trí nhớ mịt mờ

Các nhà khoa học không biết chắc chắn làm thế nào mà hóc môn lại tác động đến não bộ. Tuy nhiên, họ cho rằng sự thay đổi estrogen và progesterol có thể  sẽ khiến bạn cảm thấy đầu mình như bị phủ một lớp “sương mù” và làm cho bạn cảm thấy khó khăn hơn khi ghi nhớ mọi việc.
Một vài chuyên gia nghĩ rằng estrogen có thể  ảnh hưởng đến các chất dẫn truyền thần kinh trong não. Các vấn đề về sự tập trung và trí nhớ cũng là những điều hay gặp ở giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, nhưng rất có thể cũng liên quan đến các bệnh của các hóc môn khác như bệnh tuyến giáp chẳng hạn.
Hãy đi khám khi bạn có những dấu hiệu của việc trí nhớ không được rõ ràng, kéo dài liên tục và không có cách nào khắc phục.

Các vấn đề của bụng

Ở ruột có những tế bào cực nhỏ gọi là các receptor đáp ứng với hóc môn estrogen và progesterol. Khi lượng hóc môn này cao hơn bình thường, bạn sẽ thấy có những thay đổi trong hệ tiêu hóa rất đáng chú ý như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, bồn nôn ngày càng tồi tệ hơn trước và và trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nếu bạn vừa có vấn đề về đường tiêu hóa vừa bị mụn trứng cá và mệt mỏi thì có lễ lượng hóc môn của bạn đang ở mức cực thấp và bạn nên đi gặp bác sỹ càng sớm càng tốt.

Mệt mỏi trường diễn

Bạn luôn cảm thấy mệt? mệt mỏi là một trong những dấu hiệu thông thường nhất của việc mất cân bằng hóc môn. Thừa lượng progesterol có thể khiến bạn buồn ngủ và nếu như tuyến giáp (tuyến có hình giống con bướm ở cổ bạn) tiết ra quá ít hóc môn cũng sẽ dễ gây ra tình trạng thiếu năng lượng. Hãy đi khám khi bạn thấy mình luôn trong trạng thái mệt mỏi để xem lượng hóc môn tuyến giáp của bạn có quá thấp không.

Tâm trạng thay đổi và trầm cảm

Các nhà nghiên cứu cho rằng lượng hóc môn thay đổi quá nhanh có thể khiến cho bạn trở lên tâm trạng hơn và buồn bã hơn. Estrogen ảnh hưởng đến các chất hóa học quan trọng trong não như serotonin, dopamin, norepinephrine nhưng các hóc môn khác cũng có những ảnh hưởng tương tự đến các chất dẫn truyền thần kinh, đó cũng là một phần của câu chuyện bạn cảm thấy thế nào.

Ngon miệng và tăng cân

Bạn cảm thấy buồn bã và khó chịu thi lượng estrogen hạ thấp xuống, đó cũng là lúc bạn muốn ăn nhiều hơn. Đó có thể là lý do giả thích cho việc hóc môn liên quan đến tăng cân. Lượng estrogen thấp có thể dẫn đến những ảnh hưởng về lượng leptin hoặc gây ra những cơn đói do thay đổi hóc môn.

Đau đầu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau đầu, nhưng với một số phụ nữ thì việc tụt giảm lượng estrogen lại chính là thủ phạm gây ra đau đầu. Đó cũng là lý do hay gặp trong các trường hợp đau đầu dẫn đến ngất xỉu trước và trong chu kỳ kinh nguyệt khi nồng độ estrogen xuống thấp. Nếu những cơn đau đầu thường diễn ra cùng một thời gian ở các tháng có thể đó là dấu hiện của việc nồng độ hóc môn thay đổi.

Khô âm đạo

Chỉ thi thoảng mới diễn ra việc này nhưng nếu bạn thấy thường để ý thấy mình bị khô và khó chịu ở âm đạo thì có lẽ nồng độ hóc môn thấp là một nguyên nhân gây ra. Hóc môn giúp duy trì độ ẩm và sự thoải mái cho các mô âm đạo nên nếu mất cân bằng hóc môn sẽ gây ra giảm tiết dịch âm đạo.

Giảm ham muốn tình dục

Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng testosterol là hóc môn của nam giới nhưng có thể phụ nữ cũng sản sinh ra hóc môn đó. Lượng hóc môn testosterol thấp hơn bình thường có thể gây giảm hứng thú chuyện chăn gối hàng ngày ở nữ giới.

Những thay đổi ở ngực

Lượng estrogen thấp có thể khiến các mô vú trở lên kém săn chắc hơn và lượng hóc môn nhiều có thể làm các mô vú dầy hơn nên thậm chí có thể gây ra những khối u hoặc u nang. Hãy đi khám bác sỹ càng sớm càng tốt khi bạn nhận thấy sự thay đổi ở vú hoặc thậm chí là các triệu chứng khiến bạn phải lo lắng.
Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo webmd
Bình luận
Tin mới
  • 19/06/2025

    Cập nhật nghiên cứu về mối liên quan giữa vitamin K2 và nguy cơ thấp còi

    Nói đến phát triển chiều cao, chắc chắc phải nói đến canxi và vitamin D – những thành phần cốt lõi cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của xương. Các bằng chứng khoa học gần đây chứng minh rằng, cùng với canxi và vitamin D còn có vai trò vô cùng quan trọng của vitamin K2. Một số nghiên cứu gần đây đã cho thấy vitamin K2 có thể tác động trực tiếp đến sự tăng trưởng chiều cao của trẻ, đặt ra vấn đề cấp thiết cần cung cấp đủ K2 trong những giai đoạn vàng của sự phát triển ở trẻ nhỏ.

  • 19/06/2025

    Sử dụng D3K2 hiệu quả: Vai trò của công nghệ tiên tiến

    Vitamin D3 và K2 là hai vi chất thiết yếu giúp trẻ phát triển hệ xương chắc khỏe và tăng trưởng chiều cao tối ưu. Tuy nhiên, không phải cứ bổ sung là cơ thể sẽ hấp thu hiệu quả. Thực tế, cả vitamin D3 và K2 đều là vitamin tan trong dầu, và đặc tính này khiến chúng rất khó hấp thu qua đường tiêu hóa, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Việc bổ sung mà không có sự hỗ trợ của công nghệ có thể dẫn đến hấp thu kém, giảm hiệu quả và gây lãng phí.

  • 19/06/2025

    5 loại rau đặc biệt tốt cho gan

    Các bệnh về gan ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn cầu. Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe của gan.

  • 19/06/2025

    Làm thế nào để trung hòa tác dụng của Caffeine?

    Có thể bạn uống quá liều cà phê hay uống một ly nước tăng lực, bạn gặp dấu hiệu run rẩy, nhịp tim không đều, đau bụng và các tác dụng phụ khác của caffeine. Từ việc uống nước đến ăn chuối, hãy tìm hiểu cách thực sự hiệu quả để trung hòa tác dụng của quá nhiều caffeine.

  • 19/06/2025

    Lựa chọn vitamin D3 K2: Đừng chỉ nhìn vào nhãn, hãy xem kỹ chất lượng nguyên liệu

    Vitamin D3 (cholecalciferol) và vitamin K2 (menaquinone) là hai vi chất dinh dưỡng đóng vai trò thiết yếu trong quá trình chuyển hóa canxi và phát triển hệ xương. Trong bối cảnh trẻ em có xu hướng giảm đáng kể tiếp xúc với ánh nắng tự nhiên (nguồn tổng hợp chính của vitamin D3) và chế độ ăn uống của trẻ không đảm bảo đủ lượng vitamin K2, việc bổ sung phối hợp hai vi chất này thông qua các sản phẩm bổ sung ngày càng được quan tâm của các chuyên gia dinh dưỡng nhi khoa cũng như các bậc cha mẹ.

  • 18/06/2025

    6 cách ăn uống để hạn chế suy thận ở người trẻ

    Suy thận thường được coi là bệnh của người lớn tuổi nhưng thực tế, các yếu tố nguy cơ và thói quen ăn uống không lành mạnh ở một bộ phận người trẻ có thể âm thầm dẫn đến suy thận.

  • 18/06/2025

    Tiêm chủng vaccine có thật sự cần thiết?

    Trong suốt lịch sử y học, tiêm chủng được coi là một trong những phát minh quan trọng nhất, mang lại khả năng phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn tồn tại không ít lo ngại và hiểu lầm về quy trình và tác dụng của việc tiêm vaccine.

  • 18/06/2025

    Bổ sung vitamin D3 từ nguồn nào tốt?

    Vitamin D3 (cholecalciferol) là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu, có vai trò trung tâm trong quá trình khoáng hóa xương, chuyển hóa canxi–phospho, hỗ trợ hệ miễn dịch, điều hòa nội tiết và góp phần phòng ngừa nhiều bệnh mạn tính. Các thụ thể vitamin D được tìm thấy ở hầu hết các mô trong cơ thể, cho thấy phạm vi ảnh hưởng sinh học rất rộng của vitamin D(1).

Xem thêm