Tuổi tác
Theo thống kê có khoảng 20-25% người cao tuổi bị mắc chứng bệnh khô miệng. Ở người cao tuổi, lượng nước bọt tiết ra ngày càng ít dần, người bệnh khó nhai, khó nuốt thức ăn khô. Các rối loạn do khô miệng nặng dần theo lứa tuổi, nước bọt quánh đặc, ít hơn, niêm mạc miệng trở nên đỏ, khô, lưỡi bóng, gây đau đớn khi ăn. Tình trạng khô miệng khiến người bệnh phải uống nước liên tục trong ngày, nhấp nước khi nói, thậm chí thức giấc chỉ để uống. Khô miệng ở người cao tuổi sẽ gây hậu quả là suy dinh dưỡng, mất ngủ ban đêm, tăng suy nhược cơ thể.
Ngạt mũi là một trong những nguyên nhân thường gặp gây khô miệng. Điều này bắt nguồn từ thành vách ngăn mũi bị lệch hoặc do không khí lạnh, do viêm nhiễm đường hô hấp dẫn đến tình trạng chất nhầy đóng trong mũi quá nhiều, làm nghẽn đường lưu thông của không khí vào cơ thể mũi dẫn đến bị khô miệng.
Thuốc
Có rất nhiều loại thuốc dẫn đến khô miệng, theo thống kê có khoảng 400 loại thuốc thường dùng có thể gây ra khô miệng, như các thuốc chống tăng huyết áp, trầm cảm, thuốc giảm đau, an thần, lợi tiểu, kháng histamine. Các thuốc có hoạt tính anticholinergic thường gây khô miệng do ức chế hoạt động của thần kinh bài tiết. Thuốc điều trị chứng mất ngủ, cũng có khi làm cơ thể bị mất nước và khiến bạn có cảm giác miệng bị khô nẻ vào buổi sáng.
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây khô miệng như: Uống quá nhiều rượu vào buổi tối cũng có thể khiến cơ thể bị mất nước và gây nên cảm giác khô nẻ ở miệng vào buổi sang; tư thế nằm ngủ; thở bằng miệng khi ngủ; Một số bệnh lý như bệnh Parkinson, tai biến mạch máu não, bệnh Alzheimer, trầm cảm, … có thể là lý do dẫn đến chứng khô miệng.
Làm gì để phòng tránh?
Nếu khô miệng do tuổi tác, có thể phòng tránh chứng khô miệng bằng cách giữ vệ sinh răng miệng: Dùng kem đánh răng có chứa fluoride, súc miệng nước muối nhiều lần trong ngày. Uống nước thường xuyên để giữ ẩm miệng.
Nếu khô miệng do dùng thuốc cần trao đổi với bác sĩ để được tư vấn cách hạn chế tác dụng phụ của thuốc.
Nếu khô miệng do mắc một số bệnh lý đòi hỏi người bệnh cần phải thay đổi lối sống và đến bác sĩ khám thường xuyên để áp dụng liệu pháp điều trị chuyên biệt.
Ngoài ra cần tránh các tác nhân gây khô miệng: Các nước uống và thực phẩm có hàm lượng đường cao; không uống rượu, không hút thuốc.
Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.
Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.
Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!
Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.
Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.
Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.
Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.