Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần gây ra thay đổi tâm trạng thất thường

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần, nó gây ra thay đổi tâm trạng thất thường. Tình trạng đó cũng được gọi là bệnh hưng trầm cảm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nam và nữ.

Phân loại rối loạn lưỡng cực

Có một số loại khác nhau của rối loạn lưỡng cực. Phân loại rối loạn lưỡng cực phụ thuộc vào thời gian nhanh hay chậm chuyển từ cảm xúc hưng trầm cảm về cảm xúc ban đầu và ngược lại, cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Một số dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực

Trong một khoảng thời gian nhất định, người bị mắc bệnh cảm thấy rất vui, tràn đầy năng lượng và có thể làm mọi việc. Người đó có thể không muốn nghỉ ngơi trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “hưng cảm”. Trong một khoảng thời gian khác, người mắc bệnh lại cảm thấy rất buồn và thất vọng. Người đó không muốn làm mọi việc trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “trầm cảm”. Người bị mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có thể nhanh chóng chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang trầm cảm và ngược lại.

Một số dấu hiệu khác của cảm xúc “hưng cảm”:

  • Cảm thấy rất hưng phấn
  • Suy nghĩ và nói rất nhanh mà người khác không theo kịp suy nghĩ của bạn
  • Không cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi
  • Cảm thấy mình rất mạnh mẽ và quan trọng
  • Gặp rắc rối trong những việc đòi hỏi sự tập trung
  • Dành quá nhiều tiền cho một chuyện không đáng
  • Nghiện rượu và thuốc
  • Quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ thai nhi hoặc bệnh

Một số dấu hiệu khác của cảm xúc “trầm cảm”:

  • Không có hứng thú với mọi thứ mà bạn từng thích, bao gồm cả việc quan hệ
  • Cảm thấy buồn hoặc tê cóng
  • Rất dễ mặc cảm và khóc dù không có lí do gì
  • Cảm giác chậm chạp, không ngủ được hoặc cáu gắt
  • Cảm thấy tồi tệ hoặc tội lỗi
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng ngoài ý muốn
  • Khó nhớ lại mọi thứ, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Đau đầu, đau lưng hoặc rối loạn chuyển hóa
  • Khó ngủ hoặc muốn ngủ mọi lúc mọi nơi
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Nghĩ đến cái chết và tự tử

Nguyên nhân gây nên rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực bị gây nên do mất cân bằng hóa học trong não. Ở một số trường hợp, bệnh có tính chất gia đình. Nếu bạn có bố mẹ bị bệnh rối loạn lưỡng cực, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh.

Bệnh rối loạn chuyển hóa lưỡng cực được điều trị như thế nào?

Bác sĩ gia đình có thể điều trị rối loạn lưỡng cực. Bác sĩ có thể cũng muốn bạn gặp tới bác sĩ tâm lí. Bạn và bác sĩ nên làm việc cùng nhau để kiểm soát sự thay đổi tâm trạng của bạn và chắc chắn rằng bạn vẫn đang ở trạng thái an toàn.

Rối loạn lưỡng cực được điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự thay đổi cảm xúc. Chất ổn định cảm xúc trong thuốc được sử dụng để cân bằng cảm xúc khi chúng lên cao hoặc xuống thấp. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm như mệt mỏi, chán nản,... Bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác nếu cần thiết. Các thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực không có tác dụng ngay tức thì, nhưng bạn có thể bắt đầu thấy sự ổn định về cảm xúc sau một vài tuần. Hãy chắc chắn rằng bạn mua đúng loại thuốc bác sĩ kê.

Các buổi tư vấn cùng bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tâm lí có thể giúp bạn giải tỏa các vấn đề về căng thẳng, vấn đề gia đình và các mối quan hệ. Việc tư vấn là rất quan trọng nếu bạn đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.

Một vài bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực không muốn điều trị. Thông thường, họ không nhận ra ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống của họ và những người xung quanh. Ngoài ra, họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hiệu quả trong mọi việc khi ở trạng thái “hưng cảm” và không hề muốn thoát ra khỏi trạng thái đó.

Những điều người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có thể làm để khiến bản thân tốt hơn

  • Chia sẻ cho bác sĩ mọi triệu chứng, tiểu sử sức khỏe của bạn và gia đình. Nhiều người mắc bệnh vẫn mặc cảm khi nói về quá khứ của bản thân và gia đình. Điều đó làm cho việc chẩn đoán không chính xác. Chẩn đoán chính xác giúp bệnh nhân có được hướng điều trị đúng đắn.
  • Tìm hiểu về bệnh và nói chuyện với gia đình. Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn các nguồn thông tin uy tín.
  • Tạo cho bạn một thói quen đều đặn. Đi ngủ và thức dậy ở cùng một giờ. Tạo một chế độ ăn uống khỏe mạnh và luyện tập thể thao đều đặn cũng vô cùng quan trọng.
  • Bạn nên uống thuốc đều đặn hàng ngày, không dừng đột ngột ngay cả khi đã cảm thấy khá hơn. Sử dụng thuốc và điều trị có thể tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hãy cố gắng kiên nhẫn và tập trung vào mục tiêu của mình.
  • Tránh các chất chứa caffein, thuốc cảm cúm, thuốc dị ứng và thuốc giảm đau. Hỏi bác sĩ của bạn trước khi bạn uống rượu hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
  • Cố gắng tránh xa các yếu tố gây căng thẳng.
  • Tìm hiểu về các dấu hiệu sớm của bệnh. Nói với bác sĩ khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ. Bạn và gia đình có thể chia sẻ thông tin và kinh nghiệm tại đây.
Bình luận
Tin mới
  • 06/12/2023

    Testosterone: Mọi điều bạn cần biết

    Khám phá tầm quan trọng của testosterone đối với sức khỏe nam giới và vai trò của nó trong việc điều chỉnh các chức năng cơ thể khác nhau sau tuổi dậy thì.

  • 05/12/2023

    7 "bí quyết" trẻ lâu của phụ nữ Indonesia

    Các phương pháp giúp trẻ lâu hiệu quả này có nguồn gốc và quy trình cổ xưa đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ của phụ nữ Indonesia.

  • 05/12/2023

    Muốn bé khỏe và thông minh, hãy bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng

    Vi chất dinh dưỡng có vai trò thiết yếu trong sản xuất năng lượng, tham gia hoạt động của nhiều cơ quan và tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Vì vậy, bổ sung thực phẩm giàu vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng cho sức khỏe, sự phát triển và trí thông minh của trẻ.

  • 05/12/2023

    Nên uống trà gì tốt cho sức khỏe?

    Các loại trà tăng cường miễn dịch có chứa các đặc tính có lợi giúp bảo vệ bạn tránh khỏi bệnh nhiễm khuẩn như cảm lạnh, cảm cúm.

  • 05/12/2023

    Viêm amidan mạn tính

    Viêm amidan là một bệnh nhiễm trùng, thường kéo dài khoảng 1 tuần. Nếu tình trạng bệnh kéo dài hơn 14 ngày thì được coi là viêm amidan mạn tính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin xoay quanh căn bệnh này.

  • 04/12/2023

    7 loại trái cây và rau quả ngừa cảm cúm, tăng cường sức khỏe trong mùa lạnh

    Người có miễn dịch kém rất dễ mắc cảm cúm, cảm lạnh, đặc biệt trong mùa lạnh. Thường xuyên ăn một số loại trái cây, rau củ này sẽ giúp tăng cường sức khỏe ngừa bệnh cúm và cảm lạnh.

  • 04/12/2023

    Dùng đúng cách men vi sinh và men tiêu hóa

    Hiện nay, còn khá nhiều người nhầm men vi sinh và men tiêu hóa là cùng một loại. Nhưng đây là hai chế phẩm hoàn toàn khác nhau và cách sử dụng cũng khác nhau. Nếu nhầm lẫn giữa hai loại men này và sử dụng không đúng cách có thể gây tác dụng ngược, làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá.

  • 04/12/2023

    Chuyên gia phân tích về lợi ích sức khỏe của trái cây so với nước ép trái cây

    Trái cây rất ngon, tươi mát và chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn nên ăn trái cây trực tiếp hay uống dưới dạng nước ép sẽ tốt hơn.

Xem thêm