Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những điều cần biết về bệnh nấm da

Bệnh nấm da là một bệnh nhiễm trùng da do nấm. Các vùng thường bị nấm da nhiều nhất là các vùng như bàn chân, háng, da đầu và dưới ngực. Bệnh nấm da có thể lây từ da người này qua da người khác qua tiếp xúc trực tiếp hoặc lây truyền gián tiếp qua khăn tắm, quần áo và nền đất.

Tất cả các loại nấm cần môi trường ấm và ẩm để phát triển, nấm da cũng không phải ngoại lệ. Đây là lý do vì sao những vùng hay ra mồ hôi của cơ thể sẽ dễ nhiễm nấm da nhất. Phòng tắm công cộng và các tủ đựng đồ là những nơi điển hình để nấm lan truyền.

Biện pháp điều trị bao gồm sử dụng thuốc chống nấm, thuốc chống mồ hôi và giữ gìn vệ sinh cá nhân.

Các loại nấm da

Bệnh nấm da thường có những cái tên cụ thể, phụ thuộc vào vùng mà chúng gây nhiễm trùng. Những dạng nấm da điển hình nhất bao gồm:

  • Nấm kẽ ngón chân
  • Nấm da đùi
  • Nấm da đầu
  • Nám toàn thân
  • Nấm móng - móng tay và móng chân

Triệu chứng của nấm da

Những triệu chứng bao gồm:

  • Ngứa ngáy và cảm giác ngứa râm ran.
  • Vảy đỏ có hình tròn hoặc hình khuyên.
  • Nứt, rách hoặc bong chóc ở kẻ ngón chân.
  • Phồng rộp.
  • Mảng màu vàng hoặc trắng ở móng tay hoặc chân.
  • Những khoảng hói trên da đầu.

Làm thế nào để phòng chống nhiễm nấm

Quá nóng và đổ mồ hôi sẽ góp phần làm nấm phát triển. Những gợi ý để phòng chống nhiễm nấm bao gồm:

  • Sau khi tắm rửa, lau khô da, đặc biệt là giữa các ngón chân và giữa những nếp gấp của da.
  • Để da tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt.
  • Sử dụng tất có chất liệu cotton thay vì sợi tổng hợp.
  • Sử dụng thuốc chống mồ hôi để kiểm soát việc ra mồ hôi quá mức.

Điều trị nấm da

Kem chống nấm sẽ điều trị tốt nhiễm trùng do nấm da. Một số nhiễm trùng khó điều trị hơn và cần sử dụng thuốc chống nấm dưới dạng viên nén.

Phòng chống sự lan truyền của nấm da

Điều quan trọng mà chúng ta cần phải nhớ là nấm da có thể lây lan được. Một số sợi ý để phòng chống sự lây lan của nấm da đến mọi người bao gồm:

  • Điều trị nấm bằng cách sử dụng kem chống nấm.
  • Rửa tay sau khi chạm vào những vùng nhiễm nấm.
  • Không sử dụng chung khăn tắm.
  • Không đi chân đất nếu bạn nhiễm nấm bàn chân.
  • Vệ sinh phòng tắm, bồn tắm, sàn phòng tắm sau khi sử dụng.

Những điều cần nhớ

  • Nấm da là một căn nhiễm trùng da do nấm có khả năng lây truyền cao.
  • Nấm phát triển nhanh chóng trong môi trường nóng và ẩm. Nhiễm nấm ở bàn chân và háng rất phổ biến.
  • Vệ sinh cá nhân tốt là cách để phòng chống nhiễm nấm trở lại.
Theo Better Health Channel
Bình luận
Tin mới
  • 16/01/2025

    Chế độ ăn cho người mắc hội chứng urê huyết tán huyết

    Một chế độ ăn uống được kiểm soát cẩn thận có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống và làm chậm tiến triển của người bị hội chứng urê huyết tán huyết.

  • 16/01/2025

    Phân biệt nấm móng và vẩy nến móng tay

    Nấm móng và bệnh vẩy nến móng là hai tình trạng ảnh hưởng đến móng. Chúng có các triệu chứng tương tự nhau và bạn có thể bị cả nấm móng và vẩy nến móng tay cùng một lúc. Tuy nhiên, hai bệnh là khác nhau và có các phương pháp điều trị riêng biệt.

  • 15/01/2025

    VIAM Clinic Tri ân Bạn cũ - Món quà sức khỏe, Tết thêm vui

    Từ ngày 1/1 - 28/2/2025 Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng VIAM - thuộc Viện Y học ứng dụng Việt Nam triển khai chương trình tri ân: khám dinh dưỡng miễn phí.

  • 15/01/2025

    Ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

    Nhiều người ăn cà chua hàng ngày vì sở thích và mong muốn nhận được lợi ích sức khỏe từ loại thực phẩm bổ dưỡng này. Vậy ăn cà chua mỗi ngày có tốt không?

  • 15/01/2025

    Đón năm mới khỏe mạnh cùng thói quen chăm sóc sức khỏe từ chuyên gia

    Năm mới đến gần là thời điểm lý tưởng để chúng ta đặt ra những mục tiêu mới cho bản thân. Bên cạnh những kế hoạch về công việc, tài chính, đừng quên dành sự quan tâm đặc biệt cho sức khỏe của bản thân và gia đình.

  • 14/01/2025

    Chế độ ăn khi bị nhiễm giun tóc

    Chế độ ăn uống có thể tạo ra khả năng miễn dịch bảo vệ, hỗ trợ phương pháp điều trị cho người mắc bệnh nhiễm ký sinh trùng đường ruột, trong đó có giun tóc.

  • 14/01/2025

    Bệnh tim mạch mùa lạnh ở người cao tuổi: Nhận biết sớm và phòng tránh

    Người cao tuổi thường dễ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là trong thời tiết lạnh giá. Nhiệt độ xuống thấp khiến cơ thể phải làm việc nhiều hơn để duy trì thân nhiệt, gây áp lực lên hệ tim mạch. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu và áp dụng các biện pháp phòng tránh là vô cùng quan trọng để bảo vệ sức khỏe tim mạch cho người cao tuổi trong mùa lạnh.

  • 14/01/2025

    Chênh lệch nhiệt độ ngày và đêm: Những điều cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe

    Thời tiết hanh khô những ngay với sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể giữa ngày và đêm. Ban ngày nắng ấm, chiều tối se lạnh, sáng sớm lại trở nên rét buốt. Sự thay đổi này khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi, sức đề kháng suy giảm, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, thậm chí là đột quỵ. Trẻ em và người lớn tuổi lại càng có nguy cơ cao hơn nên cần được quan tâm đặc biệt. Vậy chúng ta nên làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày này?

Xem thêm