Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

8 câu hỏi thường gặp về chu kì kinh nguyệt

Đừng để chu kì kinh nguyệt làm phiền phong cách sống của bạn mỗi tháng. Một khi bạn biết được những câu trả lời dưới đây, bạn sẽ có thể làm chủ chu kì của mình.

1: Trạng thái buồn rầu, ủ rũ có bình thường không?

Bạn có từng cảm thấy bực bội ngay trước kì kinh hay khóc khi xem bộ phim Chạng vạng không biết lần thứ bao nhiêu? Thay đổi tâm trạng xảy ra ở hầu hết các phụ nữ và thường ở xung quanh chu kì kinh nguyệt.

Sự thay đổi hóc-môn cũng có thể gây đau đầu, mệt mỏi, chướng bụng, trứng cá, căng tức ngực và cảm giác thèm ăn. Đây là các triệu chứng của hội chứng tiền kinh. Hầu hết các phụ nữ nhưng không phải là tất cả đều có các triệu chứng tiền kinh. Các triệu chứng này thường nhẹ. Nhưng nếu bạn thấy khó chịu quá nhiều, bạn nên đến gặp bác sĩ.

2: Mức độ đau bụng kinh như thế nào là bình thường?

Là bình thường nếu như bạn chỉ bị đau bụng mức độ nhẹ khi đến ngày nhưng hãy đến gặp bác sĩ nếu nó thực sự tồi tệ.

Nhiều phụ nữ bị đau bụng một vài ngày đầu chu kì kinh nguyệt. Bạn cảm thấy các cơ bị đau ở vùng dưới rốn hoặc vùng thắt lưng.

Tình trạng này là tác dụng không mong muốn của hóc-môn prostaglandin.

Đau bụng mức độ nhẹ không cần phải lo lắng nhưng nếu bạn bị đau nhiều, bạn nên đi khám. Bác sĩ có thể điều trị đau bụng kinh nếu như nó có nguyên nhân thực thể.

3: Tôi có bị ra máu quá nhiều không?

Để biết được lượng máu của bạn có phải quá nhiều hay không, hãy đếm số lượng băng vệ sinh mà bạn phải dùng. Trên 10 cái mỗi ngày là quá nhiều. Ướt đẫm băng vệ sinh mỗi giờ và trong vòng 7 giờ liên tục có thể là vấn đề. Cũng đáng lưu ý nếu chu kì của bạn kéo dài hơn 7 ngày.

Hãy đến khám bác sĩ phụ khoa nếu bạn bị ra máu quá nhiều.

Dường như bạn thay băng vệ sinh nhiều lần chứ tổng lượng máu mất đi không nhiều như bạn nghĩ. Bình thường, một người phụ nữ sẽ mất khoảng 2 thìa canh máu mỗi chu kì kinh nguyệt.

Lượng máu có thể ra ít trong ngày đầu tiên và nhiều hơn trong ngày thứ 2. Sau đó sẽ hết khi chu kì của bạn kết thúc.

4: Máu kinh có thể không phải là màu đỏ không?

Màu sắc của máu trong chu kì kinh của bạn có thể trải rộng từ màu đỏ cho đến nâu sẫm. Nó có thể gần như có màu đen ở cuối chu kì. Màu sẫm cho thấy máu đã tồn đọng và không được thoát ra ngoài nhanh chóng. Điều đó là bình thường.

5: Những máu cục mà tôi nhìn thấy là gì?

Bạn có thể bị ra máu cục trong chu kì, nó hầu hết là bình thường và vô hại. Bạn hay nhìn thấy nó vào ngày ra máu nhiều nhất.

Nếu bạn nhìn thấy máu cục nhiều hơn bình thường hoặc nó có kích thước lớn hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Nó có thể là dấu hiệu của hiện tượng sảy thai, u xơ tử cung hoặc thay đổi hóc-môn.

6: Tại sao tôi cũng bị rối loạn tiêu hóa?

Đây là một tác dụng phụ khác của hóc-môn prostagladin. Nó khiến cho các cơ của ruột bị co rút, làm tăng nhu động ruột. Đó là lí do tại sao bạn có thể bị tiêu chảy hoặc đau bụng trong chu kì.

7: Những dấu hiệu báo trước chu kì của tôi là gì?

Chắc hẳn sẽ rất tuyệt nếu như bạn biết chính xác khi nào mình đến chu kì. Nhưng nó tùy thuộc vào thời điểm rụng trứng. Nếu bạn không rụng trứng hàng tháng (hoặc đôi khi xuất hiện tình trạng này) thì bạn sẽ không có chu kì đều đặn.

Nó khá phức tạp với hầu hết phụ nữ để xác định ngày đầu tiên của chu kì, ngoại trừ những người uống thuốc tránh thai vì nó điều hòa chu kì kinh nguyệt.

Nhiều phụ nữ có chu kì khoảng 28 ngày. Chu kì bình thường kéo dài từ 25-35 ngày. Để xác định chu kì của bạn, hãy tính từ ngày đầu tiên ra máu lần này cho đến ngày đầu của chu kì tiếp theo.

Bạn có thể không có chu kì giống như vậy vào tháng tới. Vì vậy bạn nên chuẩn bị sẵn sàng vì chu kì có thể đến sớm hơn bạn mong đợi một chút.

8: Tại sao tôi lại bị chậm kinh?

Nếu bạn đã quan hệ tình dục thì điều đầu tiên bạn nên nghĩ tới là bạn có thai. Bên cạnh đó, nó có thể là do sự thay đổi hóc-môn.

Hãy đến gặp bác sĩ nếu:

  • Test thử thai âm tính và bạn vẫn bị chậm kinh.
  • Chu kì của bạn đang đều đặn nhưng giờ nó lại không đến đúng ngày.
Bình luận
Tin mới
  • 25/04/2024

    Cẩn trọng với thói quen bóc da môi

    Bóc da môi là một thói quen không lành mạnh phổ biến ở nhiều người. Dù là vô tình hay hữu ý, nó có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự khỏe đẹp của đôi môi.

  • 25/04/2024

    Tập thể dục khi mang thai

    Duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên trong suốt thai kỳ có thể giúp bạn khỏe mạnh và cảm thấy tốt nhất. Tập thể dục cũng có thể cải thiện tư thế của bạn và giảm một số khó chịu thường gặp như đau lưng và mệt mỏi. Một số bằng chứng cho thấy tập thể dục có thể ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ (bệnh tiểu đường phát triển trong thai kỳ), giảm căng thẳng và tăng cường sức chịu đựng cần thiết cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.

  • 24/04/2024

    Ngủ không quá 5 giờ mỗi đêm khiến da chảy xệ và nhiều nếp nhăn gấp đôi

    Thiếu ngủ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da. Nghiên cứu cho thấy người ngủ không đủ giấc làm tăng gấp đôi nếp nhăn và sự chảy xệ da so với người có giấc ngủ chất lượng.

  • 24/04/2024

    Mẹo chăm sóc da dầu mùa Hè

    Nhiệt độ cao kết hợp với ánh nắng khiến tuyến bã nhờn trên da hoạt động mạnh mẽ, da đổ nhiều dầu và dễ nổi mụn. Một vài mẹo chăm sóc da dưới đây giúp bạn kiểm soát dầu nhờn trên da.

  • 24/04/2024

    Nỗi lo an toàn thực phẩm mùa nắng nóng

    Thời tiết nắng nóng càng làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm. Cùng với sự quản lý của cơ quan chức năng, người dân cần nâng cao ý thức trách nhiệm, bởi nếu xuê xoa với bất kỳ vi phạm an toàn thực phẩm dù là nhỏ cũng gây hậu quả khôn lường.

  • 24/04/2024

    Tránh ăn gì khi bị viêm kết mạc để nhanh khỏi?

    Tuy chế độ ăn không giúp chữa khỏi viêm kết mạc (đau mắt đỏ) nhưng việc hạn chế ăn một số loại thực phẩm, đồ uống có thể giúp giảm bớt các triệu chứng và thúc đẩy quá trình phục hồi nhanh hơn.

  • 24/04/2024

    Triệu chứng của ung thư buồng trứng

    Hiện nay, ngày càng nhiều phụ nữ bị mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng, vậy triệu chứng của bệnh là gì, hãy cũng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

  • 23/04/2024

    Các phương pháp giảm đau nửa đầu mạn tính

    Chứng đau nửa đầu mạn tính có thể phòng ngừa và được điều trị một cách triệt để. Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc và cũng như các phương pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm các cơn đau nửa đầu mạn tính.

Xem thêm