Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân gây chậm kinh mà ít chị em để ý

Những ngày “đèn đỏ” đến muộn (chậm kinh) khiến cho chị em vô cùng lo lắng. Nhưng hầu hết chị em phụ nữ đều không thể lý giải được điều đó là tại sao? Và nguyên nhân từ đâu mà những ngày kinh nguyệt “ghé thăm” gần đây muộn hơn thường lệ.

Chị em phụ nữ mỗi tháng đều có 3-5 ngày hành kinh, những ngày này chị em sẽ phải chịu đựng những cơn đau bụng kinh, cơ thể mệt mỏi và khó chịu. Ai cũng sẽ phải trải qua những ngày thế này trong mỗi tháng và đến những tháng tiếp theo nó lại lặp lại như một chu kỳ. Sự xuất hiện kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt đều là những sinh lý hết sức bình thường trong cơ thể phụ nữ tuổi sinh sản

Bất cứ độ tuổi nào cũng có thể bị chứng chậm kinh nguyệt tuy nhiên thường gặp nhất là ở những người trong độ tuổi mới lớn và kinh nguyệt chưa ổn định. Trừ những trường hợp trong tuổi dậy thì và tuổi tiền mãn kinh thì mọi trường hợp bị chậm kinh khác đều là nguy cơ của tình trạng rối loạn kinh nguyệt do bệnh lý.
Nguyên nhân chậm kinh nguyệt có rất nhiều, chế độ sinh hoạt không điều độ, đầu óc thường xuyên căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân chậm kinh. Chị em phụ nữ có rất nhiều người bị mắc chứng chậm kinh nguyệt, mỗi người một nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu từ các nguyên nhân dưới đây.

1. Stress

Áp lực công việc, căng thẳng trong cuộc sống, yếu tố tâm lý, thay đổi môi trường… làm giảm hàm lượng hoóc-môn GnRH, giảm khả năng rụng trứng, phóng noãn, là nguyên nhân chậm kinh, mất kinh ở chị em.

2. Tác dụng phụ của thuốc

Sử dụng thuốc tránh thai có mối liên hệ mật thiết, ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt. Hiểu đơn giản là ngăn trứng rụng trong giai đoạn này và vì thế kinh nguyệt không xuất hiện. Lưu ý nếu dùng quá nhiều thuốc tránh thai (đặc biệt là thuốc tránh thai khẩn cấp) sẽ dễ bị rối loạn chu kỳ kinh và tiềm ẩn nguy cơ vô sinh rất lớn.

3. Vận động quá sức

Thể dục điều độ sẽ cho nữ giới 1 có thể nở nang, tuy nhiên tập luyện quá sức hormone eptin báo cho não biết tỷ lệ mỡ của cơ thể và tỷ lệ này quyết định khá nhiều tới kinh nguyệt.

4. Phẫu thuật

Phẫu thuật có thể gây dính cổ tử cung, ứ huyết bên trong, là nguyên nhân chậm kinh. Nếu bệnh mạn tính không được điều trị kịp thời cũng tiềm ẩn nguy cơ làm ‘biến mất’ chu kì kinh nguyệt, đặc biệt là bệnh đường ruột.

5. Mang thai

Đây là một trong những nguyên nhân chậm kinh thường gặp nhất. Nếu chậm kinh tới 7 ngày hoặc hơn thì việc đầu tiên nên làm là thử nước tiểu. Nếu xuất hiện thêm các triệu chứng như đau ngực, buồn nôn… thì khả năng mang thai càng cao.

6. Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

PCOS là sự mất cân bằng nội tiết tố, thường đi kèm với mất kinh, béo phì hoặc chảy máu tử cung. Việc thay đổi hàm lượng estrogen, progesteron, testosteron gây hạn chế rụng trứng, không tạo được phóng noãn và kinh nguyệt. Các triệu chứng khác của PCOS có thể là vô sinh, khó giảm cân, rậm lông ở mặt và ngực…

7. Tuyến giáp hoạt động bất thường

Tuyến giáp trên cơ thể phụ nữ hoạt động kém làm thay đổi nồng độ hormone cũng là 1 trong những nguyên nhân gây chậm kinh.

8. Thừa cân hoặc thiếu cân

Người quá gầy thường dễ ngưng sản xuất nội tiết tố estrogen và phóng noãn. Nếu cơ thể không đủ chất béo có thể dẫn đến hiện tượng vô kinh. Tuy nhiên, nếu tăng cân quá nhiều cũng  ảnh hưởng đến lượng hoóc-môn, làm thay đổi chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Do đó, duy trì cân nặng hợp lí là giải pháp hữu hiệu trong phòng ngừa biến chứng do rối loạn kinh nguyệt gây ra.

Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm