Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những sự thật bất ngờ về testosterone

Khi bạn nghe đến “testosterone” bạn sẽ nghĩ đến điều gì? Bạn sẽ nghĩ đến những chàng trai có cơ bắp lực lưỡng?

Trong khi testosterone thực sự góp phần hình thành cơ bắp, loại hoocmôn này còn góp phần tạo ra các hành vi hung hăng quá khích. Và còn một vài sự thật nữa về loại hoocmôn này sẽ được tiết lộ ngay sau đây.

Không chỉ có ở nam giới

Trong khi chúng ta thường nghĩ testosterone liên quan đến nam giới, nhưng trên thực tế, phụ nữ cũng có testosterone. Một phụ nữ khỏe mạnh có thể sản xuất khoảng 300 microgram testosterone một ngày.

Testosterone đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản. Nó kích thích ham muốn, làm ham muốn dâng cao và làm tăng khoái cảm tình dục. Testosterone cũng giúp phụ nữ đảm bảo mật độ xương, giúp cơ săn chắc và có đủ năng lượng.

Phụ nữ có nồng độ testosterone thấp sẽ suy giảm ham muốn tình dục, thường xuyên mệt mỏi và cảm thấy không hạnh phúc.

Nồng độ testosterone thấp

Nồng độ testosterone thấp là một vấn đề đối với nam giới. Tại Mỹ, năm 2009, có khoảng 5 triệu nam giới có nồng độ testosterone thấp. Nồng độ testosterone thấp được định nghĩa là dưới 300 nanogram/dL

Nguyên nhân của nồng độ testosterone thấp là gì? Khi nam giớii bước vào quá trình lão hóa, cơ thể họ sẽ giảm sản xuất testosterone một cách tự nhiên. Nhưng, trong một số bệnh lý nhất định, việc điều trị thuốc, gặp các bất thường về gen, hoặc thay đổi lối sống cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone. Nam giới có nồng độ testosterone thấp sẽ giảm ham muốn tình dục, rối loạn cương dương, xương yếu và có các vấn đề sức khỏe khác.

Bị tiểu đường? Hãy kiểm tra nồng độ testosterone

Nam giới bị tiểu đường rất dễ bị nồng độ testosterone thấp. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Mỹ, nam giới bị tiểu đường type 2 có nguy cơ bị nồng độ testosterone thấp tăng gấp đôi so với nam giới không bị tiểu đường.

Tại sao? Nồng độ testosterone thấp thường có liên quan đến việc kháng insulin. Kháng insulin nghĩa là cơ thể bạn dùng insulin kém hiệu quả hơn, gây ra tăng đường huyết và mỡ máu, dẫn đến tiểu đường. Nếu bạn bị tiểu đường, kiểm soát lượng testosterone là vô cùng cần thiết.

Nhiệm vụ chính của testosterone là gì?

Chúng ta đều biết rằng, testosterone giúp hình thành cơ và làm tăng ham muốn tình dục. Tuy nhiên, bạn có biết rằng, testosterone cũng rât tốt cho máu?

Chính xác, hoocmôn này đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo hồng cầu. Nếu nồng độ testosterone của bạn thấp, cơ thể bạn sẽ không thể sản xuất đủ tế bào hồng cầu. Điều này có thể dẫn đến việc giảm năng lượng nghiêm trọng.

Testosterone và mật độ xương

Ngoài việc tạo cơ và tạo hồng cầu, testosterone còn giúp đảm bảo mật độ vững chắc của xương. Nếu nồng độ testosterone của bạn suy giảm, xương bạn sẽ trở nên yếu hơn. Bác sỹ có thể sẽ yêu cầu bạn làm kiểm tra mật độ xương để xem xem bạn liệu có bị suy giảm lượng testosterone hay không.

Bởi vì testosterone góp phần đảm bảo sự vững chắc của xương, nên nam giới có nồng độ testosterone thấp sẽ dễ bị loãng xương. Tình trạng này thường được điều trị bằng liệu pháp thay thế hoocmôn, để ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình mất xương.

Sức khỏe tinh thần và testosterone

Tất cả vai trò trên là chưa đủ, testosterone còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sức khỏe tinh thần. Testosterone giúp duy trì năng lượng và cảm giác khỏe mạnh, hạnh phúc.

Những người có nồng độ testosterone thấp thường cảm thấy ủ rũ, thiếu năng lượng và thấy không được khỏe.

Trên thực tế, các nghiên cứu đã cho thấy, liệu pháp thay thế hoocmôn testosterone đã có tác dụng cải thiện tâm trạng ở nam giới có nồng độ testosterone thấp. Nam giới được điều trị bổ sung testosterone sẽ giảm cáu giận, giảm buồn bã, giảm mệt mỏi lo lắng cũng như tăng thêm năng lượng và sự thân thiện.

Testosterone dùng để chữa bệnh

Với tất cả những tác dụng ở trên, việc dùng testosterone để điều trị bệnh là không có gì ngạc nhiên. Ví dụ, testosterone tổng hợp được dùng để:

  • Điều trị suy tinh hoàn
  • Ức chế tiết sữa
  • Điều trị một số loại ung thư vú nhất định

Các bác sỹ cũng sử dụng liệu pháp thay thế hoocmôn để điều trị cho nam giới có nồng độ testosterone thấp. Bệnh nhân có thể nhận hoocmôn thông qua việc tiêm bắp testosterone, miếng dán có chứa testosterone, gel testosterone hoặc kẹo cao su chứa testosterone.

Quá nhiều testosterone?

Quá nhiều testosterone cũng là một vấn đề đáng lo ngại. Nồng độ testosterone cao trên 1.200 nanogram/dL có thể dẫn đến:

  • Kháng androgen: đây là tình trạng một người có gen là nam giới nhưng lại phát triển các đặc điểm của giới nữ
  • Tăng sản thượng thận bẩm sinh: tình trạng các đặc điểm của nam giới xuất hiện quá sớm hoặc không thích hợp
  • Ung thư buồng trứng
  • Ung thư tinh hoàn

Nồng độ testosterone cao cũng liên quan đến việc gia tăng cảm xúc tiêu cực như thái độ hung hãn và tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Làm thế nào để biết suy giảm testosteron

PGS.TS. Nguyễn Xuân Ninh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Bình luận
Tin mới
  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

  • 29/03/2025

    Tại sao bạn bị đau bụng khi chạy?

    Các vấn đề dạ dày khi chạy bộ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây khó chịu cho người chạy. Bạn có thể gặp tình trạng co thắt, đau bụng dẫn đến tiêu chảy trong khi chạy.

Xem thêm