Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Mơ hồ về Detox

Các thông tin và bài viết tràn ngập trên mạng, các trang web của các health coach thúc giục chúng ta hãy mau chóng thải độc cơ thể. Nhưng thải độc thực sự là như thế nào?

Thực ra thải độc là phương thức không hề xa lạ. Hàng ngàn năm nay, con người đã cố gắng tìm cách loại bỏ những độc tố tích tụ trong cơ thể. Từ xa xưa các cụ nhà ta đã từng có những nghi thức làm sạch và thanh lọc cơ thể như xông hơi bằng tinh dầu hay các loại lá, một phương pháp rất hữu hiệu mỗi khi bạn bị cảm lạnh. Hay chích máu, tẩy rửa đường ruột và nhịn ăn được y học chấp nhận là những liệu pháp thải độc ở nửa đầu thế kỷ 20.

Ngày nay, sự quan tâm đến việc thải độc càng được nhiều người chú ý bởi môi trường sống có nhiều biến động như đồ chơi trẻ em  nhiễm chì, thủy ngân trong  cá, nước nhiễm kim loại nặng, hóa chất tồn dư trong thịt …

Nhưng thực tế thì thải độc có thực sự mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người không?

Thải độc là gì?

Trước khi gây thành cơn bão - một trào lưu được rất nhiều người lùng sục thực hiện thì Thải độc hay còn gọi là “detox” đã có mặt trong từ điển y khoa khá lâu trước đó. Đây là một thủ thuật y khoa nhằm mục đích loại bỏ các độc chất đe đọa đến tính mạng những người bị ngộ độc tại các khoa chống độc hoặc khoa cấp cứu của bệnh viện. Điều trị bằng phương pháp thải độc bao gồm việc sử dụng các thuốc và kết hợp với các liệu pháp khác phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của loại độc tính.

Với mục đích nâng cao nhận thức và hướng dẫn cách sơ cứu của cộng đồng khi gặp người ngộ độc, các quy trình thải độc được công bố rộng rãi và những sản phẩm giúp thải độc cũng được bán tại các hiệu thuốc, cửa hàng tiện lợi, tại spa, các trang web bán hàng qua mạng mà không cần bác sỹ kê đơn. Vượt xa hơn những gì được mong đợi, những sản phẩm này dần được lăng xê thành những sản phẩm thần kỳ giúp loại bỏ độc tố ở các cơ quan trong cơ thể con người. Nhiều sản phẩm được gắn mác là có giá trị thanh lọc, thải độc toàn bộ cơ thể.

Dưới đây là một số phương thức thải độc được nhiều người ưa chuộng:

Rửa mũi

Hay còn gọi là Jala Neti, một  kỹ thuật  có nguồn gốc từ bộ môn yoga sử dụng bình trà có  vòi dài (neti pot) chứa nước muối sinh lý để đưa dung dịch này vào một bên  mũi sau đó nước sẽ chảy ra từ mũi phía còn lại:

Mục đích: đôi khi đây là một cách chăm sóc sức khỏe hữu hiệu được nhiều bác sỹ khuyến cáo khi bạn bị dị ứng, ngạt mũi do cảm cúm hoặc bị viêm xoang. Rửa mũi bằng nước muối sinh  lý giúp làm trôi  nước mũi, dịch nhầy, các bụ bẩn, vi khuẩn, virus... do đó sẽ giúp thông thoáng đường thở hơn.

Bằng chứng:  có những bằng chứng hữu hiệu cho thấy rửa mũi giúp làm giảm được nồng độ vi khuẩn cư trú trong khoang mũi. Một nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng việc rửa mũi cũng làm giảm nguy cơ viêm xoang.

Cảnh báo: dung dịch rủa mũi có thể đọng lại trong các xoang và gây nặng thêm tình trạng bệnh.

Chế độ ăn thải độc

Chế độ ăn  cũng có thể giúp thải độc. Một  trong những chế độ ăn thải độc phổ biến nhất  là chế độ ăn Master Cleanse được nhiều ngôi sao Hollywood lăng xê nhiệt tình. Chế độ ăn này được mô tả như sau: uống ¼ cốc nước muối ấm vào buổi sáng, và uống 1,8 lít hỗn hợp nước chanh, xi rô phong, tiêu cayenne trong cả ngày và kết thúc bằng một cốc trà nhuận tràng vào buổi tối. Những  tín đồ của loại nước thải độc này khuyên tốt nhất nên áp dụng trong 10 ngày để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Mục đích: tái tạo lại năng lượng, giảm cân, giảm các triệu chứng liên quan đến bệnh mạn tính như viêm khớp hoặc xơ cứng bì.

Bằng chứng  khoa học: không có dữ liệu nghiên cứu về  những loại nước thải độc này trong y văn từ xưa tới nay. Nhưng có một số nghiên cứu chỉ ra rằng nhịn đói hoặc chế độ ăn cực kỳ ít calo làm giảm tỷ  lệ trao đổi chất cơ bản của cơ thể trong khi cơ thể đang cố gắng duy trì  năng lượng cho các hoạt động cơ bản của con người  bằng cách phân hủy các mô mỡ dự trữ, giúp việc giảm cân diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, khi quay lại với chế độ ăn bình thường  thì nhưng người  áp dụng chế độ ăn trên sẽ tăng cân rất nhanh.

Nguy cơ: chế độ dinh dưỡng này  thiếu rất nhiều các chất dinh dưỡng như protein, các chất béo và các chất dinh dưỡng  thiết yếu. Các đồ uống nhuận tràng  hàng ngày có thể gây ra mất nước,  làm giảm chất điện giải, làm giảm chức năng bình thường. Nếu tiếp tục những loại  nước uống  này sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng chuyển hóa kiềm toan, gây ra tình trạng toan  hóa máu, nếu nặng hơn sẽ dẫn đến hôn mê, tử vong.

Làm sạch ruột

Trên thị trường có rất nhiều bộ kit để phục vụ cho loại detox này, những sản phẩm này phần lớn là chứa chất xơ, kèm theo đó là những loại thảo mộc hoặc enzyme,  những loại trà nhuận tràng và sử dụng hàng ngày.  Các bộ kit này đước khuyến cáo sử dụng trong vài tuần để có hiệu quả.

Mục đích: đào thải các ký sinh trùng và các chất cặn bã ở thành ruột

Bằng chứng khoa học: một vài nghiên cứu đã  chỉ ra rằng, cây kế sữa được coi là một chất hỗ trợ cải thiện chức năng gan ít xảy ra tác dụng phụ. Nhưng không hè có bất cứ bằng chứng y khoa nào chỉ ra làm sạch ruột có hiệu quả trong việc bảo vệ đường ruột. Các thành phần trong các bộ kit được cho là làm cho các chất cặn ở ruột đông tụ lại giống gelatin để dễ dàng đào thải ra ngoài và được chứng minh bằng hình ảnh. Nhưng rất có thể những hình ảnh của các nhà cung cấp sản phẩm đưa ra có thể là hình ảnh được tạo ra bởi chất xơ- thành phần chính có trong các bộ kit làm sạch ruột đó. Hơn nữa, suy nghĩ những chất bám vào thành ruột đều là những chất độc hại là hoàn toàn sai lầm.  Những phân tích về vòng tuần hoàn đào thải chất cặn bã ở con người cho thấy, những chất cặn bã được đào thải sẽ tích tụ ở dạng khối rắn (hay chính là phân) chứ không phải bám  vào thành ruột ở dạng bùn như cách các quảng cáo mô tả.

Nguy cơ: giống như nhịn đói, các chất làm sạch ruột cũng có nguy cơ làm mất nước, mất cân bằng điện giải, rối loạn chức năng ruột và làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

Detox chân

Một phương pháp độc đáo, sử dụng nguyên liệu đặc biệt có khả năng kết dính cao được tẩm vào một miếng bông sẽ được đính vào bàn chân trong khi  ngủ. Một phương thức khác là nhúng chân trong bồn sục ion, chứa  nước muối và hai điện cực cung cấp điện năng nhỏ để phân tách ion.

Mục đích: đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thông qua lòng bàn chân

Bằng chứng khoa học: cả  hai dạng này  đều tạo ra các ion nhằm hút các chất độc thải qua long bàn chân. Nhưng hiện nay vẫn chưa có những bằng chứng khoa học nào có thể kích thích thải độc  qua các tuyến dưới lòng bàn chân. Các nhà quảng cáo khẳng định rằng sự thành công của quá trình thải độc là khi miếng đệm  hoặc nước trong bồn sục đổi màu. Nhưng theo một số thử nghiệm lại cho thấy  chỉ cần ngâm vào giấm cũng gây ra đổi màu của miếng dán rồi;  còn sự ăn mòn của các điện cực kim loại cũng gây ra sự đổi màu của dung dịch sục.

Nguy cơ: hiện tại không có nguy cơ nào về sức khỏe được ghi nhận.

Detox bằng oxy

Không khí chứa 85-95% là ôxi được chuyển qua mặt nạ hoặc qua gọng kính.

Mục đích: nồng độ oxy cao được cho là giúp củng cố hệ miễn dịch, giảm đau, tăng năng lượng và cải thiện chức năng nhận thứ.c

Bằng chứng khoa học: oxy được sử dụng rất phổ biến trong y khoa giúp cho những người suy hô hấp vì phổi của họ không có khả năng lấy đủ oxi từ không khí vào cơ thể nhưng bình thường. Cuối những năm 1990, các bồn sục oxi tẩy rửa ra đời phục vụ cho việc nâng cao sức khỏe con người và từ đó tới nay phương pháp này được thần thánh hóa lên trong việc thải độc. Nhưng vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy  phổi của một người khỏe mạnh cần thêm oxi nữa để làm gì bởi họ đã nạp đủ oxi từ không khí rồi.

Nguy cơ: mặc dù ít có biến chứng nguy hiểm gì từ việc hít oxy nhưng những loại oxy được pha trộn thêm hương vị thì có thể chứa nhưng hương liệu tổng hợp có thể gây hại cho phổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 5 điều tối quan trọng trước khi quyết định detox

Bs. Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam- Theo Healthharvard
Bình luận
Tin mới
  • 29/03/2024

    Đau đầu có nên uống trà?

    Khi bị stress, đau nhức đầu, nhiều người tìm tới thức uống giúp giải tỏa mệt mỏi như trà. Tuy nhiên, liệu trà nhiều caffeine và tannin có giúp giảm đau đầu hiệu quả?

  • 29/03/2024

    Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể bạn khi bạn dùng Collagen?

    Theo các thống kê collagen là một trong những chất bổ sung phổ biến và thị trường tiêu thụ ngày càng tăng. Nhưng trước khi bạn đổ tiền vào các gian hàng thực phẩm bổ sung, bạn nên biết rằng không phải tất cả những tuyên bố về lợi ích của collagen đều có cơ sở khoa học.

  • 29/03/2024

    Cảnh báo nguy hiểm khi thiếu vitamin B12: Đau đầu, thiếu máu ác tính

    Vitamin B12 là dưỡng chất rất cần thiết cho các tế bào thần kinh và tế bào máu đỏ và cũng cần thiết cho sự hình thành ADN.

  • 29/03/2024

    Tác dụng phụ có thể xảy ra sau mổ đẻ

    Mổ đẻ là phẫu thuật lấy thai ra ngoài qua đường cắt ở vùng bụng và tử cung, được thực hiện khi sinh thường qua âm đạo có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ hoặc thai nhi. Mặc dù sinh mổ ngày nay đã an toàn hơn nhờ sự tiến bộ của y học, phương pháp này vẫn tiềm ẩn một số rủi ro và tác dụng phụ đối với cả người mẹ và trẻ sơ sinh.

  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

Xem thêm