Một số người thích uống rượu nhưng rất sợ cảm giác mệt, đau đầu... khi say. Họ muốn uống nhưng không muốn say. Nhiều người thậm chí cư xử không đúng đắn và cãi nhau sau khi uống. Điều này không chỉ phá hoại hình ảnh bản thân mà còn tạo ra mối phiền phức cho những người khác, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bạn.
Vào dịp trước và trong Tết, các bữa tiệc liên miên khiến nhiều đấng mày râu rùng mình khi nghĩ tới cảnh cụng ly và nhớ cảm giác đầu nặng trĩu, toàn thân ê ẩm sau một đêm quá chén. Vậy làm gì để uống rượu mà không say? Đầu tiên, bạn cần phải biết rõ những sự thật về rượu bia và những lời đồn thổi sai lầm về nó.
Dưới đây là những sai lầm khiến bạn dễ say xỉn trong dịp Tết:
Đồn thổi sai 1: Uống bia trước rượu, chẳng đứng vững nổi. Uống rượu trước bia, không lo bị say
Bác sĩ người Mỹ Keri Peterson giải thích: Điều cốt yếu không phải là thứ tự bạn uống cái nào trước cái nào sau sẽ gây vấn đề mà là tổng lượng cồn bạn tiêu thụ. Với bất cứ đồ uống chứa cồn nào, khả năng kiềm chế của bạn sẽ giảm và điều này thường dẫn tới việc bạn sẽ uống nhiều hơn. Vì vậy, nếu bạn bắt đầu bằng một loại đồ uống chứa nồng độ cồn cao hơn (như rượu mạnh), khả năng kiềm chế sẽ giảm nhanh hơn và có khuynh hướng uống nhiều hơn. Khi đó, tất nhiên khả năng say cũng cao hơn.
Đồn thổi sai lầm 2: Phụ nữ có thể uống tương đương với nam giới
Không hề đúng. Phụ nữ sẽ luôn dễ say với một lượng rượu nhỏ hơn so với nam giới, ngay cả khi họ có cân nặng như nhau. Lý do là đàn ông có tỷ lệ nước trong cơ thể cao hơn - thứ giúp pha loãng nồng độ cồn. Đàn ông cũng có mức enzym chuyển hóa cồn cao hơn, vì vậy họ cũng dễ phân hủy nó hơn phụ nữ.
Đồn thổi sai lầm 3: Ăn trước khi đi ngủ sẽ hấp thụ được lượng cồn trong dạ dày và làm dịu cơn say rượu (nếu bạn uống vào buổi tối, đêm)
Không đúng. Thức ăn cần phải ở trong dạ dày của bạn trước khi bạn uống mới giúp giảm say. Đó là vì lúc ấy cồn sẽ đi vào dòng máu chậm hơn và ít khả năng đạt tới nồng độ cao. Tất cả các thực phẩm khó tiêu đều hữu ích trong việc này, nhưng các thứ giàu chất béo là hiệu quả nhất, vì vậy hãy ăn một miếng thịt bò hay bánh pizza, trước khi uống rượu.
Ngoài ra, thay vì ăn trước khi đi ngủ, bạn nên uống một cốc nước đầy sau bữa rượu.
Đồn thổi sai lầm 4: Uống acetaminophen trước khi đi ngủ giúp giảm mệt vì say vào buổi sáng hôm sau
Uống acetaminophoen thực sự tiềm ẩn nguy hiểm. Thông thường, khi uống thuốc này, gan của bạn sẽ chuyển hóa nó bằng cách biến nó sang dạng hợp chất vô hại. Nhưng khi uống rượu, gan của bạn còn bận chuyển hóa cồn, vì vậy nó chuyển acetaminophen đến một con đường riêng biệt để chuyển hóa thành hợp chất độc hại có thể gây viêm gan, thậm chí suy gan.
Vì vậy, thay vì uống acetaminophoen, bạn nên uống ibuprofen. Nó không chỉ giúp giảm đau đầu mà còn hữu hiệu với tình trạng viêm nhiễm. Bạn nên uống hai viên trước khi đi ngủ và hai viên vào buổi sáng.
Đồn thổi sai lầm 5: Rượu giúp bạn ngủ ngon
Nhiều người uống một cốc rượu vang để mong ngủ tốt nhưng thực sự cồn trong rượu làm gián đoạn giấc ngủ. Dù chén rượu uống trước khi ngủ có thể giúp bạn nhanh buồn ngủ hơn, nó lại có thể phá hoại chất lượng giấc ngủ của bạn. Đó là vì bạn chưa dành đủ thời gian trong chu kỳ sâu nhất của giấc ngủ gọi là REM và khi bạn ngủ nông hơn bạn sẽ thức giấc sớm hơn.
Đồn thổi sai lầm 6: Uống cà phê vào sáng hôm sau là cách chữa say rượu tốt
Cồn trong rượu làm loại nước của bạn bằng cách ngừng sản xuất một loại hoóc môn giúp bạn giữ nước. Cà phê là một đồ uống lợi tiểu, khiến bạn mất nhiều chất lỏng hơn và có thể làm tình trạng say rượu của bạn thêm tệ.
Sau một đêm chè chén, bạn nên tránh tất cả các đồ uống chứa cafein và thay bằng nước lọc hay nước uống chuyên dùng khi luyện tập thể thao với chất điện giải để chống mất nước và bù lượng chất điện giải bị mất.
Đồn thổi sai lầm 7: Uống rượu buổi sáng sẽ làm dịu cơn say đêm trước
Câu nói "lấy độc trị độc" không hữu dụng với chuyện say rượu. Nó chỉ làm cho bạn tiếp tục say tới tận ngày hôm sau nữa.
Đau đầu và mệt mỏi do uống rượu hình thành khi mức cồn trong máu bắt đầu giảm và triệu chứng xấu nhất gặp phải khi mức giảm này rơi xuống ngưỡng thấp nhất. Để tránh rơi vào tình trạng này, bạn nên:
Uống một cốc nước lọc giữa mỗi lần uống rượu và trước khi đi ngủ để ngăn mất nước.
Ăn một bữa hoặc một món giàu chất béo trước khi uống rượu.
Uống nước và đồ uống tăng lực vào sáng hôm sau để bù nước và các chất điện giải.
Dùng thuốc giảm đau ibuprofen trước khi đi ngủ và sáng hôm sau để xoa dịu cơn đau đầu.
Ngủ.
Ăn trứng vào bữa sáng: Trứng chứa cysteine - chất giúp phân hủy một trong những chất chuyển hóa độc hại của rượu.
Tóc bạc xuất hiện là hiện tượng không thể tránh khỏi trong quá trình lão hóa tự nhiên. Bên cạnh tuổi tác, một vài yếu tố như dinh dưỡng, môi trường sống cũng góp phần thúc đẩy tóc bạc sớm.
Histamine là một chất hóa học khắp cơ thể bạn có vai trò gây dị ứng và một số tình trạng khác. Các tác nhân tạo ra histamine bao gồm các chất gây dị ứng và một số loại thực phẩm. Tuy nhiên, có nhiều cách để giảm histamine.
Vitamin C là một loại vitamin quan trọng giúp chúng ta đối phó với các bệnh nhiễm trùng mùa Đông. Vì vậy trong những tháng lạnh giá bạn nên thêm các loại rau quả giàu vitamin C vào chế độ ăn của mình.
Bông cải xanh chứa chất xơ và sulforaphane có thể giữ lượng đường trong máu của bạn luôn ở mức ổn định.
Chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho lượng đường trong máu luôn ổn định. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia dinh dưỡng sẽ chỉ ra một số thực phẩm mà người bị đường huyết cao nên tránh trong các dịp lễ sắp tới.
Cùng tìm hiểu bệnh tiểu đường type 2 ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần như thế nào tại bài viết dưới đây.
Nhân Ngày Trẻ em Thế giới 2023, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) Việt Nam phát động chiến dịch “Mở lòng và kết nối” nhằm nâng cao sức khỏe tâm thần cho thanh thiếu niên.
Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn mãn kinh ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh sức khỏe, trong đó có vấn đề răng miệng. Trong thời kỳ này, hormone estrogen suy giảm có thể gây ra các triệu chứng nha khoa.