Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Đôi chân nói gì về sức khỏe của bạn?

Hình dạng ngón chân, màu sắc móng chân và thậm chí cả dáng đi cũng có thể nói lên rất nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn đang gặp phải. Dưới đây là các bất thường về chân hay gặp nhất.

Lạnh chân

Nếu ngón chân của bạn thường xuyên bị lạnh, nguyên nhân có thể là do lưu lượng máu đến chân kém – một vấn đề của hệ thống tuần hoàn liên quan đến việc hút thuốc, tăng huyết áp hoặc các bệnh tim mạch. Những tổn thương về thần kinh trong bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát cũng có thể làm chân bạn luôn cảm thấy lạnh. Các nguyên nhân khác có thể là do suy giáp hoặc thiếu máu.

Bác sỹ có thể sẽ kiểm tra các nguyên nhân tiềm ẩn hoặc cho bạn biết rằng, đơn giản đó chỉ là chân bị lạnh mà không có nguyên nhân nào về sức khỏe.

Đau chân

Khi chân bạn đau sau cả ngày dài, bạn nên xem lại đôi giày của bạn. 8/10 phụ nữ nói rằng giầy của họ chính là nguyên nhân gây đau chân. Nhưng giày cao gót không phải là nguyên nhân duy nhất gây đau chân, nguyên nhân có thể là vì sức nén.

Một nguyên nhân khác có thể là do bạn tập thể thao quá mức, đặc biệt là với những môn thể thao cường độ mạnh như bóng rổ và chạy đường dài. Loãng xương dẫn đến xương yếu cũng làm tăng nguy cơ bị đau chân.

Ngón chân đỏ, trắng hoặc xanh

Bệnh Raynaud có thể làm đổi màu ngón chân thành màu trắng, sau đó chuyển sang hơi xanh, rồi chuyển sang màu đỏ và cuối cùng lại quay về màu sắc tự nhiên ban đầu. Nguyên nhân có thể là do sự thu hẹp bất thường của động mạch (co cứng mạch).

Căng thẳng hoặc thay đổi nhiệt độ cũng có thể dẫn đến hiện tượng co cứng mạch, nhưng hiện tượng này thường không dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khác. Hội chứng Raynaud cũng có thể liên quan đến viêm khớp dạng thấp, hội chứng Sjogren hoặc các vấn đề về tuyến giáp.

Đau gót chân

Nguyên nhân phổ biến của việc đau gót chân là do viêm cân gan chân, một tình trạng viêm của dây chằng gót chân. Cơn đau rõ nét nhất là khi bạn thức dậy và cảm thấy có áp lực rất lớn đặt lên bàn chân. Viêm khớp, luyện tập quá mức và giày không vừa chân cũng có thể gây đau gót chân như viêm gân. Những nguyên nhân ít phổ biến hơn của đau gót chân có thể là do viêm xương, gãy xương hoặc có khối u ở xương.

Kéo lê chân

Đôi khi, dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề sức khỏe chính là sự thay đổi ở dáng đi, dáng đi có khoảng cách giữa hai chân rộng hơn hoặc kéo lê chân. Nguyên nhân có thể là do sự mất cảm giác ở chân, có thể gây ra bởi sự tổn thương các dây thần kinh ngoại vi.

Khoảng 30% số trường hợp kéo lê chân liên quan đến bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh cũng có thể là do nhiễm trùng, thiếu vitamin nghiện rượu.

Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân của tổn thương dây thần kinh là không rõ. Những nguyên nhân có thể khác của việc kéo lê chân bao gồm các vấn đề về não bộ, cột sống hoặc cơ.

Ngón chân hình chùy (hình dùi trống hay còn gọi là ngón chân biến dạng)

Đây là tình trạng mà hình dạng ngón chân (và thường là cả ngón tay) sẽ thay đổi. Móng chân cong lên ở giữa và thuôn dần về hai đầu. Các bệnh về phổi là nguyên nhân tiềm ẩn phổ biến của tình trạng này, nhưng tình trạng này cũng có thể gây ra do các bệnh tim mạch, bệnh gan, rối loạn tiêu hóa hoặc một số nhiễm trùng nhất định.

Đôi khi, ngón chân hình dùi trống là bệnh di truyền trong gia đình mà không có nguyên nhân tiềm ẩn nào.

Sưng chân

Đây có thể chỉ là một sự phiền toái tạm thời gây ra bởi việc đứng quá lâu hoặc mang vác quá nặng – đặc biệt là khi bạn mang thai.

Nhưng ngược lại, sưng chân hoặc phù chân có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể là do tuần hoàn kém, gặp vấn đề với hệ bạch huyết hoặc có cục máu đông. Rối loạn về thận hoặc tuyến giáp kém hoạt động cũng có thể gây phù. Nếu bạn bị sưng phù chân dai dẳng không khỏi, hãy đến gặp bác sỹ.

Nóng rát ở chân

Cảm giác nóng ở chân là cảm giác rất phổ biến gặp ở bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương thần kinh ngoại vi. Cảm giác này cũng có thể là do thiếu vitamin B, bệnh thận mãn tính, tuần hoàn ở chân và bàn chân kém (bệnh động mạch ngoại biên) hoặc suy giáp.

Vết loét không lành

Vết loét không lành ở chân có thể là dấu hiệu cảnh báo chính của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến cảm giác ở chân, tuần hoàn chân và việc lành các vết thương ở chân, bởi vậy chỉ một vết phồng giộp nhỏ ở nhân cũng có thể là một vấn đề lớn. Những người này cũng thường sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn. Bệnh nhân tiểu đường nên rửa và lau khô chân hàng ngày, thường xuyên kiểm tra các vết thương ở chân. Các vết loét lâu lành có thể gây ra do tuần hoàn kém trong các bệnh như bệnh động mạch ngoại biên.

Đau ngón chân cái

Bệnh gout là nguyên nhân phổ biến của việc đột nhiên bị đau khớp ngón chân cái, cùng với việc bị sưng đỏ ngón chân cái. Viêm xương khớp cũng có thể là một nguyên nhân khác khiến ngón chân cái bị sưng và đau. Nếu khớp ngón chân bị cứng, đó có thể là do viêm khớp xương của ngón cái, một biến chứng của viêm khớp khi các gai xương phát triển. Ngón chân cong có thể là một bệnh của các vận động viên, đặc biệt là những người chơi thể thao trên nền đất cứng, gây ra do việc chấn thương các dây chằng quanh khớp.

Đau những ngón nhân nhỏ hơn

Nếu bạn có cảm giác như đang bước đi trên đá hoa cương hoặc cảm thấy đau ở vùng ức bàn chân lan ra các ngón chân, bạn có thể có u dây thần kinh Morton – là hiện tượng dày lên của mô xung quanh dây thần kinh, thường là ở giữa ngón chân thứ 3 và thứ 4. Tình trạng này gặp ở phụ nữ cao gấp 8-10 lần so với nam giới và thường có nguyên nhân là do chấn thương hoặc ngón chân phải chịu quá nhiều áp lực.

Ngứa chân

Ngứa và có vảy thường xảy ra ở chân của vận động viên, có nguyên nhân là do nhiễm nấm. Phản ứng với chất hóa học hoặc các sản phẩm chăm sóc chân được gọi là viêm da tiếp xúc cũng có thể gây ngứa, cùng với việc sưng đỏ và khô da chân. Nếu vùng da của chân bị ngứa dày lên và có mủ, đó có thể là bệnh vẩy nến, gây ra do một phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Các loại thuốc dạng kem bôi có thể làm giảm được triệu chứng này.

Ngón chân quắp lại

Hình dạng ngón chân có thể bị ảnh hưởng nếu đi giày quá chật và kẹp vào ngón chân, hoặc do các bệnh làm tổn thương các dây thần kinh như tiểu đường, nghiện rượu hoặc các rối loạn thần kinh khác. Ngón chân của bạn có thể sẽ cong lên và quặp xuống giống như hình dạng móng vuốt của động vật. Tình trạng này sẽ giảm đi nếu bạn tập các bài tập với ngón chân, duỗi ngón chân, hoặc đi một đôi giày đặc biệt hoặc thậm chí là phẫu thuật.

Chân bị co rút

Một cơn đau nhói bất ngờ xuất hiện ở chân có thể là dấu hiệu của co cơ hoặc chuột rút, và có thể kéo dài trong vài phút. Làm việc quá sức là mỏi cơ có thể là những nguyên nhân phổ biến của tình trạng này. Những nguyên nhân khác bao gồm tuần hoàn kém, mất nước hoặc mất cân bằng kali, magie, canxi hoặc vitamin D trong cơ thể.

Việc thay đổi nồng độ hoocmôn khi mang thai hoặc trong các rối loạn tuyến giáp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc gây ra tình trạng này. Nếu những cơn co rút diễn ra thường xuyên hoặc tiến triển nặng hơn, hãy đến gặp bác sỹ. Các bài tập về duỗi cơ có thể giúp giảm triệu chứng mỏi cơ.

Xuất hiện các nốt tối màu ở chân

Chúng ta thường coi ung thư da là do ánh nắng mặt trời bởi vậy thường quên mất việc kiểm tra những nốt nhỏ tối màu xuất hiện ở chân do chân rât ít tiếp xúc với ánh sáng. Tuy nhiên, ung thư da ác tính – loại ung thư da nguy hiểm nhất có thể phát triển ở những vùng da ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như ngón chân. Ung thư da ác tính thậm thí có thể xuất hiện ở dưới móng chân, và thường trông như một đốm đen nhỏ.

Móng chân màu vàng

Móng chân cho biết rất nhiều về sức khỏe của bạn. Nhiễm nấm có thể sẽ làm móng chân dày lên và có màu vàng. Móng chân dày, có màu vàng còn có thể là dấu hiệu của các căn bệnh tiềm ẩn như phù bạch huyết, các vấn đề về phổi, bệnh vẩy nến hoặc viêm khớp dạng thấp.

Móng chân hình thìa

Đôi khi, một chấn thương ở móng chân hoặc thường xuyên tiếp xúc với các dung môi dầu hỏa có thể làm móng chân bị lõm, và cong lên như hình thìa. Tuy nhiên, việc thiếu sắt cũng có thể sẽ gây ra tình trạng này.

Móng chân trắng

Tổn thương ở móng chân hoặc ốm đau ở bất kỳ bộ phận nào trên có thể cũng có thể tạo ra những vùng màu trắng ở móng chân. Vùng màu trắng có thể là toàn bộ móng chân hoặc chỉ là một phần riêng biệt, tách khỏi phần cuối móng chân. Nguyên nhân có thể là do chấn thương, nhiễm trùng móng chân hoặc bệnh vẩy nến.

Nếu móng chân không bị chấn thương và gần như toàn bộ móng đổi màu trắng, đó có thể là dấu hiệu của một tình trạng nguy hiểm hơn như bệnh về gan, suy tim xung huyết hoặc bệnh về thận. Trao đổi với bác sỹ về tình trạng này của bạn.

Móng chân bị ăn mòn, rỗ lỗ chỗ

Móng chân bị rỗ, hoặc trông như bị thủng ở bề mặt có thể gây ra do sự gián đoán trong việc phát triển móng. Tình trạng này ảnh hưởng đến hơn một nửa số người bị bệnh vẩy nến.

Bình luận
Tin mới
  • 18/05/2025

    Lycopene có giúp giảm nguy cơ ung thư?

    Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.

  • 18/05/2025

    Cách để thức dậy đúng giờ vào buổi sáng

    Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.

  • 17/05/2025

    Chế độ ăn tham khảo với người mắc hội chứng thiên thần

    Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.

  • 17/05/2025

    Thanh thiếu niên và tuổi dậy thì

    Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.

  • 16/05/2025

    Chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân lao hạch

    Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.

  • 16/05/2025

    Lý do bạn bị đầy hơi sau khi ăn salad

    Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.

  • 15/05/2025

    5 lợi ích sức khỏe của quả lê và những kiêng kỵ khi ăn lê

    Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.

  • 15/05/2025

    Bệnh lý mùa hè thường gặp

    Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.

Xem thêm