Những tác hại khôn lường của rượu đối với cơ thể
Rượu dù chỉ với một lượng nhỏ thôi cũng có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Khi bạn uống, rượu sẽ hấp thu vào máu và phân bố đi khắp cơ thể. Một lượng nhỏ rượu sẽ tồn tại trong nước tiểu và trong hơi thở của bạn.
Quá trình hấp thu rượu sẽ chậm hơn khi bạn ăn, đặc biệt là trong bữa ăn giàu chất béo. Tuy nhiên, nếu bạn uống nhiều hơn lượng rượu mà cơ thể có thể hấp thu được, bạn sẽ bị say rượu. Tốc độ chuyển hóa rượu sẽ phụ thuộc chủ yếu vào kích thước cơ thể và giới tính.
Tiêu thụ rượu còn gây ra những sự thay đổi về mặt thể chất và cảm xúc mà có tác hại rất lớn về lâu dài đối với sức khỏe.
Đối với hệ bài tiết
Hệ bài tiết có trách nhiệm chính là xử lý và loại bỏ những sản phẩm thải trừ như rượu khỏi cơ thể. Trong đó, tuyến tụy sẽ tiết ra các enzyme tiêu hóa kết hợp với các muối mật để giúp tiêu hóa thức ăn. Tụy cũng giúp điều hòa lượng insulin và glucose.
Tiêu thụ quá nhiều rượu có thể khiến tuyến tụy sản sinh ra các chất độc gây ảnh hưởng đến tụy. Hậu quả là dẫn đến viêm tụy, có thể gây tổn thương tuyến tụy. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây viêm tụy mạn tính đó là tình trạng lạm dụng rượu.
Chức năng của gan là giáng hóa các chất độc của cơ thể, bao gồm cả rượu. Uống quá nhiều rượu có thể gây viêm gan do rượu dẫn đến chứng vàng da, vàng mắt. Viêm gan mạn tính còn dẫn đến xơ gan, gây ra sự hình thành của các mô sẹo trong gan và có thể hủy hoại gan. Khi gan bị suy yếu và không thể thực hiện được chức năng, các chất độc hại sẽ tích lũy trong cơ thể. Do vậy, các bệnh về gan thường gây nguy hiểm đến tính mạng. Phụ nữ là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gan do rượu hơn so với nam giới, bởi cơ thể phụ nữ có xu hướng hấp thu nhiều rượu hơn và mất nhiều thời gian để chuyển hóa hơn.
Khi cả gan và tụy không hoạt động tốt, nguy cơ hạ đường huyết sẽ tăng lên. Tuyến tụy bị tổn thương có thể khiến cơ thể không thể sử dụng đường do thiếu hormone insulin, dẫn tới tăng đường huyết. Mức nồng độ đường huyết không cân bằng là một tình trạng hết sức nguy hiểm, đặc biệt ở những bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, lạm dụng rượu còn làm tăng nguy cơ ung thư gan.
Đối với hệ thần kinh trung ương
Một trong những ảnh hưởng đầu tiên của rượu đối với cơ thể là gây ra thay đổi về hành vi. Rượu rất dễ dàng lưu thông trong mọi ngóc ngách cơ thể, bao gồm cả não bộ và hệ thần kinh trung ương. Rượu khiến cơ thể không tỉnh táo để nói chuyện, gây tình trạng nói lắp là các dấu hiệu cho thấy đã sử dụng quá nhiều rượu. Nó còn ảnh hưởng đến quá trình phối hợp vận động, làm mất khả năng giữ thăng bằng và khả năng đi lại.
Khi uống quá nhiều rượu, bạn cũng sẽ không còn khả năng suy nghĩ sáng suốt nhiều vấn đề, cũng như khả năng kiểm soát các xung động và hình thành trí nhớ. Về lâu dài, rượu có thể khiến cho các thùy não trước bị co lại. Hội chứng cai rượu cấp tính có thể dẫn tới co giật và mê sảng. Tình trạng nghiện rượu nặng còn gây tổn thương vĩnh viễn não bộ và gây mất trí nhớ.
Tổn thương hệ thống thần kinh thường gây đau, tê cứng hay cảm giác bất thường ở chân và tay. Những người nghiện rượu nặng cũng hay bị thiếu vitamin B1, gây cử động mắt nhanh không chủ động, yếu cơ, hay liệt cơ mắt.
Nam giới và nữ giới có quá trình chuyển hóa rượu rất khác nhau. Thường thì chỉ một lượng nhỏ rượu cũng có thể gây ảnh hưởng xấu đến phụ nữ.
Về lâu dài, những người nghiện rượu nặng có thể trở nên phụ thuộc cả về mặt thể chất và cảm xúc vào rượu và khó để kiểm soát được bản thân. Khác với những tình trạng nghiện khác, hội chứng cai rượu cấp tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Các trường hợp nghiện rượu nặng mãn tính thường cần phải dùng thuốc giải độc.
Khi một người nghiện rượu dừng uống rượu đột ngột, họ sẽ gặp phải các triệu chứng của hội chứng cai rượu bao gồm:
Trong những trường hợp nặng có thể dẫn đến lú lẫn, ảo giác và co giật. Việc giải độc rượu thường phải tiến hành từ 2-7 ngày. Các thuốc giải rượu có thể giúp phòng ngừa những tác dụng không mong muốn của hội chứng cai rượu.
Đối với hệ tiêu hóa
Rượu có thể gây tàn phá hệ tiêu hóa của bạn, từ miệng cho tới ruột già. Tình trạng lạm dụng rượu có thể gây tổn thương các tuyến nước bọt và kích ứng miệng và lưỡi, dẫn tới các bệnh về nướu, sâu răng và thậm chí rụng răng. Nghiện rượu nặng gây viêm loét thực quản, trào ngược acid và ợ nóng. Ngoài ra, còn gây loét dạ dày và viêm dạ dày.
Tình trạng viêm của tụy có thể ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa và điều hòa chuyển hóa. Tổn thương hệ tiêu hóa còn gây chướng bụng, đầy hơi và tiêu chảy. Nó còn dẫn tới xuất huyết trong do loét, bệnh trĩ, hoặc giãn tĩnh mạch thực quản do xơ gan.
Rượu còn ngăn cản hệ tiêu hóa hấp thư các chất dinh dưỡng và vitamin nhóm B hay kiểm soát sự sinh sôi của các vi khuẩn. Những người nghiện rượu thường dễ bị suy dinh dưỡng, thậm chí những người nghiện rượu nặng sẽ phải đối mặt với nguy cơ ung thư miệng, ung thư họng và ung thư thực quản. Uống rượu mức độ trung bình nhưng kèm theo hút thuốc có thể làm gia tăng nguy cơ ung thư các cơ quan tiêu hóa trên và ung thư đại tràng.
Đối với hệ tuần hoàn
Trong một số trường hợp, chỉ một vài đợt tiêu thụ quá nhiều rượu có thể gây một số vấn đề cho tim mạch. Nếu bạn là người nghiện rượu, nguy cơ tổn thương tim mạch thậm chí còn lớn hơn, trong đó phụ nữ dễ bị mắc hơn nam giới.
Các biến chứng trên tim mạch bao gồm:
Những người mắc bệnh tiểu đường sẽ dễ bị hạ đường huyết, nhất là khi họ có điều trị bằng insulin. Sự thiếu hụt vitamin B1, B6, B12, và acid folic có thể gây giảm hồng cầu và thiếu máu.
Đối với hệ sinh sản
Rối loạn cương dương là tình trạng thường gặp của lạm dụng rượu ở nam giới. Nó còn gây ức chế quá trình sản xuất hormone, ảnh hưởng đến chức năng tinh hoàn và gây vô sinh.
Đối với nữ giới, uống quá nhiều rượu làm ngừng chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, phụ nữ sử dụng rượu khi mang thai cũng có nguy cơ bị sảy thai, sinh non và thai chết lưu.
Rượu cũng có tác động rất lớn đối với sự phát triển của thai nhi và có thể gây hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi (fetal alcohol spectrum disorders – FASD). Các triệu chứng của FASD bao gồm dị tật bẩm sinh, suy giảm khả năng học tập và rối loạn cảm xúc có thể kéo dài đến suốt cuộc đời.
Đối với phụ nữ, nguy cơ mắc ung thư vú cũng tăng tỷ lệ thuận với việc sử dụng rượu.
Đối với hệ cơ và xương
Uống nhiều rượu về lâu dài khiến cơ thể không thể sản sinh ra mô xương mới. Rượu cũng làm tăng nguy cơ bị loãng xương và dễ gãy xương. Cơ sẽ trở nên suy yếu, dễ bị chuột rút và teo cơ.
Đối với hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch sẽ trở nên suy yếu hơn nếu bạn lạm dụng rượu, khiến cơ thể dễ bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn, virus gây nên. Những người nghiện rượu nặng cũng dễ bị viêm phổi hay nhiễm lao hơn người không sử dụng rượu. Đồng thời, nghiện rượu mãn tính cũng làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh ung thư.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Rượu bia và đau dạ dày: Bạn đã biết những gì?
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.