Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Sự thiếu hụt vitamin D ở nhóm trẻ bú mẹ sau 1 tuổi

Nếu không được bổ sung bằng các thực phẩm chức năng, nhóm trẻ tiếp tục bú mẹ sau 1 năm đầu đời có thể phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt vitamin D.

Sự thiếu hụt vitamin D ở nhóm trẻ bú mẹ sau 1 tuổi

Đối với trẻ sơ sinh, không có loại thực phẩm nào cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu được như sữa mẹ. Do là lý do tại sao các chuyên gia y tế luôn khuyến khích các bà mẹ cho con bú.

Mặc dù sữa mẹ nổi tiếng là một “siêu thực phẩm” dành cho trẻ em, nhưng bản thân nó cũng có một số điểm yếu. Một trong số điểm yếu đó là không chứa đủ lượng vitamin D cung cấp cho trẻ.

Một nghiên cứu gần đây được xuất bản trên tạp chí American Journal of Public Health khuyến cáo rằng trẻ em vẫn tiếp tục bú mẹ sau 1 tuổi nên được bổ sung thêm vitamin D để phòng tránh các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như bệnh còi xương.

Hướng dẫn hiện nay về việc sử dụng vitamin D

Vitamin D kích thích sự phát triển chắc khỏe của xương và răng bằng cách giúp cơ thể hấp thu và sử dụng canxi và phospho. Thiếu hụt vitamin D nặng có thể dẫn tới bệnh còi xương là một căn bệnh làm xương mềm và yếu ở trẻ em.

Vitamin D có mặt trong một số loại thực phẩm như dầu cá (cá hồi, cá thu), lòng đỏ trứng… Vitamin D cũng được thêm vào nhiều loại thực phẩm khác như sữa tươi, sữa bột và sữa đậu nành.

Cơ thể cũng có thể tự sản xuất vitamin D khi da được tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Những người sống ở gần khu vực địa cực thường bị thiếu vitamin D do sự hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. 

Chế độ dinh dưỡng nghèo vitamin D và ít được phơi nắng là hai nguyên nhân quan trọng đứng đằng sau sự thiếu hụt vitamin D trong sữa mẹ.

Theo nghiên cứu nói trên, lượng vitamin D trong sữa mẹ không đủ để cung cấp cho đứa trẻ. Đây là lý do Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ và Canada khuyến cáo mọi trẻ bú mẹ nên được bổ sung thêm 400 IU vitamin D mỗi ngày trong năm đầu đời.

Ngày nay, với sự phổ biến rộng rãi của các phương tiện truyền thông, ngày càng nhiều trẻ em được tiếp tục bú mẹ sau năm 1 tuổi. Do vậy, các chuyên gia cũng đang quan sát cụ thể hơn về lượng vitamin D mà trẻ nhận được thông qua chế độ dinh dưỡng.

Vấn đề phức tạp là sau năm 1 tuổi, lượng vitamin D mà trẻ nạp vào cơ thể rất khó xác định. Trẻ ăn cả những loại thực phẩm khác nên cũng hấp thu vitamin D từ những thức ăn đó, đồng thời trẻ cũng vẫn bú mẹ một phần.

Nồng độ vitamin D giảm sút ở trẻ

Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học tiến hành đo nồng độ vitamin D trong máu của hơn 2.500 trẻ từ 1 – 5 tuổi trong một dự án hợp tác giữa bệnh viện St. Micheal và bệnh viện nhi đồng ở Toronto (Canada).

Kết quả nghiên cứu cho biết: “Với mỗi tháng bú mẹ sau 1 tuổi, nồng độ vitamin D trong máu ở những trẻ này sẽ giảm dần và tiếp tục giảm theo thời gian. Tuy nhiên, với những trẻ tiếp tục bổ sung vitamin D, nồng độ vitamin D trong máu sẽ được giữ ổn định.”

Với những trẻ tiếp tục bú mẹ đến 2 tuổi, nguy cơ thiếu hụt vitamin D tăng 16% và nếu được bú mẹ đến năm 3 tuổi, nguy cơ đó tăng lên tới 29%.

Vẫn cần thêm một số nghiên cứu khác để giúp xác nhận kết quả này trên những nhóm trẻ em khác, nhất là những trẻ sống ở những vùng có nhiều ánh nắng.

Những nghiên cứu này là cần thiết đề làm cơ sở cho Hiệp hội nhi khoa Hoa Kỳ thay đổi những hướng dẫn dinh dưỡng của họ.

Những cách bổ sung vitamin D đơn giản cho trẻ

Một số nghiên cứu tập trung vào khía cạnh liệu khi cho người mẹ sử dụng vitamin D liều cao thì có thể làm tăng nồng độ vitamin D trong sữa mẹ hay không. Hiệu quả của việc bổ sung này đến đâu hiện nay vẫn đang là một chủ đề đang được các nhà khoa học thảo luận.

Hiện nay rất sẵn có những sản phẩm vitamin D dạng nhỏ giọt khá thích hợp cho trẻ em. Vấn đề là nhiều bà mẹ cảm thấy khá khó khăn khi phải nhớ cho con sử dụng vitamin D nhỏ giọt hàng ngày. Thông thường người ta sẽ sử dụng vào lần cho bú đầu tiên buổi sáng. “Hãy đặt vitamin D cạnh bữa ăn sáng của bạn và bạn sẽ thường xuyên nhìn thấy nó và không quên sử dụng cho trẻ.”

Thông tin thêm tham khảo tại bài viết: Canxi, vitamin D và vitamin K - Kiềng ba chân cho một chiều cao tối ưu

Ts.Bs.Trương Hồng Sơn - Viện Y học ưng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthlline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

Xem thêm