Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Viêm phế quản cấp: thông tin cần biết

Viêm phế quản cấp là một dạng nhiễm khuẩn phế quản. Phế quản được cấu tạo bởi các ống đưa khí tới phổi. Khi những ống này bị nhiễm khuẩn sẽ dẫn đến hiện tượng sưng lên và tiết dịch nhầy bên trong có thể gây bít tắt, làm cho người bệnh cảm thấy khó thở.

Viêm phế quản cấp có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn (vài tuần hoặc ít hơn), trong khi viêm phế quản mạn là bệnh viêm phế quản kéo dài hoặc tái phát  (thông thường bị gây ra bởi tác nhân kích thích liên tục đối với phế quản, chẳng hạn khói thuốc).

Triệu chứng

Triệu chứng của viêm phế quản cấp tính bao gồm:

  • Đau họng
  • Sốt
  • Ho có đờm trong, vàng hoặc xanh
  • Đau tức ngực
  • Hơi thở ngắn
  • Thở khò khè
  • Ớn lạnh
  • Đau toàn thân

Ho do viêm phế quản cấp sẽ kéo dài trong bao lâu?

Đôi khi ho do viêm phế quản cấp sẽ kéo dài trong vài tuần hoặc vài tháng. Thông thường do phế quản cần khoảng thời gian dài để phục hồi. Tuy nhiên, ho không thuyên giảm là dấu hiệu của vấn đề khác, chẳng hạn hen suyễn hoặc viêm phổi.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra viêm phế quản cấp?

Viêm phế quản cấp hầu hết do virut tấn công niêm mạch phế quản và gây nhiễm khuẩn. Vì cơ thể bạn sẽ chiến đấu chống lại những virut này, sưng đau và đờm sẽ nhiều hơn. Cần thời gian để cơ thể diệt hết virut và phục hồi hư tổn của phế quản.

Trong phần lớn trường hợp, loại virut gây cảm có thể gây viêm phế quản cấp. Nghiên cứu cho thấy nhiễm vi khuẩn là nguyên nhân gây viêm phế quản ít phổ biến hơn nhiều. Rất hiếm khi, nhiễm khuẩn do nấm có thể gây ra viêm phế quản cấp. Phơi nhiễm với các tác nhân như khói thuốc, bụi hoặc chất ô nhiễm trong không khí có thể gây viêm phế quản.

Cơ chế nhiễm bệnh

Virut gây ra viêm phế quản cấp phát tán vào không khí hoặc từ tay người bệnh khi họ ho. Bạn có thể mắc viêm phế quản cấp nếu hít phải những virut này hoặc chạm vào tay người bệnh sau đó chạm vào mắt hoặc mũi, miệng.

Nếu bạn hút thuốc hoặc tiếp xúc với khí độc hại (chẳng hạn như trong nhà máy), bạn có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp hoặc bệnh kéo dài. Đó là vì phế quản của bạn đã bị tổn hại.

Những người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể tiến triển thành viêm phế quản cấp nếu axit trong dạ dày xâm nhập vào phế quản.

Dự phòng

Làm thế nào để dự phòng viêm phế quản cấp tái phát?

Một trong cách tốt nhất để tránh viêm quản cấp là rửa tay thường xuyên để để diệt virut trước khi chúng vào cơ thể.

Nếu bạn hút thuốc, cách tốt nhất để phòng chống bệnh là bỏ thuốc. Hút thuốc phá hủy phế quản làm virut gây nhiễm khuẩn dễ dàng hơn. Hút thuốc  cũng làm chậm quá trình phục hồi, vì vậy cần nhiều thời gian để khỏi bệnh hơn.

Điều trị

Làm thế nào để chữa khỏi viêm phế quản cấp?

Phần lớn trường hợp viêm phế quản cấp sẽ tự khỏi. Tốt nhất nên nghỉ ngơi, uống nhiều dung dịch không chứa caffeine (ví dụ, nước và hoa quả ép) và tăng độ ẩm cho không khí xung quanh. Thuốc giảm đau không kê đơn có thể giảm viêm, giảm đau và hạ sốt. Thuốc chống viêm không steroid (chẳng hạn  ibuprofen, naproxen và aspirin) có thể giúp giảm đau và viêm. Acetaminophen giảm đau và sốt.

Bạn có thể dùng thuốc ức chế ho không kê đơn nếu bạn ho khan (không có đờm). Không nên dùng thuốc ức chế ho có đờm vì dạng ho này giúp tẩy đờm khỏi phế quản nhanh hơn. Thuốc ho không được khuyến nghị cho trẻ em, đặc biệt nếu trẻ dưới 4 tuổi.

Vì viêm phế quản cấp thường bị gây ra bởi virut, thuốc kháng sinh không có tác dụng. Thậm chí bạn ho đờm có màu hoặc đặc, thuốc kháng sinh hầu như không giúp bạn phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu bác sĩ chẩn đoán phế quản viêm do vi khuẩn, bạn sẽ được kê thuốc kháng sinh. 

Nếu bạn hút thuốc thì nên bỏ, phế quản sẽ hồi phục nhanh hơn.

Một số người bị viêm phế quản cấp cần thuốc thường được dùng để chữa hen. Nếu bạn thở khò khè, đó có thể là dấu hiệu bạn cần thuốc hen. Những thuốc này có thể giúp mở phế quản và tẩy đờm. Chúng thường đi kèm với dụng cụ thở, nhờ đó thuốc sẽ được xin vào phế quản. Bác sĩ sẽ quyết định xem thuốc này có phù hợp cho bạn không.

Bạn nên liên lạc với bác sĩ nếu:

  • Bạn tiếp tục thở khò khè và ho trên 2 tuần, đặc biệt vào buổi tối khi bạn nằm xuống hoặc khi hoạt động.
  • Bạn tiếp tục ho trên 2 tuần và đôi khi có dung dịch khó chịu trào lên miệng. Điều này có nghĩa bạn bị trào ngược dạ dày thực quản, là tình trạng axit từ dạ dày trào lên thực quản.
  • Bạn ho ra máu, bạn cảm thấy rất ốm và yếu, bạn bị sốt cao mà không hạ và thở gấp. Rất có thể bạn bị viêm phổi.
Ngọc Dung - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Familydoctor
Bình luận
Tin mới
Xem thêm