Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Bí quyết tiêu diệt rệp giường không dùng hóa chất

Rệp giường được coi như là bệnh dịch hạch của các nước phương Tây. Tuy nhiên, chúng có thể được loại trừ tận gốc nếu ta sử dụng đúng phương pháp.

Rệp giường là loài côn trùng gây hại đáng sợ khi có thể lây lan khắp nơi, vô cùng khó tiêu diệt và gần như không thể kiểm soát. Chúng được xếp vào tốp 10 loại côn trùng gây hại bậc nhất ở khắp mọi nơi.

Hình ảnh một con rệp giường khi đã hút căng máu.
Hình ảnh một con rệp giường khi đã hút căng máu.

Tại sao rệp giường lại đáng sợ?

  • Dù nhà cửa sạch sẽ thơm tho cũng không giúp bạn tránh được việc bị rệp xâm nhập. Chúng xuất hiện ngay cả ở phòng khách sạn 5 sao cao cấp, tàu du lịch, máy bay hay tàu hỏa sau đó bám vào quần áo hay hành lý của hành khách và theo họ về nhà.
  • Rệp thường tấn công trong lúc bạn yếu ớt nhất. Chúng sẽ cắn bất cứ khi nào, bất cứ nơi nào khi mà bạn không hoạt động trong một khoảng thời gian như lúc ngồi bất động trên ghế xem tivi, hay khi bạn bị hôn mê.

Chỉ mất hơn 10 phút hút máu là rệp có thể "ngủ đông" trong vòng 1 năm.
Chỉ mất hơn 10 phút hút máu là rệp có thể "ngủ đông" trong vòng 1 năm.

  • Chỉ với 1 con đực và 1 con cái mà chúng có thể sinh sôi đến cả ngàn con trong vài tuần. Trước đây, nhiều thuốc trừ sâu như DDT đã được sử dụng để diệt rệp. Thật không may, chúng đã bị đột biến do việc sử dụng các hóa chất, và trở lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Không chỉ có vậy, chúng còn kháng đa thuốc trừ sâu.

Rệp giường sinh sôi nảy nở cực kì nhanh chóng.
Rệp giường sinh sôi nảy nở cực kì nhanh chóng.

  • Khi đốt, rệp tạo ra một chất gây mê khiến bạn không nhận thấy sự hiện diện của chúng. Rệp cũng thải phân của chúng ra ngay sau khi ăn, khiến cho vết cắn có thể trở nên sưng viêm và nhiễm trùng. Nếu để quá nặng sẽ dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu, sốc phản vệ, hen suyễn và phồng rộp da từng mảng. Ngoài ra khi đốt rệp còn truyền vi khuẩn MRSA - nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng da, bóng nước, nhiễm trùng máu...

Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.
Những vết rệp cắn ngoài gây ngứa ngáy khó chịu còn có thể dẫn đến nhiễm trùng.

  • Rệp có thể sống rất lâu mà không ăn uống gì. Những con trưởng thành có thể "ngủ đông" trong hơn một năm. Và chúng sẽ thức giấc khi ngửi thấy hơi ấm từ cơ thể, khí CO2 khi bạn thở ra, nhất là khi bạn ngủ.

Làm thế nào để nhận biết có rệp trong nhà?

Rệp trưởng thành có kích thước nhỏ chỉ từ 5-9mm, mình dẹt, màu vàng nhạt, thân hình bầu dục. Ấu trùng rệp, rệp con có kích thước nhỏ hơn (khoảng 1.5mm), màu nhạt hơn. Sau khi hút máu chúng chuyển thành màu đỏ sậm và thân dài ra làm nó như lột xác thành một loại côn trùng khác. Đôi khi rệp giường bị nhầm lẫn với các loại mối gỗ hoặc gián nhỏ.

Rất dễ nhầm lẫn rệp giường với các loài gián nhỏ.
Rất dễ nhầm lẫn rệp giường với các loài gián nhỏ.

Vết chích của chúng rất dễ nhầm với các loại côn trùng như muỗi hay bọ chét. Đôi khi những vết này trông còn giống vết phát ban. Thậm chí có nhiều người không biết là mình đã bị rệp giường cắn.

Cách tốt nhất để tìm ra loại côn trùng này là dựa vào những dấu vết bên ngoài mà chúng để lại trên đệm, khung giường và các khu vực xung quanh giường bao gồm:

  • Trứng và vỏ trứng: đường kính rất nhỏ (khoảng 1mm) màu trắng
  • Xác ấu trùng bỏ lại sau khi chúng trưởng thành
  • Những con rệp vẫn đang sống
  • Những vết lỗ trên đệm hay ga trải giường do bị rệp nghiền nát

Làm thế nào để tiêu diệt rệp giường?

  • Ném tất cả ga trải giường, chăn, quần áo vào máy sấy ở nhiệt độ cao nhất. Nếu chỉ giặt theo cách thông thường thì sẽ không thể tiêu diệt được rệp giường.
  • Khử trùng các vật phẩm và vùng có rệp ở 45oC trong vòng 1 giờ.
  • Nếu làm lạnh chăn màn, ga giường,..dưới -19oC thì cần ít nhất là 4 ngày. Máy lạnh lắp đặt thông thường không đủ lạnh để có thể diệt hết được loại côn trùng này.
  • Với những món đồ không thể giặt giũ thì cẩn thận bọc tất cả lại và đem vứt ở nơi cách xa khu vực bạn sinh sống.

Để tiêu diệt hoàn toàn rệp giường cần rất nhiều thời gian. Do đó, khi phát hiện ra rệp giường ẩn nấp trong nhà, hãy lên một lịch giặt giũ và dọn dẹp đều đặn hàng tuần.

Hãy tìm sớm những dấu vết bên ngoài là rệp giường để lại.
Hãy tìm sớm những dấu vết bên ngoài là rệp giường để lại.

Cách phòng, chống rệp giường

Có nhiều biện pháp để phòng, chống rệp giường hút máu. Cách phòng chống rệp đơn giản nhất là cần vệ sinh thường xuyên hàng tháng chăn, màn, giường, chiếu, khe kẽ tủ, bàn, ghế; phơi, quét dọn, lau chùi sạch nhà ở...

Ngoài ra, có thể sử dụng các biện pháp diệt rệp như dùng nước sôi, mỗi 200 lít nước sôi cho vào 200 gam xà phòng bột hoặc 1 bánh xà phòng giặt vào, quấy cho tan đều, tưới vào các khe kẽ có rệp. Công việc này nên thực hiện mỗi tuần một lần và liên tục trong 5-6 tuần liền.

Có thể dùng que nhọn khêu, ngoáy vào những khe kẽ có rệp trú ẩn hoặc dùng máy hút bụi hút rệp, diệt rệp; phơi nắng các vạt giường, chiếu, mệm... hoặc dùng các chất hấp dẫn kiến đến ăn rệp.

Một kinh nghiệm dân gian thường áp dụng để phòng, chống rệp là dùng lá sen tươi trải lên giường nơi có rệp trú ẩn, mỗi giường nằm rải từ 4-5 lá sen tươi; sau một thời gian rệp sẽ biến mất.

Theo khoahoc.tv/khampha.vn
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm