Khi trời lạnh, nhà cửa đóng kín, sẽ làm cho khói bụi, vi khuẩn đều giữ lại trong nhà, nếu trong nhà có người dị ứng, triệu chứng sẽ tăng nặng hơn. Chảy nước mũi, hen suyễn, ho khạc kéo dài cũng dễ bị nhầm với cảm mạo. Thông hơi nhà cửa, dọn sạch vật dụng trên giường theo định kỳ, bữa ăn hợp lý, đều có thể dự phòng xảy ra dị ứng ở một mức độ nhất định, giảm nhẹ mức độ nghiêm trọng của hen suyễn.
Từ mùa Đông sang Xuân là thời cao điểm xảy ra các bệnh tim mạch, có lẽ do liên quan đến khí hậu của những tháng này, trong đó sự biến đổi nhiệt độ khí hậu luôn đột ngột là nguyên nhân quan trọng gây ra bệnh.
Quỹ Khoa học và sức khỏe tâm - thần kinh quốc tế đã chọn ngày 21/3 hằng năm là “Ngày giấc ngủ thế giới”. Dựa theo thời khắc ban ngày kéo dài, tháng 3 là thời gian tốt nhất tập thói quen giấc ngủ, đặc biệt là đối với trẻ em ngủ kém. Chuyên gia kiến nghị, tạo dựng không khí phòng ngủ ấm áp, đặt 1 quả táo bên cạnh gối nằm, đều giúp ích để giấc ngủ được sâu, trẻ em và thanh thiếu niên tốt nhất đảm bảo thời gian ngủ là 9 tiếng.
Ngày xuân là “mùa phục sinh”, cơ thể vào mùa xuân trao đổi chất thịnh vượng, máu huyết tăng tuần hoàn, tăng bài tiết kích tố, nhất là tăng kích thích tốt cho phát triển xương, răng. Đây là thời điểm tốt nhất cho cả nhà bảo vệ hàm răng, ngoài việc người lớn khám và làm sạch răng mang tính định kỳ, trẻ em cần phòng ngừa sâu răng và trị liệu bằng four.
Tháng này muỗi và côn trùng sinh sôi nhiều, không ít bệnh truyền nhiễm do côn trùng và muỗi đốt. Một số côn trùng và muỗi thích ẩn náu ở nơi ẩm thấp. Đến những vùng có côn trùng và muỗi “hoành hành”, nhất định phải kiểm tra tỉ mỉ những bộ phận như nách, da đầu… khi cần thiết, quần áo giặt với nước nóng và sấy ở nhiệt độ cao. Khi xuất hiện những triệu chứng như: mỏi mệt, phát sốt, nhức đầu, đau nhức cơ khớp, cũng như nơi bị côn trùng, muỗi đốt nổi mẩn đỏ cần đi chữa trị kịp thời.
Ngày hè, hoạt động ngoài trời trong thời gian dài sẽ tăng nguy cơ ung thư da, càng không thể bỏ qua tổn thương do rám nắng và nổi nếp nhăn do nắng. Nón rộng vành và kính mát ngừa tia tử ngoại UVA và UVB sẽ giúp ta được bảo vệ thêm.
Mùa hè ngày dài hơn đêm, mọi việc sắp xếp trong ngày không quá chặt kín, quả thích hợp cho cả nhà tập luyện. Du lịch dã ngoại, hoạt động leo núi… đều rất có ích, không chỉ tốt cho thị lực của trẻ em, còn có ích nhất định đối với chức năng tim phổi và khả năng hài hòa của tứ chi của người trung lão niên.
Mùa này rau quả, trái cây tươi rầm rộ trên thị trường, chẳng hạn như: đào, mận, bí rợ, hạt bắp… Nghiên cứu mới nhất cho thấy, mỗi người hằng ngày tốt nhất hấp thu trên 5 loại rau quả, trái cây đủ màu, không chỉ tốt cho sức khỏe tim mạch và các cơ quan tạng phủ mà còn đạt tác dụng trì hoãn lão hóa và tăng sức miễn dịch.
Tháng 9 là mùa tựu trường của trẻ, đối mặt những bài vở dày đặc. Thời điểm này phụ huynh cần lưu ý bồi dưỡng trẻ “dùng” mắt hợp lý, tạo thói quen tập mắt theo định kỳ. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần kiểm tra thị lực và mắt cườm định kỳ cho chính mình. Nếu bạn cảm thấy cần để quyển sách xa một tí mới nhìn rõ hơn, hoặc nhìn xong cảnh vật cảm thấy nhức đầu, có lẽ bạn nên đắn đo nên chăng cần mang kính rồi.
Thu đông là thời “chuyển giao” cao điểm của dịch cúm, nếu làm tốt công tác chuẩn bị từ tháng 10, sẽ giảm bớt tỉ lệ xảy ra dịch cúm và cảm mạo. Mỗi thành viên trong gia đình nên tiêm vắcxin ngừa cúm. Ngoài ra, rửa tay thường xuyên là con đường thứ hai dự phòng lây bệnh. Thành viên trong nhà siêng rửa tay, đảm bảo hằng ngày có nửa giờ tập luyện, đảm bảo trạng thái tâm lý tốt, sắp xếp kết cấu bữa ăn hợp lý, càng có ích cho việc phòng chống dịch cúm.
Cuối năm đến gần, các ngày lễ cũng nhiều, cộng thêm thời tiết chuyển lạnh, đường sẽ được hấp thu tăng lên một cách thiếu cảnh giác. Ít ăn đồ ngọt không chỉ nhằm tránh sâu răng, cũng giúp giảm bớt nguy cơ các bệnh khác phát sinh. Thay thức uống chứa đường bằng nước, sữa bò ít béo là sự chọn lụa tốt cho sức khỏe.
Mùa đông ít ánh nắng, dễ suy giảm cảm xúc. Vào thời điểm này giúp đỡ nhiều cho người xung quanh, giúp ích cho việc cải thiện cảm xúc âu lo cho họ.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.