Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Ong đốt: Phải xử trí thế nào?

Cách xử trí khi bị ong đốt tùy thuộc vào mức độ phản ứng của cơ thể bạn. Phần lớn các vấn đề cần được xử trí liên quan đến phản ứng dị ứng của cơ thể đối với nọc ong. Hầu hết các trường hợp đều đáp ứng tốt với thuốc nếu điều trị kịp thời.

Ong đốt: Phải xử trí thế nào?

Nhiều người khi bị ong đốt thường hoang mang và luống cuống vì không biết cách xử trí thế nào cho đúng. Nếu bạn là một trong số đó, hãy làm theo các lời khuyên dưới đây:

Xử trí tại nhà khi bị ong đốt

Hầu hết các vết ong đốt chỉ gây phản ứng nhẹ, có thể xử trí tại nhà. Bạn có thể phòng tránh bị ong đốt bằng cách sử dụng quần áo bảo hộ, thuốc đuổi côn trùng, và tránh xa các khu vực có nhiều côn trùng.

Dưới đây là các bước bạn nên thực hiện nếu bị ong đốt:

  • Lấy ngòi của ong ra ngay lập tức.
  • Chườm đá lên vết đốt sẽ có tác dụng giảm đau nhẹ. Chườm đá 20 phút mỗi giờ. Bạn có thể bọc đá vào khăn rồi chườm để tránh làm bỏng da do lạnh.
     
  • Uống thuốc dị ứng (Diphenhydramine, Loratidin) sẽ giúp bạn đỡ ngứa
  • Uống thuốc giảm đau (Ibuprofen, Acetaminophen) nếu cần
  • Rửa với xà phòng và nước sau đó bôi mỡ kháng sinh lên vết đốt
     
  • Có thể tiêm huyết thanh chống uốn ván sau một vài ngày

Hầu hết thì các vết đốt của côn trùng sẽ không cần chăm sóc y tế gì thêm

Nếu bạn biết bạn bị dị ứng, đặc biệt nếu bạn đã từng có những phản ứng dị ứng nặng khi bị ong đốt, hãy đến cơ sở y tế ngay lập tức, uống thuốc dị ứng sớm nhất có thể. Nếu bạn đã từng phải tiêm Adrenalin vì phản ứng dị ứng thì hãy luôn nhớ mang theo thuốc và bạn có thể tự sử dụng nó.

Chăm sóc y tế

Nếu bạn có một vết đốt đơn giản, không có những triệu chứng dị ứng, bạn có thể chỉ cần chăm sóc vết đốt tại chỗ như là rửa sạch và bôi mỡ kháng sinh. Nhiều cái ngòi còn sót lại sẽ được đẩy đi. Bạn có thể sử dụng thuốc chống dị ứng đường uống để giảm ngứa. Bác sĩ cũng có thể kê thuốc giảm đau cho bạn. Bạn sẽ được tiêm huyết thanh chống uốn ván nếu chưa tiêm.

Nếu chỉ có những triệu chứng dị ứng nhẹ như là mẩn ngứa toàn thân nhưng không có khó thở hay các dấu hiệu nguy hiểm khác, bạn có thể chỉ cẩn điều trị bằng thuốc chống dị ứng. Bạn cũng có thể sẽ được tiêm Corticoid. Một vài trường hợp thì bác sĩ sẽ phải tiêm Adrenalin.

Việc điều trị có thể được tiến hành ngay tại nơi xảy ra hoặc trên xe cứu thương. Nếu bạn ổn định, bạn sẽ được về nhà sau khi đã được theo dõi ở khoa cấp cứu.

Nếu cơ thể của bạn có những phản ứng dị ứng nặng hơn bình thường như mẩn ngứa toàn thân, khó thở, bạn rất có thể sẽ cần được tiêm kháng Histamin, Corticoid hay Adrelanin. Bạn có thể sẽ được theo dõi trong thời gian dài ở khoa cấp cứu hoặc cho nhập viện.

Nếu bạn có các phản ứng dị ứng nặng như hạ huyết áp, sưng phù đường thở, khó thở nặng, bạn cần được cấp cứu ngay. Việc điều trị có thể bao gồm đặt ống nội khí quản, tiêm kháng Histamin, Corticoid và Adrenalin, đặt đường truyền tĩnh mạch, theo dõi liên tục trên Mornitoring ở khoa cấp cứu; có thể phải nhập viện, thậm chí là vào khoa điều trị tích cực.

 

Nếu như bị từ 10-20 vết đốt trở lên nhưng không có bằng chứng nào về phản ứng dị ứng, bạn có thể vẫn cần được theo dõi kéo dài ở khoa cấp cứu hoặc nhập viện để bác sĩ làm một vài xét nghiệm máu.

Nếu bạn có các vết đốt trong miệng hoặc họng, bạn cần vào khoa cấp cứu theo dõi hoặc những chăm sóc đặc biệt nếu có các biến chứng khác.

Nếu bạn có vết đốt ở nhãn cầu, bạn cần đi khám chuyên khoa mắt.

Tham khảo thêm bài viết: 5 loại vết côn trùng cắn bạn không nên bỏ qua

Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

  • 18/04/2024

    CDC Mỹ cảnh báo về vi khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu hiếm gặp

    Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) vừa đưa ra cảnh báo về một chủng vi khuẩn gây ra bệnh viêm màng não mô cầu hiếm gặp đang gia tăng ở Mỹ.

Xem thêm