Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Cách sơ cấp cứu ngộ độc methanol

Liên tiếp trong những ngày qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol, không ít người đã tử vong.

Liên tiếp trong những ngày qua, trên cả nước đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc do uống phải rượu pha cồn công nghiệp methanol, không ít người đã tử vong. Cho dù không tử vong thì hậu quả do ngộ độc rượu pha cồn công nghiệp methanol vẫn rất nặng nề: Người bệnh có thể tổn thương não, dây thần kinh thị giác, hoại tử não giống những trường hợp đột quỵ nặng nề, thêm tình trạng tổn thương nội tạng. Methanol gây nguy hiểm cho cơ thể như thế nào và cách sơ cứu, cấp cứu ngộ độc rượu có methanol ra sao,...? Bài viết của bác sĩ giúp bạn đọc hiểu thêm và chủ động ngăn chặn.

Methanol là gì?

Methanol là hóa chất lỏng và là nguồn năng lượng bắt nguồn từ khí thiên nhiên, than, chất thải sinh học và CO2. Được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu hóa học và ứng dụng làm năng lượng sạch cho môi trường (nhiên liệu vận tải, nhiên liệu hàng hải, pin năng lượng mặt trời, phát điện, nấu ăn...); Methanol là dạng rượu cồn đơn giản nhất, là chất lỏng nhẹ, bay hơi, không màu, dễ cháy với mùi vị đặc trưng rất giống với ethanol (loại rượu uống được). Methanol là sản phẩm phụ của quá trình chưng cất rượu và là chất lỏng đầu tiên ngưng tụ khi rượu được nấu theo cách chưng cất truyền thống. Tuy nhiên, không giống rượu ethanol, methanol có độc tính cao và không thích hợp để uống. Methanol tinh khiết có mùi thoang thoảng ngọt ở nhiệt độ môi trường xung quanh; methanol thô có thể có mùi hăng, khó chịu. Methanol được dùng rộng rãi trong sơn, chất tẩy sơn và dung môi trong công nghiệp. Nó cũng được sử dụng trong sản xuất formaldehyde, acid acetic, các dẫn xuất methyl và axit vô cơ; như một chất chống đông, phụ gia chống đóng băng nhiên liệu và làm tăng chỉ số octan nhiên liệu; một chất biến tính ethanol; một dung môi chiết và làm nhiên liệu cho bếp dã ngoại và hàn hơi.

Các bác sĩ BV Bạch Mai đã có mặt kịp thời hỗ trợ thầy thuốc Lai Châu điều trị bệnh nhân vụ ngộ độc rượu tập thể (ảnh chụp chiều 16/2/2017). Ảnh: Thế Anh

Nghi ngộ độc methanol khi nào?

Sau khi uống rượu nhập lậu hoặc không rõ nguồn gốc hoặc do vô tình uống phải methanol thấy có biểu hiện đau đầu nặng, hoa mắt, thở gấp hoặc thở sâu, buồn ngủ là dấu hiệu cảnh báo của việc ngộ độc. Các triệu chứng này có thể kéo dài từ 12-24 giờ sau khi phơi nhiễm.

Ảnh hưởng của methanol trên cơ thể

Sau khi vào cơ thể, methanol được cơ thể chuyển thành axit formic, là chất độc hơn methanol rất nhiều.  Axit formic gây độc tố cho thần kinh và võng mạc. Nó có thể gây tổn thương vĩnh viễn cho hệ thần kinh trung ương cũng như võng mạc. Mức độ axit formic cao có thể gây suy đa tạng, toan chuyển hóa nghiêm trọng, thậm chí tử vong.

Các triệu chứng ngộ độc methanol: Nôn ọe nhiều; Tiêu chảy hoặc đau bụng; Đau đầu; Huyết áp thấp; Chóng mặt hoặc mất phương hướng; Môi và móng tay tím tái; Hành vi kích động; Nhìn không rõ hoặc mờ, mù lòa; Khó thở; Co giật; Hôn mê và tử vong.

Các triệu chứng nhiễm độc methanol thường xuất hiện trong vòng 30 phút sau uống nhưng có thể muộn hơn tuỳ thuộc vào số lượng mà bệnh nhân uống, bệnh nhân có uống cùng ethanol hay không (xuất hiện triệu chứng chậm hơn). Thường có hai giai đoạn, giai đoạn kín đáo (vài giờ đến 30 giờ đầu) và giai đoạn biểu hiện ngộ độc rõ tiếp theo sau. Vì triệu chứng lúc đầu thường kín đáo và nhẹ (ức chế nhẹ thần kinh, an thần, vô cảm) nên thường bị bệnh nhân chủ quan và bỏ qua.

Sơ cứu cho người nghi ngờ bị ngộ độc methanol

Để sơ cứu cho người nghi bị ngộ độc methanol, trước hết, bạn phải tuân theo các cách thức sơ cấp cứu nói chung cho các bệnh nhân ngộ độc. Bạn chỉ thực hiện dưới sự chỉ định và giúp đỡ của nhân viên y tế hoặc sau khi đã gọi điện tới Trung tâm Chống độc hay đường dây nóng tư vấn về ngộ độc methanol để được các cán bộ chuyên trách hướng dẫn.

Cấp cứu bệnh nhân ngộ độc rượu tại Lai Châu.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo về việc ngộ độc methanol rằng: “Nguyên tắc điều trị chính khi bị ngộ độc methanol là phòng ngừa hơn nữa sự chuyển hóa của chất methanol, chế ngự những điều bất thường của sự trao đổi chất và thực hiện chăm sóc hỗ trợ khác. Sự chuyển hóa có thể được ngăn chặn bằng việc cho uống ethanol hoặc fomepizole. Các biện pháp hỗ trợ có thể bao gồm việc chế ngự nhiễm axit bằng chất carbonat axit natri, đặt ống và hô hấp bằng máy và sử dụng biện pháp đào thải ra ngoài cơ thể như thẩm phân máu”.

Cách điều trị dứt điểm duy nhất khi bị ngộ độc methanol là thẩm phân máu. Thẩm phân máu giúp duy trì cân bằng hóa học của cơ thể - kể cả các chất như ka-li, natri và clorua và giúp kiểm soát huyết áp của bệnh nhân. Do đó, nếu bị ngộ đọc methanol, cần thu xếp chuyển ngay bệnh nhân tới một bệnh viện lớn có thiết bị thẩm tách máu. Đây là thời điểm cực kỳ quan trọng đối với trường hợp khẩn cấp đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Các biện pháp xử trí tại y tế cơ sở

Xử trí bệnh nhân ngộ độc methanol cũng giống như xử trí bệnh nhân cấp cứu nói chung. Nhanh chóng loại bỏ chất độc và dùng thuốc giải độc đặc hiệu nếu có. Hồi sức các chức năng sống. Khi đã xuất hiện các triệu chứng lâm sàng thì các biện pháp hồi sức trở thành quan trọng hàng đầu. Cần hồi sức ngay trước khi tiến hành loại trừ chất độc và để cho việc loại trừ chất độc được thực hiện an toàn, đặc biệt là phải đảm bảo hô hấp và tuần hoàn ổn định; Gọi trung tâm chống độc gần nhất để được hỗ trợ.

 

Ở người lớn, ngộ độc methanol với liều 8g (1ml dung dịch 100%) đã có thể gây mù, ngộ độc với liều 10g (30ml dung dịch 40%) có thể gây tử vong. Ở trẻ em, ngộ độc methanol với liều 0,25ml/kg đã gây mù mắt và 0,5ml/kg đã gây tử vong (dung dịch 100%). Trước khi gây độc, methanol được chuyển hóa thành formaldehyde và sau đó được oxy hóa thành axit formic (formate). Nồng độ axit formic trong máu cao ức chế cytochrome oxidase của ty lạp thể trong tế bào gây thiếu oxy tế bào, toan chuyển hóa nặng, tổn thương thần kinh thị giác và tổn thương võng mạc mắt. Ngoài ra, methanol gây ức chế thần kinh trung ương, giãn mạch, tụt huyết áp và giảm cung lượng tim.
BS. Trần Kim Anh - Theo Sức khỏe & Đời sống
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm