Mức độ tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam được ghi nhận ở mức rất cao, xếp thứ hai trong các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, xếp thứ 10 châu Á (sau Hàn Quốc, Ấn Độ, Nepal, Thái Lan…) và thứ 29 thế giới. Đặc biệt, người Việt bắt đầu sử dụng đồ uống có cồn ở độ tuổi rất sớm - trước 20 tuổi. Điều này gây ra những hệ lụy nguy hiểm.
Loạn thần do rượu bia
PGS.TS - Bác sĩ Bùi Quang Huy, Trưởng khoa Tâm thần (Bệnh viện 103, Hà Nội) cho biết, khoa Tâm thần có rất nhiều trường hợp nhập viện trong trạng hôn mê sâu, co giật mạnh do uống rượu. Nhiều người trong số đó tử vong, thậm chí 4 người uống thì 3 người tử vong.
Về cơ chế, PGS Huy cho hay khi rượu bia vào cơ thể, chúng được hấp thụ từ miệng đến niêm mạc hậu môn, nhưng chủ yếu ở tá tràng (90%). Trước tiên, chúng đi vào máu, tác động đến não, gây ức chế ở vỏ não, từ đó dẫn đến mất kiểm soát hành vi, lời nói, nặng hơn sau đó là ức chế về hô hấp. Nồng độ trong máu quá cao sẽ gây hôn mê. Những trường hợp này rất khó cứu chữa kể cho cho thở máy, đặt nội khí quản.
Nhiều năm qua, nhiều ca bệnh uống rượu nhập viện trong tình trạng có những hành vi thiếu kiểm soát, như hung hăng chửi bới, đe dọa mọi người xung quanh hoặc tỏ ra sợ hãi, mê sảng, hốt hoảng, vã mồ hôi. Sau khi bị nhốt vào phòng kín một mình, bệnh nhân bị loạn thần, tưởng tượng ra những cảnh rùng rợn, thủ sẵn dao nhọn để phòng thân, tự cào cấu…
Tình hình tương tự cũng xảy ra tại Viện Sức khỏe Tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội). Bác sĩ Nguyễn Văn Dũng cho biết, tình trạng người bệnh lạm dụng rượu bia - đặc biệt là rượu bia kém chất lượng - để lại hậu quả nặng nề vì sẽ tàn phá hệ thần kinh trung ương, làm suy giảm trí nhớ…
Theo bác sĩ Dũng, bệnh viện đã từng tiếp nhận trường hợp loạn thần do nghiện rượu gây ra ảo giác, hoang tưởng, thậm chí tự sát. Theo những nghiên cứu gần đây, tỷ lệ tự sát ở người nghiện rượu cao thứ ba sau bệnh tâm thần phân liệt và trầm cảm.
Rượu nấu thủ công có chất độc
Bác sĩ Trần Quốc Bảo, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cảnh báo, rượu “không chính thống” là vấn nạn lớn đối với sức khỏe người dân. Trong khi đó, ước tính của Hiệp hội rượu bia cho thấy có khoảng 200 triệu lít rượu tự nấu/năm tại nước ta.
Theo bác sĩ Bảo, trên 80% rượu nấu thủ công có chứa các chất độc hại vượt quá hàm lượng cho phép như Aldehyd, Methanol, đặc biệt là Furfurol. Furfurol sinh ra trong quá trình sản xuất rượu với công nghệ thấp. Đây là chất rất độc hại cho bộ máy tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, là nguyên nhân của nhiều bệnh như tim mạch, ung thư, mất trí nhớ và dị tật thai nhi.
Chính vì vậy, tiêu chuẩn về rượu đều phải âm tính với Furfurol. Aldehyt vượt mức cho phép sẽ gây ngộ độc mạn tính thần kinh, run tay chân, đau đầu, giảm trí nhớ…
Tế bào ung thư xuất hiện chỉ sau 2 năm uống rượu bia
Vẫn theo bác sĩ Bảo, rượu bia nằm trong danh mục phân loại bệnh tật quốc tế, khi là nguyên nhân gián tiếp của 200 loại bệnh tật, chấn thương, và là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 bệnh, trong đó có ung thư.
Kết luận của Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) cho thấy rượu bia là chất gây ung thư đối với người, với một loạt bệnh ung thư như khoang miệng, họng, thanh quản, thực quản, đại trực tràng, gan và ung thư vú ở phụ nữ. Uống ở mức độ nào cũng có nguy cơ gây ung thư. Uống càng nhiều thì nguy cơ ung thư càng tăng.
Đặc biệt, bác sĩ Bảo lưu ý, sự phát triển ung thư thường xuất hiện sau khi bắt đầu uống từ 2-15 năm, thậm chí ngay cả sau khi đã cai rượu.
Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!
Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế
Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.
Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).
Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.
Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?
Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.
Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.