Cơ thể bạn có khoảng 60% là nước. Bạn chỉ cần mất đi một lượng nước rất nhỏ, khoảng 1.5%, là đủ để khiến tâm trạng, nguồn năng lượng và chức năng nhận thức của bạn giảm xuống, theo kết quả nghiên cứu của đại học Connecticut. Ngoài một số nguyên nhân rõ ràng gây mất nước: như thời tiết nắng nóng, luyện tập thể thao hoặc không uống đủ nước thì những nguyên nhân gây mất nước khác, thường khó phát hiện hơn. Dưới đây là 14 nguyên nhân tiềm ẩn (và bất ngờ) có thể gây mất nước và cách dự phòng.
Tiểu đường
Những người bị tiểu đường, đặc biệt là những người bị bệnh nhưng không biết, thường sẽ có nguy cơ mất nước cao hơn. Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ lượng glucose thừa thông qua việc tăng bài tiết nước tiểu, và việc này sẽ khiến bạn bị mất nước. Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, và thường xuyên khát nước hoặc thường xuyên đi tiểu, hãy trao đổi với bác sỹ về việc làm thế nào để có thể kiểm soát bệnh tiểu đường tốt hơn. Và nếu bạn thường xuyên bị khát nước, đi kèm với các triệu chứng khác của bệnh tiểu đường typ 2, thì bạn nên đến gặp bác sỹ để được chẩn đoán.
Chu kỳ kinh nguyệt
Nếu bạn đang ở trong những ngày “đèn đỏ”, thì bạn nên nghĩ đến việc uống nhiều nước hơn bình thường. Estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến mức độ mất nước của cơ thể và khi 2 hormone này thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt và gây ra các triệu chứng tiền kinh nguyệt, thì bạn sẽ cần phải uống nhiều nước hơn. Ngoài ra, với những phụ nữ thường xuyên có chu kỳ kinh nguyệt rất nặng, thì lượng máu mất đi hàng tháng cũng có thể làm giảm lượng nước trong cơ thể. Để biết bạn có thuộc nhóm phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt nặng hay không, bạn có thể đếm số lượng băng sinh của bạn, nếu bạn phải thay băng vệ sinh nhiều hơn mức 2 giờ/lần thì bạn nên trao đổi với bác sỹ phụ khoa.
Các thuốc kê đơn
Hãy kiểm tra những phản ứng phụ của các loại thuốc mà bạn đang dùng. Rất nhiều loại thuốc kê đơn, ví dụ như thuốc lợi tiểu, có thể sẽ làm bạn đi tiểu nhiều hơn và do vậy, sẽ làm tăng nguy cơ mất nước của bạn. Các loại thuốc huyết áp cũng là một ví dụ tương tự như vậy. Ngoài ra, bất cứ loại thuốc nào có tác dụng phụ là tiêu chảy hoặc nôn mửa cũng có thể sẽ khiến bạn bị mất nước nếu bạn gặp phải các tác dụng phụ này. Nếu các loại thuốc kê đơn bạn đang dùng có những tác dụng phụ này, bạn nên tăng lượng nước bạn uống vào một ngày.
Chế độ ăn low – carb
Carbohydrate được tích trữ trong cơ thể cùng với nước. Đó là lý do vì sao bạn sẽ giảm được một vài kilogram nước nếu bạn thực hiện chế độ ăn low – carb. Nếu bạn đang giảm cân, bạn sẽ thích thú với việc giảm cân như vậy, nhưng điều này sẽ không tốt với lượng nước trong cơ thể bạn. Ngoài ra, vì các loại carb nguyên chất như yến mạch, pasta làm từ lúa mỳ và gạo lức trong quá trình chế biến sẽ được ngâm ngập trong nước nên việc ăn những loại carb này cũng có thể làm tăng lượng nước trong cơ thể bạn. Vì vậy, khi bạn loại bỏ các loại thực phẩm này ra khỏi chế độ ăn, thì bạn cũng sẽ có ít nước trong cơ thể hơn.
Căng thẳng
Khi bạn đang chịu căng thẳng, tuyến thượng thận sẽ tăng sản xuất ra hormone stress. Và nếu bạn thường xuyên bị căng thẳng, thì tuyến thượng thận của bạn sẽ bị kiệt sức và sẽ dẫn đến suy thượng thận. Vấn đề là, tuyến thượng thận cũng là tuyến sản xuất ra hormone aldosterone – hormone giúp cơ thể điều chỉnh lượng nước và chất điện giải trong cơ thể. Và khi tuyến thượng thận bị suy, thì lượng hormone aldosterone của cơ thể sản xuất ra sẽ giảm đi, gây mất nước và chất điện giải. Việc tăng lượng nước uống vào có thể sẽ giúp giải quyết vấn đề một cách tạm thời, thì việc giải quyết căng thẳng và thực hiện các kỹ thuật giảm stress sẽ là giải pháp lâu dài của bạn.
Hội chứng ruột kích thích
Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, ví dụ như buồn nôn hoặc tiêu chảy mãn tính, có thể gây ra tình trạng mất nước. Ngoài ra, rất nhiều người mắc phải hội chứng ruột kích thích có thể sẽ phải thực hiện một số chế độ ăn đặc biệt, loại bỏ một số loại thực phẩm nhất định dẫn đến các triệu chứng bệnh. Và nếu những loại thực phẩm này là những loại thực phẩm nhiều nước, thì có thể đó sẽ là một trong số những nguyên nhân gây mất nước của bạn.
Mức độ hoạt động thể chất
Chúng ta thường nghĩ rằng, việc bị mất nước sau khi luyện tập chỉ xảy ra với những vận động viên luyện tập cường độ cao trong nhiều giờ, nhưng trên thực tế, bất cứ tình huống nào khiến bạn đồ mồ hôi, ví dụ như đi bộ nhanh quanh tòa nhà, hay ngồi lâu trong một căn phòng nóng nực, cũng có thể sẽ khiến bạn bị mất nước. Và ngày này qua ngày khác, nếu bạn cứ thường xuyên đổ mồ hôi nhiều hơn lượng nước bạn uống vào như vậy, thì bạn có thể sẽ rơi vào tình trạng bị mất nước. Bạn có thể thử áp dụng cách sau: cân trước và sau khi bạn hoạt động thể chất, với mỗi 0.5kg bạn mất đi, hãy uống bổ sung 400-600ml nước.
Mang thai
Bạn bị chướng bụng trong khi mang thai? Vậy thì rất có thể là cơ thể bạn đang cố tích nước để chống lại tình trạng mất nước. Trong suốt quá trình mang thai, lưu lượng máu nói chung và các hoạt động của hệ tuần hoàn sẽ tăng lên, do vậy, sẽ làm tăng nhu cầu nước của cơ thể. Ngoài ra, buồn nôn và nôn mửa trong giai đoạn ốm nghẽn cũng có thể gây ra những ảnh hưởng rất lớn đến lượng nước trong cơ thể bạn. Nếu bạn đang bị ốm nghén, thì bạn không nên chấp nhận việc này, mà nên trao đổi với bác sỹ về các cách làm giảm triệu chứng ốm nghén của bạn.
Lão hóa
Khi bạn lớn tuổi hơn, khả năng chuyển hóa nước cũng như cảm nhận cảm giác khát sẽ giảm đi, cũng tức là bạn sẽ dễ bị mất nước hơn và lại khó cảm nhận được khi nào bạn đang bị mất nước. Nếu bạn không thể nhớ được lần cuối cùng bạn uống nước là khi nào, thì bạn hãy cố gắng luôn mang theo một chai nước bên mình và ghi chép lại xem, một ngày bạn uống hết bao nhiêu chai nước như vậy.
Thực phẩm chức năng
Những loại thực phẩm chức năng đến từ thiên nhiên vẫn có thể khiến thận của bạn bị quá tải. Ví dụ, rau mùi tây, hạt cần tây, hoa bồ công anh và cải xoong được chứng minh là có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn, và do vậy, có thể dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu bạn đang suy nghĩ đến việc sử dụng thực phẩm chức năng, hoặc đã sử dụng một loại thực phẩm chức năng nào đó, thì bạn nên trao đổi với bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng về các tác dụng phụ của những loại thực phẩm chức năng này.
Độ cao
Khi bạn đi du lịch đến vùng cao, cơ thể bạn sẽ thở nhanh hơn và đi tiểu nhiều hơn. Mặc dù 2 phản ứng này của cơ thể sẽ giúp cơ thể nạp đủ lượng oxy cần thiết để thích nghi với độ cao, nhưng lại có thể sẽ khiến cơ thể rơi vào trạng thái mất nước.
Uống rượu
Tại sao việc uống rượu lại có thể làm giảm lượng nước trong cơ thể bạn được, trong khi bạn vẫn đang…uống cơ mà? Vì uống rượu sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Rượu sẽ làm ức chế hormone chống bài niệu – là hormone sẽ hấp thu lượng nước mà bạn uống vào cơ thể, thay vì chuyển lượng nước này tới bàng quang. Đồng thời, nhờ tác dụng lợi tiểu của rượu, các tế bào trong cơ thể bạn sẽ giảm kích thước, và đẩy nhiều nước hơn tới bàng quang. Hai yếu tố này sẽ góp phần làm tăng nguy cơ mất nước của cơ thể bạn. Ngoài ra, việc uống rượu cũng làm giảm khả năng nhận biết các dấu hiệu mất nước của cơ thể, ví dụ như cảm giác khát và mỏi, và điều này sẽ càng làm cho tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
Ăn quá ít rau xanh và trái cây
Việc không ăn đủ trái cây và rau xanh có thể sẽ khiến bạn mất đi khoảng 2 ly nước một ngày. Do vậy, nếu bạn đã không ăn đủ lượng khuyến nghị là 5 khẩu phần rau xanh và trái cây một ngày, và cũng không bù lại lượng này (bằng việc uống nước) thì bạn có thể sẽ rơi vào trạng thái mất nước.
Cho con bú
Cho con bú chính là một cách khiến cơ thể bạn bị mất nước, đó là chưa kể đến lượng chất điện giải, protein, chất khoàng và các chất khác cũng sẽ bị mất đi thông qua việc cho con bú. Do vậy, rõ ràng là bạn sẽ rơi vào trạng thái mất nước. Nếu bạn đang gặp phải khó khăn trong việc tiết sữa, hãy tăng lượng nước mà bạn uống vào đồng thời trao đổi với bác sỹ. Giảm tiết sữa có thể là một dấu hiệu của tình trạng mất nước nặng.
Thông tin thêm về mất nước trong bài viết: 4 dấu hiệu cho thấy bạn đang bị mất nước nghiêm trọng
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.