Iod là một loại vi chất có thể được tìm thấy trong đất, nước biển và rất nhiều loại thực phẩm ví dụ như trứng, sữa và cá. Iod vô cùng quan trọng bởi cơ thể cần sử dụng iod để tạo ra hormone tuyến giáp. Nếu bạn không bổ sung đủ iod trong chế độ ăn, bạn sẽ không thể tạo ra đủ hormone tuyến giáp để duy trì các hoạt động chức năng của cơ thể, thậm chí có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Thiếu iod ngày nay không còn là vấn đề quá đáng lo ngại ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng muối, sữa hoặc gluten, hoặc nếu bạn đang mang thai và cho con bú, thì bạn có thể có nguy cơ bị thiếu iod. Triệu chứng thiếu iod bao gồm các vấn đề về sinh sản, tăng cân, lúc nào cũng cảm thấy lạnh và táo bón.
Đa số người trưởng thành chỉ cần khoảng 150 microgam iod một ngày và có thể bổ sung đủ lượng này thông qua chế độ ăn vì iod có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm phổ biến như sữa, phô mai, trứng, một số loại bánh mì, cá và muối iod. Tuy nhiên, vẫn có một số nhóm đối tượng nhất định có nguy cơ bị thiếu iod cao hơn.
Phụ nữ mang thai/cho con bú và con của họ, có nguy cơ bị thiếu iod
Phụ nữ mang thai cần lượng iod nhiều gấp rưỡi người trưởng thành bình thường (220 microgam/ngày) và phụ nữ đang cho con bú cần lượng iod cao gần gấp đôi mức bình thường (290mg/ngày). Do vậy, đây là 2 nhóm đối tượng dễ bị thiếu iod nhất. Thiếu iod nghiêm trọng ở phụ nữ có thai có liên quan đến tình trạng sảy thai và sinh non, ngoài ra, còn có thể gây ra các bất thường bẩm sinh cũng như các vấn đề về phát triển ở em bé, đặc biệt và về chức năng nhận thức. Nếu đạng uống vitamin dành cho bà bầu, bạn cần đảm bảo rằng trong đó có chứa ít nhất 150 microgam iod/liều mỗi ngày. Phụ nữ mang thai cần coi trọng vai trò của iod ngang với vai trò của axit folic vậy.
Nguồn cung cấp iod tốt nhất là trứng, sữa, cá và một số loại bánh mì.
Đa số mọi người cần 150 microgam iod một ngày, và để dễ hình dung hơn, thì một cốc sữa sẽ cung cấp khoảng 56 microgam. Iod có trong tất cả các sản phẩm làm từ sữa, ví dụ như phô mai, sữa chua, kem và bơ. Một quả trứng có chứa khoảng 25 microgam iod, trong khi 2 lát bánh mì được bổ sung iod có thể cung cấp tới 45 microgam. Các loại cá, như cá tuyết, cá ngừ và tôm là những nguồn thực phẩm rất giàu iod. Một lá rong biển thậm chí có thể cung cấp cho bạn hơn 2000 microgam iod một ngày – một lượng tương đối cao, do vậy, bạn không cần thiết phải ăn rong biển mỗi ngày.
Những người ăn chay hoặc thực hiện chế độ ăn không chứa gluten cũng có thể có nguy cơ.
Vì sữa và ngũ cốc là những nguồn thực phẩm phổ biến cung cấp iod, nên bất cứ ai kiêng ăn nhóm thực phẩm này cũng rất dễ có nguy cơ bị thiếu iod. Sử dụng muối iod và uống bổ sung vitamin tổng hợp có chứa iod có thể bù đắp được một phần việc thiếu iod trong chế độ ăn.
Muối được bổ sung iod có thể rất hữu ích
Cho dù bạn sử dụng loại muối nào, thì bạn cũng cần đảm bảo rằng, loại muối bạn sử dụng đã được bổ sung iod. Một nửa thìa cà phê muối có thể cung cấp cho bạn gần đủ nhu cầu khuyến nghị một ngày với đa số mọi người. Bạn cũng cần ghi nhớ rằng, mặc dù rất nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng gói có chứa muối, nhưng đó chưa chắc đã là muối iod, trừ khi muối iod được ghi trong bảng danh sách thành phần của sản phẩm.
Thiếu iod có thể gây bướu cổ
Khi bạn không bổ sung đủ iod, tuyến giáp – cơ quan hình cánh bướm nằm dưới yết hầu, sẽ trở nên lớn hơn vì phải cố gắng để tạo ra đủ lượng hormone tuyến giáp, và tình trạng này thường được gọi là bướu cổ. Trước khi việc sử dụng muối iod được phổ cập, rất nhiều vùng tại Việt Nam có người dân mắc phải tình trạng bướu cổ này.
Sử dụng viên uống bổ sung iod có thể gây nguy hiểm
Bạn không bao giờ được sử dụng viên uống bổ sung thuần iod, viên uống chỉ có chứa rong biển hay tảo bẹ. Bởi những viên uống dạng này có chứa nhiều hơn lượng iod khuyến nghị một ngày, và riêng đối với những sản phẩm này, thì sử dụng càng ít càng tốt. Việc sử dụng quá liều iod rất dễ xảy ra và có thể dẫn đến bệnh cường giáp và nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như nhịp tim bất thường, suy tim, đột quỵ và nhiều bệnh tim mạch mãn tính khác.
Lượng iod của bạn có thể xét nghiệm được
Xét nghiệm máu có thể được sử dụng để kiểm tra lượng iod trong cơ thể, nhưng sẽ không được chính xác lắm. Do vậy, bác sỹ thường sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu 24 giờ để có kết quả chính xác hơn về lượng iod trong cơ thể.
Thông tin thêm về iod trong bài viết: Iod - nguyên tố vi lượng thiết yếu trong cuộc sống
Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.
Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.
Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.