Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Giải đáp tất cả những câu hỏi về bú bình

Cho trẻ bú bình không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ!

Dùng bình nhựa hay thủy tinh?

Những biểu hiện của bé sẽ cho bạn biết được rằng, bé thích dùng loại bình nào hơn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc đến một số yếu tố sau: bình nhựa thường nhẹ hơn và khó bị vỡ hơn bình thủy tinh, nhưng bình nhựa thường sẽ không sử dụng được lâu như bình thủy tinh.  Sử dụng bình thủy tinh lại có thể giúp bé không bị phơi nhiễm với bisphenol A (BPA) – một chất thường được sử dụng trong một số loại bình nhựa.

Những gì bạn cần biết về núm vú

Đa số núm vú ở các bình sữa đều làm từ silicone hoặc cao su, và có nhiều hình dáng khác nhau. Đôi khi, mỗi loại núm vú còn có cả lưu lượng chảy sữa khác nhau, phụ thuộc vào lỗ ở đầu núm vú. Bạn có thể sẽ phải thử nhiều lọa núm vú khác nhau, trước khi tìm ra được loại núm vú mà bé thích, giúp bé bú bình dễ dàng hơn. Bạn cũng nên thường xuyên kiểm tra núm vú xem liệu núm vú có bị rách hoặc nứt không. Bạn cũng nên thay núm vú nếu thấy núm vú bị rách hoặc đổi màu.

Vệ sinh bình sữa và núm vú

Bạn có thể vệ sinh bình sữa bằng nước rửa bát với nước nóng, có thể rửa bằng tay hoặc máy rửa bát. Nên vệ sinh bình sữa và núm vú sau mỗi lần sử dụng. Bạn nên rửa bình sữa nhựa bằng tay, bởi một số nghiên cứu chứng minh rằng, khi tiếp xúc với nhiệt độ cao (ví dụ như trong máy rửa bát), thì nhựa có thể sẽ tiết ra một vài chất hóa học. Và cũng có rất nhiều chuyên gia cho rằng, bạn không cần phải “luộc” bình sữa của trẻ.

Sữa mẹ hay sữa công thức?

Bạn chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ (sau khi hút ra) hoặc sữa công thức trong bình sữa, không nên cho trẻ uống nước hoặc nước hoa quả trong bình. Nếu pha sữa công thức, bạn nên tuân thủ đúng hướng dẫn pha ở ngoài bao bì sữa. Cho thêm quá nhiều sữa sẽ làm loãng công thức, khiến sữa bé uống có quá ít chất dinh dưỡng. Quá nhiều nước cũng có thể làm giảm lượng muối trong cơ thể của trẻ, và có thể sẽ dẫn đến co giật. Tuy nhiên, quá ít nước lại có thể gây hại cho dạ dày và thận của bé.

Chọn loại sữa công thức nào?

Đa số các mẹ thường bắt đầu bằng loại sữa công thức làm từ sữa bò. Bạn cũng có thể mua loại sữa công thức làm từ đậu nành và không gây dị ứng. Nhưng bạn cần đảm bảo rằng, loại sữa mà bạn sử dụng đã được bổ sung thêm sắt. Bạn có thể sử dụng sữa công thức dạng bột, dạng đặc hoặc dạng pha sẵn. Khi trẻ đủ 6 tháng, trẻ cần uống khoảng 170 – 230ml mỗi lần bú.

Nhiệt độ ấm hay nhiệt độ phòng?

Bạn có thể cho trẻ uống sữa trong bình có nhiệt độ mát hoặc nhiệt độ phòng. Nếu trẻ thích uống sữa ấm hơn, bạn có thể ngâm bình sữa của trẻ trong nước ấm hoặc để bình sữa dưới vòi nước nóng chảy trong vòng 1-2 phút. Không nên sử dụng lò vi sóng để làm ấm bởi lò vi sóng sẽ tạo ra một số điểm nóng và có thể gây bỏng cho trẻ. Trước khi cho trẻ bú, bạn nên lắc bình sữa sau đó nhỏ vài giọt sữa lên mu bàn tay của bạn để kiểm tra nhiệt độ. Không nên kiểm tra bằng cổ tay bởi cổ tay rất kém nhạy cảm với nhiệt độ.

Bế trẻ như thế nào?

Bạn nên cho trẻ đeo yếm và chuẩn bị sẵn khăn sạch để lau cho trẻ. Sau đó, hãy bế trẻ sao cho đầu trẻ ở vị trí cao hơn phần thân trẻ một chút. Giữ bình sữa và theo dõi khi trẻ bú. Theo dõi trẻ sẽ giúp bạn biết được khi nào trẻ đã bú no. Khi bạn cảm thấy trẻ bú được một nửa cữ bú, hãy tìm cách cho trẻ ợ để tránh tình trạng nôn trớ sau khi bú đủ cữ.

Hãy cầm bình sữa của trẻ

Khi bạn cảm thấy mệt, rất có thể, bạn sẽ đặt bình sữa lên một chiếc gối và để trẻ tự bú. Nhưng, việc bạn cầm bình sữa cho trẻ còn có rất nhiều tác dung khác. Nó giúp bạn kết nối với trẻ và an toàn hơn cho trẻ. Để trẻ tự bú có thể sẽ khiến trẻ dễ bị hóc và sâu răng hơn. Trẻ tự bú bình có thể còn có nguy cơ bị viêm tai. Do vậy, hãy giúp trẻ bú bình và tận hưởng khoảng thời gian này cùng với trẻ!

Làm thế nào để biết trẻ đã no?

Trẻ sẽ cho bạn biết những “dấu hiệu” khi trẻ cảm thấy no. Trẻ có thể sẽ ngừng mút, quay đầu đi chỗ khác, hoặc nếu trẻ đủ lớn, trẻ có thể dùng tay đẩy bình sữa ra. Bạn có thể thử đưa bình vào miệng trẻ thêm một lần nữa để xem trẻ có thay đổi quyết định không, nhưng cũng không nên ép trẻ uống hết lượng sữa ở trong bình nếu trẻ không muốn. Nếu trẻ thường có biểu hiện nôn, trớ sau khi ăn, thì vào những lần sau, bạn nên pha ít sữa hơn.

Làm thế nào để cho trẻ ợ?

Nếu trẻ cần ợ trong quá trình bú bình hoặc sau khi bú, hãy ôm trẻ vào lòng và để trẻ nằm trên vai của bạn. Nhẹ nhàng vỗ hoặc xoa vào vùng lưng của trẻ. Bạn cũng có thể để trẻ nằm sấp trong lòng của mình, hơi nâng đầu trẻ lên và vỗ nhẹ vào lưng cho trẻ. Trẻ có thể sẽ trớ ra một chút sữa khi ợ, do vậy, hãy chuẩn bị sẵn khăn sạch trong tay. Nếu trẻ không ợ sau vài phút được cho ăn nhưng vẫn ăn bình thường, thì bạn cũng không cần phải quá lo lắng. Không phải tất cả mọi trẻ đều cần ợ trong khi được cho ăn.

Giảm tình trạng nôn trớ

Nếu trẻ của bạn nôn trớ rất nhiều trong khi bú, hãy cho trẻ ợ vài phút một lần, trong suốt quá trình bú bình. Không nên để trẻ nằm xuống hoặc chơi với trẻ trong vòng 45 phút sau khi trẻ bú. Hãy bế trẻ ở tư thế thẳng hoặc để trẻ ngồi thẳng trên ghế sau mỗi bữa ăn.  Khi trẻ ngồi, thường thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm đi. Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng nôn trớ của trẻ, bạn có thể trao đổi với bác sỹ.

Có nên đổi công thức sữa hay không?

Nếu trẻ nôn trớ rất nhiều hoặc trẻ quấy khóc, bạn có thể sẽ nghĩ rằng, loại sữa đó không phù hợp với trẻ. Đôi khi, trẻ sẽ bị dị ứng với loại sữa mà trẻ đang dùng, và do đó, dẫn đến tình trạng tiêu chảy, nôn mửa hoặc da khô, đỏ. Nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này ở trẻ, bạn nên trao đổi với bác sỹ nhi khoa. Bác sỹ có thể cho bạn biết liệu bạn có cần phải đổi sữa hay không, và nếu có, nên đổi sang loại nào tốt nhất. Không nên tự ý đổi sữa của trẻ mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Bảo quản sữa trong bao lâu?

Nếu trẻ không bú hết lượng sữa trong bình, bạn nên đổ lượng sữa thừa đi. Bạn có thể bảo quản sữa đã mở nắp hoặc sữa công thức dạng lỏng trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 48 giờ. Nếu bạn pha sữa từ sữa bột, thì sữa có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 24 giờ. Nếu sữa của trẻ bị để ngoài môi trường bình thường trong vòng 2 giờ, bạn nên đổ lượng sữa đó đi. Bạn nên pha sữa đúng hướng dẫn và không nên pha quá nhiều trong một lần. Sữa mẹ sau khi hút ra có thể bảo quản trong tủ lạnh và sử dụng trong vòng 7 ngày hoặc cho vào tủ đông. Sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 3 tháng trong tủ đông ở nhiệt độ -17 độ C, với độ lạnh sâu hơn, sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 6 tháng.

Thông tin thêm về bú bình trong bài viết: Mẹo giúp bé chuyển sang bú bình một cách dễ dàng

Bs.Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Medicinet
Bình luận
Tin mới
  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

  • 21/11/2024

    Bệnh hô hấp và cách bảo vệ sức khỏe trong mùa lạnh

    Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.

  • 20/11/2024

    9 cách chữa đau chân tại nhà hiệu quả

    Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.

  • 19/11/2024

    Các phương pháp điều trị bênh tiêu chảy tự nhiên khi bạn đang cho con bú

    Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.

  • 18/11/2024

    Tại sao người đái tháo đường nên ăn rau đầu tiên?

    Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/11/2024

    Ngày Trẻ em Thế giới: Bồi dưỡng sức khỏe thể chất và tinh thần cho trẻ

    Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Xem thêm