Hiếm có loại thực phẩm nào được mọi lứa tuổi yêu thích như sôcôla mà lại cũng chịu nhiều "điều tiếng" đến như vậy. Hãy nhớ rằng, sôcôla hoàn toàn được làm từ thực vật- hạt cacao nghiền nhỏ - và đó thực sự là một thực phẩm vàng mà thiên nhiên hào phóng ban tặng cho con người, dù là nam hay nữ, từ các cô bé cậu bé đến những thanh niên và cả những ông lão bà lão. Bạn có thể đáp lại lòng tốt của thiên nhiên chỉ bằng cách đơn giản là hiểu đúng và sử dụng tốt nhất món quà tuyệt diệu này.
Sôcôla ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe là câu hỏi làm đau đầu biết bao người hâm mộ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những hiểu lầm phổ biến nhất về sôcôla và khám phá sự thật đằng sau những hiểu lầm này nhé!
Hiểu lầm số 1: Sôcôla không có giá trị dinh dưỡng
Sự thật: Sôcôla là một nguồn cung cấp magie, đồng, kẽm và sắt rất tốt cho nhu cầu của cơ thể. Thêm vào đó, trong sôcôla còn chứa một lượng nhỏ phosphate, canxi và protein. Đó đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với cơ thể. Và như vậy, bạn không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà sôcôla mang lại.
Nhưng từng đó vẫn chưa phải là đủ với tác dụng thật sự của sôcôla. Bởi vì, giá trị quan trọng nhất của sôcôla chính là ở chỗ có chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như polyphenol mà đại diện là nhóm flavonoid. Các chất chống oxy hóa có tác dụng chống viêm, chống ung thư, bảo vệ tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do, nên rõ ràng là sôcôla rất hữu ích cho một số bệnh như các bệnh tim mạch, bệnh mạch vành, suy tim, tiểu đường... và thậm chí là ngăn ngừa ung thư, làm chậm lại quá trình lão hóa.
Hiểu lầm số 2: Ăn Sôcôla sẽ gây béo phì và tăng cân
Sự thật: Đây rõ ràng là hiểu lầm phổ biến nhất về sô cô la và cũng... thiếu căn cứ nhất. Bất kỳ loại thực phẩm nào, không chỉ sôcôla, nếu được tiêu thụ không hợp lý hoặc quá nhiều, đều sẽ gây tăng cân. Khi được ăn với lượng vừa phải, sôcôla có thể trở thành một phần của chế độ ăn tốt cho sức khỏe.
Một nghiên cứu lớn được thực hiện bởi Viện Sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ chỉ ra rằng, ăn một lượng vừa phải sô cô la mỗi ngày trong vòng 1 tuần còn có liên quan tới việc giảm chỉ số khối cơ thể (BMI), kể cả khi người đó tiêu thụ tổng lượng calo nhiều hơn và không luyện tập nhiều bằng những người khác. Một số nghiên cứu nhỏ khác trên người trẻ cũng cho thấy rằng, sôcôla đen có thể làm giảm mỡ, đặc biệt là mỡ vùng trung tâm cơ thể như bụng, ngực, đùi... và thậm chí còn giúp bạn…gầy đi nữa!
Và để có được tác dụng giảm cân này, điều quan trọng nhất bạn nên nhớ: sôcôla càng "đen" càng chứa nhiều cacao hơn, đồng nghĩa với việc giúp giảm mỡ, giảm cân nhiều hơn. Do vậy, hãy lựa chọn loại sôcôla có ít nhất 70% cacao, bạn sẽ có một trợ giúp đắc lực cho quá trình giảm cân.
Hiểu lầm số 3: Sôcôla có thể khiến bạn mọc mụn
Sự thật: Các nghiên cứu từ những năm 1960 đã chứng minh sôcôla không phải là nguyên nhân gây ra mụn. Nhiều nghiên cứu đã kết luận rằng: chế độ dinh dưỡng không đóng vai trò gì trong việc xuất hiện cũng như điều trị mụn ở đa số bệnh nhân, kể cả khi họ tiêu thụ một lượng lớn sô cô la thì việc này cũng không làm trầm trọng thêm tình trạng mụn của họ. Mụn có nguyên nhân thực sự là bởi lượng lớn vi khuẩn và dầu ở trên da.
Sôcôla, trên thực tế, có thể cải thiện hệ vi tuần hoàn dưới da, giúp bảo vệ da khỏi sự phá hủy của tia cực tím từ ánh nắng mặt trời và còn giúp bạn có làn da đẹp hơn nữa! Vì thế, các cô nàng nghiện sô cô la có thể yên tâm thưởng thức sô cô la rồi nhé.
Hiểu lầm số 4: Sôcôla có chứa chất béo bão hòa và làm tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể
Sự thật: Đúng là sôcôla có chứa chất béo bão hòa. Nhưng, chất béo bão hòa trong sôcôla là axit stearic là một loại chất béo bão hòa đặc biệt. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, axit stearic không những KHÔNG làm tăng lượng LDL (cholesterol xấu) mà ngược lại, còn giúp làm tăng lượng HDL (cholesterol tốt) ở trong máu.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng ăn sôcôla giàu flavonoid trong 2 tuần có tác dụng làm giảm lượng cholesterol toàn phần khoảng 7%, giảm lượng LDL 12% và tăng lượng HDL 4%.
Hiểu lầm số 5: Người tiểu đường không nên ăn sôcôla
Sự thật:
Chỉ số đường huyết – glycemic index (hay GI) là một chỉ số dinh dưỡng có thể dùng để đánh giá chất lượng carbohydrate mà bạn ăn vào. Chỉ số này sẽ đo lường xem lượng carbohydrate trong một loại thực phẩm nhất định ảnh hưởng nhanh hay chậm đến lượng đường huyết trong cơ thể bạn, so sánh với glucose hoặc bánh mỳ trắng (là những loại thực phẩm được coi là có chỉ số GI là 100). Những thực phẩm có chỉ số GI dưới 55 được cho là sẽ không ảnh hưởng nhiều đến đường huyết hoặc chỉ làm tăng nhẹ đường huyết trong khi những thực phẩm có chỉ số GI trên 70 được coi là sẽ khiến đường huyết tăng vọt sau khi ăn.
Người bị bệnh tiểu đường không cần thiết phải kiêng ăn sôcôla hoàn toàn. Bởi vì, sôcôla đen, theo dữ liệu về chỉ số GI của Trường đại học Sydney, có chỉ số GI là 23 và được xếp vào nhóm thực phẩm có chỉ số đường huyết rất thấp, thấp hơn nhiều so với một số loại trái cây. Kể cả sôcôla sữa cũng chỉ có chỉ số GI trong khoảng từ 34-49, vẫn thuộc nhóm GI thấp. Do vậy, việc ăn sôcôla sẽ không làm đường huyết của bạn tăng lên quá cao.
Ngoài ra, các nghiên cứu còn cho thấy sôcôla đen còn có khả năng cải thiện sự nhạy cảm insulin ở người bệnh tiểu đường có tăng huyết áp, cải thiện chức năng nội mô ở người bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn nhất, bạn nên sử dụng sô cô la đen chứ không phải sôcôla sữa để đảm bảo rằng không đưa thêm đường vào cơ thể bạn. Đừng quên theo dõi đường huyết của mình trước và sau khi ăn sôcôla nhé.
Hiểu lầm số 6: Sôcôla có thể gây sâu răng
Sự thật:
Đây là hiểu lầm nghe có vẻ “có lý” nhất, nhưng nó lại không “có lý” như bạn tưởng vì rất đơn giản, sôcôla không thực sự là nguyên nhân gây sâu răng. Trên thực tế, những thành phần có trong sôcôla, như phosphate, canxi và protein- còn có thể giúp men răng của bạn chắc khỏe hơn. Một nghiên cứu tại trường đại học Osaka – Nhật Bản còn cho thấy một phần của hạt cacao – thành phần chính làm nên sô cô la còn có thể giúp chống lại vi khuẩn và sâu răng trong miệng.
Và nếu sôcôla có góp phần vào sâu răng, thì đó là do lượng đường có trong sôcôla, chứ không phải là do bản thân sôcôla. Kể cả như vậy đi chăng nữa, thì, sôcôla tan chảy trong miệng nhanh hơn, so với các loại kẹo và đồ ngọt khác, điều này cũng có nghĩa là thời gian răng tiếp xúc với đường trong sôcôla sẽ giảm đi, đồng nghĩa với việc bạn sẽ ít có nguy cơ bị sâu răng hơn.
Bây giờ, bạn đã hiểu tác dụng thật sự của sôcôla rồi nhé và chắc hẳn bạn sẽ rất vững vàng trước các tin đồn, phải không nào?
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm về dị ứng gia vị và các triệu chứng của chúng. Bài viết cũng giải thích cách để chẩn đoán và những gì bạn có thể làm để điều trị và ngăn ngừa các phản ứng của dị ứng gia vị.
Khi bạn bị táo bón, cơ thể bạn không loại bỏ kịp thời các chất thải. Và điều đó làm tăng nguy cơ gặp phải các biến chứng. Các biến chứng thường xảy ra ở ruột già, hậu môn.
Những người bị hôi chân phải vật lộn hàng ngày với nỗi xấu hổ vì đôi chân có mùi, đặc biệt là khi cởi giày ở nơi công cộng hay cửa hàng giày dép. Vậy làm cách nào để khắc phục tình trạng hôi chân hiệu quả?
Dậy thì sớm là khi cơ thể trẻ em bắt đầu thay đổi thành cơ thể người lớn quá sớm. Dậy thì sớm được coi la ở thời điểm trước 8 tuổi ở bé gái và trước 9 tuổi ở bé trai. Nguyên nhân gây dậy thì sớm thường không rõ ràng. Một số nguyên nhân xảy ra bao gồm nhiễm trùng, các vấn đề về hormone, khối u, vấn đề liên quan đến não hoặc chấn thương dẫn đến dậy thì sớm.
Nghiên cứu theo dõi quá trình giảm cân kéo dài 25 tháng cho thấy, chế độ ăn kiêng giàu protein và chất xơ giúp giảm cân hiệu quả và an toàn.
Chế độ ăn uống đủ chất xơ giúp giữ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, đồng thời hỗ trợ ổn định đường huyết và giảm nguy cơ ung thư. Một vài dấu hiệu sau cảnh báo bạn đang thiếu chất xơ.
Một nghiên cứu mới đây cho thấy, căng thẳng quá cao trong công việc có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ, một vấn đề về nhịp tim nguy hiểm.
Astaxanthin là một chất chống oxy hóa mạnh thuộc nhóm carotenoid, được tìm thấy tự nhiên trong một số loài tảo biển và các loại hải sản như cá hồi, tôm và tôm hùm.