Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Tảo bẹ: món quà cho sức khỏe từ đại dương

Bạn chắc chắn không thể thiếu rau xanh trong mỗi bữa ăn hàng ngày, thế nhưng bạn có nhớ lần cuối cùng mình ăn rong biển hay không? Tảo bẹ là một loài rong biển rất giàu các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và thậm chí có khả năng đẩy lùi bệnh tật. Hãy cùng xem chúng chứa những dưỡng chất gì và có tác dụng tốt như thế nào đối với con người nhé.

Tảo bẹ là gì?

Tảo bệ là một loài rong biển mọc ở vùng nước nông, có mặt ở quanh bờ biển ở khắp nơi trên thế giới. Tảo bẹ khi chế biến thành món ăn sẽ có sự khác biệt nhẹ về màu sắc, mùi vị và thành phần dinh dưỡng.

Tảo bẹ cũng được dùng để sản xuất natri alginate được sử dụng như một chất làm đặc trong nhiều loại thực phẩm như kem, nước sốt salad. Tuy nhiên bạn cũng có thể sử dụng tảo bẹ tự nhiên dưới nhiều dạng như: tảo bẹ tươi, nấu chín, tảo bẹ dạng bột hay dưới dạng thực phẩm chức năng.

Giá trị dinh dưỡng

Do được hấp thu các chất dinh dưỡng từ môi trường biển nên tảo bẹ rất giàu các vitamin, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng dạng vết và các enzyme.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Vanessa Stasio Costa, tảo bẹ được coi là một “siêu thực phẩm” do hàm lượng muối khoáng dồi dào của nó, đặc biệt tảo bẹ rất giàu iod là một nguyên tố quan trọng tham gia vào hoạt động và quá trình chuyển hóa của tuyến giáp. Viện y tế quốc gia Hoa Kỳ (NIH) xếp tảo bẹ vào nhóm thực phẩm tự nhiên giàu iod bậc nhất. Thiếu iod như chúng ta đã biết có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa và gây phì đại tuyến giáp (bệnh bướu cổ).

Tuy nhiên cần lưu ý rằng quá nhiều iod cũng có thể gây bệnh. Do vậy, chỉ nên tiêu thụ với lượng vừa phải đủ để nâng cao mức năng lượng cơ thể và duy trì chức năng não bộ. Bổ sung thừa iod từ thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày là rất hiếm, tuy nhiên điều này có thể xảy ra với thực phẩm chức năng.

Trong tảo bẹ có chứa thành phần dinh dưỡng như sau:

  • Sắt
  • Mangan
  • Canxi
  • Magie
  • Đồng
  • Kẽm
  • Riboflavin (vitamin B2)
  • Niacin (vitamin B3)
  • Thiamin (vitamin B1)
  • Vitamin A, B12, B6 và C

Tác dụng của những vitamin và khoáng chất này cũng không phải bàn cãi. Các vitamin nhóm B đặc biệt cần thiết cho quá trình chuyển hóa tế bào và cung cấp năng lượng cho cơ thể. Theo Trung tâm y tế UCSF, tảo bẹ chứa thành phần canxi nhiều hơn các loại rau như cải xoăn và cải cầu vồng. Canxi là nguyên tố tham gia vào quá trình duy trì xương chắc khỏe và các chức năng của cơ bắp.

Khả năng phòng chống bệnh tật

Tảo bẹ chứa các thành phần chống oxy hóa tự nhiên bao gồm carotenoid, flavonoid và alkaloid có thể giúp dọn sạch các gốc tự do gây tổn thương tế bào và mô.

Các chất chống oxy hóa như vitamin C và các khoáng chất như mangan và kẽm giúp giảm các stress oxy hóa và có lợi cho sức khỏe tim mạch. Nhiều ý kiến còn cho rằng tảo bẹ có thể giúp đẩy lùi một số bệnh mãn tính bao gồm cả ung thư.

Một số nghiên cứu gần đây đã đi sâu khám phá vai trò của các loại rong biển đối với bệnh ung thư đại tràng và ung thư liên quan đến estrogen, viêm xương khớp và một số căn bệnh khác. Một hợp chất có mặt trong tảo bẹ có tên là fucoidan cũng giúp phòng di căn ung thư phổi và ung thư tuyến tiền liệt. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là loài thực vật này có thể sử dụng để phòng và điều trị bất cứ căn bệnh nào.

Tác dụng trên giảm cân

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về tác dụng ức chế hấp thu chất béo của tảo bẹ. Trong tảo bẹ có chứa một loại chất xơ tự nhiên có tên là alginate, các nghiên cứu chỉ ra rằng loại chất xơ này có thể giúp làm ngừng trệ sự hấp thu mỡ tại ruột. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Food Chemistry, alginate có thể ức chế hấp thu chất béo tại ruột tới 75%. Do vậy, để thu được những lợi ích tuyệt vời này của alginate, nhóm nghiên cứu dự định sẽ thêm chất này vào một số loại thực phẩm thông thường như sữa chua và bánh mỳ.

Tảo bẹ cũng cho thấy tác dụng tiềm năng đối với bệnh tiểu đườngbéo phì, mặc dù mới chỉ có những nghiên cứu bước đầu. Một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes, Obesity and Metabolism đã chỉ ra rằng một hợp chất có trong lục lạp của tảo bẹ có tên là fucoxanthin có thể hỗ trợ quá trình giảm cân ở những bệnh nhân béo phì khi kết hợp với dầu lựu. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy tảo nâu có thể tác động đến việc kiểm soát đường huyết và giảm nồng độ glucose máu, đây là những tác dụng rất có lợi đối với bệnh nhân tiểu đường type 2.

Cách chế biến tảo bẹ

Bạn không cần thiết phải lặn sâu dưới biển mới có thể thu được tảo bệ bởi loài thực vật này hiện rất sẵn có trên thị trường dưới nhiều dạng khác nhau.

Chuyên gia dinh dưỡng Lisa Moskovitz khuyên rằng bạn nên thêm tảo bẹ vào chế độ dinh dưỡng hoặc có thể sử dụng thực phẩm chức năng chứa tảo bẹ. Một trong những cách chế biến tảo bẹ dễ nhất đó là thêm tảo bẹ khô vào món súp (món canh rong biển). Bạn cũng có thể sử dụng tảo bẹ tươi để chế biến thành món salad hoặc dùng tảo bẹ phơi khô tẩm gia vị. Đây là những món ăn rất phổ biến trong những nhà hàng Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ăn quá nhiều tảo bẹ có tốt hay không?

Các chuyên gia khuyến cáo rằng tiêu thụ quá nhiều tảo bẹ có thể gây thừa iod trong cơ thể. Tình trạng thừa iod có thể kích thích tuyến giáp hoạt động quá mức và gây nhiều tác hại cho sức khỏe. Đặc biệt những người mắc bệnh cường giáp nên thận trọng khi sử dụng tảo bẹ.

Chuyên gia dinh dưỡng Stasio Costa cũng lưu ý rằng mặc dù tảo bẹ và các loài rong biển khác được hấp thu các loại muối khoáng tốt từ môi trường biển, nhưng đồng thời chúng cũng có thể hấp thu các kim loại nặng nguy hiểm như arsen, Cadimi và chì. Do vậy, bạn chỉ nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và tốt nhất là nên tìm đến những sản phẩm có ghi đã được kiểm nghiệm về hàm lượng các kim loại nặng.

Ngoài ra, cần phải tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi quyết định sử dụng bất cứ loại thực phẩm chức năng nào.

Ths.Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

  • 19/04/2024

    Những điều cần biết về bệnh viêm phổi ở trẻ em

    Viêm phổi là một trong những bệnh lý đường hô hấp nghiêm trọng thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới 5 tuổi có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Bệnh không chỉ gây ra những triệu chứng khó chịu như ho, sốt, khó thở mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.

  • 18/04/2024

    Tại sao bạn hay cảm thấy buồn ngủ quá mức?

    Buồn ngủ quá mức là gì và tại sao bạn lại gặp phải tình trạng này? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

  • 18/04/2024

    6 thực phẩm trong chế độ ăn giúp giảm nguy cơ ung thư

    Ung thư có thể phòng ngừa nhờ điều chỉnh lối sống với những thói quen tốt cho sức khỏe như ăn uống lành mạnh. Một số thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng có thể hỗ trợ giảm nguy cơ mắc ung thư.

  • 18/04/2024

    Vì sao không nên tập thể dục khi vẫn còn lớp trang điểm?

    Makeup đã trở thành thói quen hàng ngày của nhiều chị em. Nhiều người thậm chí cả đi tập thể dục cũng không quên trang điểm. Tuy nhiên, việc này có thể gây hại cho da.

  • 18/04/2024

    Dị ứng có nên giữ con bạn ở nhà?

    Bệnh dị ứng của con bạn có khiến trẻ phải nghỉ học hoặc cản trở chuyến đi chơi của gia đình không? Mỗi ngày, 10.000 trẻ em ở Hoa Kỳ phải nghỉ học vì các triệu chứng dị ứng.

Xem thêm