Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ tử vong cao khi ngộ độc carbon monoxide (khí CO)

Nhiều người có thói quen đốt lửa để sưởi ấm trong những ngày mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên trong điều kiện thông khí kém, bạn có thể bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide). Nạn nhân khi hít phải khí này nếu ở mức nghiêm trọng có thể bị tử vong, nhẹ hơn thì để lại di chứng thần kinh - tâm thần.

Ngộ độc carbon monoxide là gì?

Carbon monoxide (CO) là một khí không màu, không mùi, không vị. Khí CO là sản phẩm của quá trình đốt cháy, chẳng hạn như quá trình đốt cháy các sản phẩm xăng dầu, gỗ và các loại nhiên liệu khác (than).

Mỗi người đều có thể tiếp xúc với một lượng nhỏ khí CO hàng ngày. Tuy nhiên, nếu hít phải một lượng khí CO đủ lớn sẽ gây ngộ độc.

Nồng độ khí CO có thể tăng lên tới mức nguy hiểm nếu quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong một không gian đóng kín, thông khí kém. Khi đó, khí CO sẽ tích lũy trong máu và gây tổn thương mô.

Các triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide

Các triệu chứng của ngộ độc khí CO bao gồm: đau đầu, buồn nôn, nôn, lú lẫn, hoa mắt, khó thở, ngạt thở, bất tỉnh và có thể tử vong.

Nếu hít phải một lượng lớn khí CO, CO sẽ thay thế vị trí của khí Oxy trong máu do ái lực cao của CO với tế bào hồng cầu, từ đó máu thay vì vận chuyển Oxy đi cung cấp cho cơ thể thì máu lại vận chuyển CO. Khi bị ngộ độc CO nạn nhân sẽ bị ngạt, bất tỉnh, có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

Do vậy, những người hít phải khí CO hoặc có triệu chứng của ngộ độc CO cần phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Những đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc khí CO diễn ra khi CO có nồng độ cao trong không khí và con người hít phải, đặc biệt là trong những khu vực khép kín, thông khí kém.

Những khu vực có nguy cơ cao gây ngộ độc CO:

  • Lò sưởi đốt bằng nhiên liệu (củi, than, xăng, dầu, khí ga...)
  • Bếp lò, bếp than tổ ong.
  • Lò nung gốm sứ
  • Lò gạch, lò vôi

Nếu bạn sử dụng những thiết bị này tại nhà, bạn nên lắp đặt thêm một thiết bị phát hiện khí CO ở gần những khu vực này. Các thiết bị thông khí, quạt gió là cần thiết để duy trì nồng độ CO trong không khí ở mức cho phép. Ngoài ra cũng nên tránh khởi động, nổ máy ô tô quá lâu bên trong gara hoặc không gian đóng kín.

Chẩn đoán ngộ độc carbon monoxide

Xét nghiệm máu sẽ xác định lượng CO có trong máu. Khi nồng độ CO vượt quá 70 ppm, các triệu chứng ngộ độc trở nên rõ ràng hơn. Triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, hoa mắt và hôn mê.

 
Điều trị ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc khí CO là trường hợp khẩn cấp cần được đưa đi cấp cứu ngay. Việc điều trị nhanh chóng, kịp thời là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Liệu pháp thở oxy

Phương pháp tốt nhất để điều trị ngộ độc CO là cho thở oxy để giúp làm tăng nồng độ oxy trong máu và loại bỏ CO khỏi máu.

Liệu pháp oxy cao áp

Là phương pháp dùng oxy nguyên chất với áp suất cao để cho người bệnh thở, làm lượng oxy trong máu tăng 22-30 lần (so với bình thường). Phương pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp ngộ độc CO hoặc để điều trị ngộ độc CO ở phụ nữ mang thai.

Các nguy cơ sức khỏe lâu dài khi bị ngộ độc carbon monoxide

Ngay cả khi chỉ bị ngộ độc khí CO mức độ nhẹ vẫn có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như:

  • Tổn thương não
  • Tổn thương tim
  • Tổn thương các cơ quan khác
  • Tử vong

Dự phòng ngộ độc carbon monoxide

Để phòng ngộ độc khí CO, bạn nên làm theo các hướng dẫn như sau:

  • Đảm bảo việc đốt các loại nhiên liệu như khí gas, gỗ, propan, than, củi… phải được tiến hành ở khu vực thoáng khí.
  • Nên lắp đặt một thiết bị phát hiện khí CO ở gần những khu vực có nguồn CO.
  • Không ngủ gần bếp gas hoặc thiết bị đốt nóng tạo nhiệt có thể sinh CO.
  • Không nên coi nhẹ và bỏ qua các triệu chứng của ngộ độc CO.

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu ngộ độc khí CO, hãy chạy ra khu vực thoáng khí ngay lập tức và gọi sự trợ giúp của những người xung quanh. Không được quay lại khu vực có khí CO cho đến khi nó đã được thông báo là an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí trong nhà

Bs.Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 03/04/2025

    Đẻ mắc vai hay dấu hiệu “con rùa” trong sản khoa

    Đẻ mắc vai hay còn gọi là dấu hiệu “con rùa” - là tình trạng xảy ra khi một hoặc cả hai vai của em bé bị kẹt trong quá trình sinh thường. Không có dấu hiệu báo trước và không có cách nào để ngăn ngừa tình trạng này xảy ra. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể bao gồm việc em bé quá lớn, xương chậu của mẹ nhỏ hoặc đỡ đẻ sai tư thế. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng bao gồm cả chấn thương thần kinh cho em bé. Cùng đọc bài viết sau để hiểu thêm về tình trạng này!

  • 02/04/2025

    Nâng cao tầm vóc Việt

    Tầm vóc không chỉ là thước đo chiều cao đơn thuần mà còn phản ánh sức khỏe và sự phát triển toàn diện của một dân tộc. Tuy nhiên, thực trạng chiều cao của người Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế so với bạn bè quốc tế

  • 01/04/2025

    Tăng cường miễn dịch cho trẻ mùa xuân

    Mùa xuân đến, mang theo không khí ấm áp và sức sống mới cho vạn vật. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm giao mùa, khí hậu biến đổi thất thường, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus và mầm bệnh sinh sôi phát triển.

  • 01/04/2025

    Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ: Hiểu đúng và đồng hành cùng người tự kỷ

    Ngày 2 tháng 4 hàng năm, thế giới cùng hướng về Ngày Thế Giới Nhận Thức về Tự Kỷ – một sự kiện do Liên Hợp Quốc khởi xướng nhằm kêu gọi sự quan tâm sâu sắc hơn đến rối loạn phổ tự kỷ (ASD).

  • 31/03/2025

    Chăm sóc da cho bé vào mùa xuân: Mẹo nhỏ cho mẹ

    Mùa xuân là thời điểm giao mùa, khí hậu thất thường, hanh khô, độ ẩm thấp, dễ gây ra những ảnh hưởng không tốt đến làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ.

  • 30/03/2025

    Những thay đổi về làn da tuổi mãn kinh

    Tuổi mãn kinh không chỉ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe sinh lý nữ, mà còn ảnh hưởng đến làn da. Chị em phụ nữ nên lưu ý điều gì khi chăm sóc da tuổi ngoài 40?

  • 30/03/2025

    Người cao tuổi và bệnh giao mùa

    Giao mùa là thời điểm chuyển tiếp giữa các mùa trong năm, kéo theo sự thay đổi của thời tiết, khí hậu. Đối với người cao tuổi, giai đoạn này thường tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe do hệ miễn dịch suy giảm và cơ thể dần lão hóa.

  • 29/03/2025

    Đi bộ nhanh mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong

    Một nghiên cứu mới cho thấy, hoạt động thể chất vừa phải như đi bộ nhanh, yoga, làm vườn… mỗi ngày có thể giúp giảm nguy cơ tử vong.

Xem thêm