Cho dù nhà bạn là nhà cũ hay nhà mới thì luôn luôn tồn tại những chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe. Những chất độc này có thể có mặt trong sơn tường, đồ nhựa, thảm, dung dịch tẩy rửa và rất nhiều các nguyên liệu xây dựng khác. Một số hóa chất ô nhiễm trong nhà bao gồm:
Các loại cây cảnh giúp làm sạch không khí
May mắn cho chúng ta là thiên nhiên luôn tồn tại những loài cây có thể giúp chúng ta đối phó với những hóa chất độc hại. Dưới đây chúng tôi tổng hợp 9 loài cây mà bạn nên trồng trong nhà.
Lưu ý: Trong một ngôi nhà khoảng 185 m2 nên trồng khoảng 15-20 cây, mỗi cây nên dùng chậu rộng trên 15 cm. Thay vì chia nhỏ mỗi cây một góc, bạn nên tập hợp nhiều cây thành một nhóm ở mỗi phòng để tạo cảnh quan đẹp mắt và cho chất lượng lọc không khí tốt nhất. Có thể điều chỉnh cho phù hợp hơn với diện tích từng căn nhà. Trước khi mua bất cứ loại cây nào, nên hỏi hoặc tìm hiểu xem chúng có thể gây độc nếu vật nuôi trong nhà nuốt phải hay không.
Lan Ý hay huệ hòa bình (Spathiphyllum)
Vào những năm 1980, NASA và tổ chức các nhà thầu liên quan đến cảnh quan tại Mỹ đã khám phá ra rằng loài lan ý có khả năng hấp thụ benzene, formaldehyde, trichloroethylene và một số chất khác. Để tối ưu hóa khả năng làm sạch không khí, nên bảo vệ cây khỏi bụi bám.
Chăm sóc: Loài lan ý có thể phát triển trong môi trường có ít ánh sáng nhưng đòi hỏi phải tưới nước thường xuyên. Nên dùng loại phân bón lỏng để bón hàng tháng vào mùa xuân và mùa hè. Thiếu ánh sáng sẽ khiến hoa chậm phát triển.
Loại bỏ được: formaldehyde, benzene, trichloroethylene, xylene, ammoniac…
Họ huyết dụ (Dracaena)
Họ huyết dụ bao gồm rất nhiều loài cây có hình dáng, kích thước và màu sắc khác nhau. Các cây vùng nhiệt đới này có thân cột mảnh, cao, phân nhánh ít, nhỏ. Lá tập trung ở đầu cành, dạng thuôn hẹp hình dải. Cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần thích hợp làm cây trang trí nội thất, nhu cầu nước trung bình. Phù hợp với căn phòng có trần nhà cao và ánh sáng mặt trời vừa phải. Thuộc họ này gồm có thiết mộc lan, long huyết Madagascar…
Chăm sóc: Thuộc họ này có nhiều loài thích hợp với những điều kiện ánh sán khác nhau. Nên giữ cho đất ẩm như không sũng nước. Nên dùng phân bón dạng lỏng để bón cây hàng tháng vào mùa xuân và hè.
Loại bỏ được: formaldehyde, xylene, toluene, benzene, trichloroethylene.
Cúc mâm xôi (Chrysanthemum morifolium)
Mặc dù hồng môn và hoa lan đều có tác dụng lọc không khí rất tốt nhưng cúc mâm xôi cũng được xếp vào một trong những loài cây đầu bảng trong danh sách này. Loài hoa này cơ bản không phải là cây cảnh trồng trong nhà, nó mọc theo mùa và duy trì được khoảng 6 tuần nếu được chăm sóc tốt. Khi hoa tàn, bạn có thể sử dụng để ủ phân bón và trồng chậu khác.
Chăm sóc: Loài hoa này ưa sáng và tránh ánh nắng trực tiếp, cần giữ cho đất luôn ẩm hàng ngày. Không cần bón phân thường xuyên bởi loài hoa này sẽ không mọc lại.
Loại bỏ được: formaldehyde, xylene, benzene, ammoniac.
Cau lá tre (Chamaedorea seifrizii)
Cau lá tre là loài cây có nguồn gốc vùng rừng mưa nhiệt đới. Với dáng thon nhỏ, lá mọc đều đặn nên được ưa chuộng trồng nội thất. Cây có đặc điểm thân nhỏ, đường kính khoảng 1 cm, cao đến 3 m. Tuy nhiên khi trồng chậu trong nhà cây cao tối đa 2 m. Loài cây này có tác dụng tạo độ ẩm trong không khí nên rất thích hợp trong những tháng mùa đông khô lạnh.
Chăm sóc: Mặc dù cau lá tre cần có ánh sáng mới nở hoa nhưng không được đặt dưới ánh nắng trực tiếp. Cần giữ cho đất ẩm và bón phân lỏng hàng tháng vào mùa hè. Nên đặt loài cây này ở nơi không khí lưu thông tự do và thỉnh thoảng dùng bình phun sương để ngăn chặn mạng nhện.
Loại bỏ được: formaldehyde, benzene, carbon monoxide, xylene, chloroform…
Cây trầu bà (Epipremnum aureum)
Cây trầu bà còn có tên gọi là hoàng tâm điệp là loại cây leo rất dễ trồng, lá hình tim, xanh thẫm có gân màu vàng hay màu kem. Nó được coi là một trong những loài cây có tác dụng lọc không khí hiệu quả bậc nhất trong thế giới thực vật.
Chăm sóc: Cây trầu bà chịu bóng bán phần, nhu cầu nước cao, có thể làm cây thủy sinh. Cây sống tốt ở bóng râm, phát triển rất nhanh nơi có khí hậu mát mẻ, hút nước nhiều. Cây trầu bà có thể để bình cây leo ở góc phòng hoặc treo những chậu cây nhỏ gần cửa sổ, chúng làm cho căn phòng sinh động và tự nhiên hơn.
Loại bỏ được: formaldehyde, xylene, toluene, benzene, carbon monoxide…
Thường xuân (Hedera helix)
Thường xuân là loại cây leo thường xanh phát triển mạnh trong không gian nhỏ. Nó cũng phát triển tốt ở trong phòng có ít ánh nắng. Nhiều gia đình trồng thường xuân để tạo nên những khoảng màu sắc tương phản trong không gian gia đình hoặc để làm sáng những góc tối trong nhà. Loài cây này cũng được khuyên trồng để loại bỏ những tác nhân gây dị ứng như nấm mốc và phân động vật.
Chăm sóc: Thường xuân thích hợp trồng trong môi trường ít ánh sáng, ánh sáng yếu. Cần tưới nước trong quá trình phát triển của cây và giữ cho đất ẩm nhưng không bị úng nước trong những tháng mùa đông.
Loại bỏ được: benzene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene…
Cây phú quý (Aglaonema spp.)
Cây phú quý là loài cây lâu năm phát triển trong những khu rừng nhiệt đới châu Á. Cây phú quý được chứng minh là có thể thanh lọc benzene và formaldehyde trong không khí hiệu quả. Loài cây này không cần nhiều ánh nắng để sinh trưởng nhưng lại đòi hỏi môi trường ấm áp. Một điểm hết sức cần lưu ý là nhựa và quả của cây này có chứa độc tố, bởi thế hãy tìm một vị trí hợp lý để trồng cây.
Chăm sóc: Cây nên được trồng ở nơi thoát nước tốt, ánh sáng đã được lọc và thường xuyên được cung cấp độ ẩm bằng cách đặt cạnh chậu nước hoặc thường xuyên phun sương cho cây. Trong mùa sinh trưởng, cần cung cấp lượng phân bón phù hợp. Cần thay chậu cho cây sau mỗi 2-3 năm.
Loại bỏ được: bezene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene…
Cây cau vàng (Chrysalidocarpus lutescens)
Cau vàng là một cây nhỏ, mọc dạng bụi thẳng, thân màu xanh pha vàng với khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường trong nhà hoặc văn phòng. Nó được đánh giá tốt nhất trong số các cây trồng trong nhà vì ngoài cung cấp độ ẩm dồi dào còn loại bỏ được chất độc hóa học và làm sạch không khí.
Chăm sóc: Cây cau vàng cần được trồng ở nơi có bóng râm, cần cung cấp nhiều nước trong thời kỳ sinh trưởng nhưng cần giảm nước vào mùa đông. Nên bón phân lỏng hàng tháng trong thời gian cây phát triển.
Loại bỏ được: benzene, carbon monoxide, formaldehyde, trichloroethylene, xylene…
Đa búp đỏ (Ficus elastic)
Đa búp đỏ hay đa cao su là loài cây có nguồn gốc từ Ấn Độ. Đa búp đỏ trồng trong chậu có thân cao lá dày xanh quanh năm, lá rộng dày, bóng, cây có dáng độc đáo đầy sức sống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng đa búp đỏ có khả năng loại bỏ formaldehyde vô cùng hiệu quả từ không khí.
Chăm sóc: Cây nên được trồng ở nơi nhiều ánh sáng, tưới nước vừa phải và bón phân đạm hàng tháng. Đôi khi cần phải cắt tỉa cảnh để giảm bớt những tán thừa. Có thể dùng vải ẩm lau lá cây để giữ cho lá được sáng bóng.
Loại bỏ được: carbon monoxide, formaldehyde, trichloroehthylene…
Trong bối cảnh các nhà khoa học không ngừng tìm kiếm các biện pháp phòng ngừa ung thư, chế độ ăn uống, đặc biệt là việc tiêu thụ trái cây và rau quả, được xem là một yếu tố quan trọng. Cà chua, với thành phần lycopene nổi bật, đang thu hút sự chú ý đặc biệt.
Việc thiết lập lịch trình ngủ và thói quen trước khi đi ngủ, đặt đồng hồ báo thức và điều chỉnh chế độ ăn uống là một số phương pháp có thể giúp bạn ngủ ngon hơn và thức dậy dễ dàng vào buổi sáng.
Tuy không có chế độ ăn kiêng đặc biệt nào có thể chữa khỏi hội chứng thiên thần nhưng dinh dưỡng hợp lý có thể giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện giấc ngủ, quản lý táo bón và hỗ trợ phát triển nhận thức.
Dậy thì là một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mỗi người, đánh dấu sự chuyển đổi từ trẻ em sang người trưởng thành. Đây là giai đoạn cơ thể có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tâm sinh lý, đặt nền móng cho sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng quát trong tương lai. Việc thấu hiểu những biến đổi này, cùng với sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình và xã hội, sẽ giúp thanh thiếu niên vượt qua giai đoạn dậy thì một cách an toàn và khỏe mạnh.
Bệnh lao hạch gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và khả năng ăn uống. Việc phát hiện sớm, điều trị đúng phác đồ và có chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe.
Bạn có thể dùng salad như một bữa ăn lành mạnh hoặc món ăn kèm, nhưng salad có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa tùy thuộc vào thành phần của nó. Rau và trái cây sống là những thực phẩm có thể gây đầy hơi và chướng bụng do một số hợp chất và vi khuẩn, và chúng có thể là lý do tại sao bạn có thể bị đau bụng dữ dội sau khi ăn salad.
Quả lê không chỉ đơn thuần là một loại trái cây ngon mà còn là một vị thuốc tự nhiên rất tốt cho sức khỏe.
Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để tận hưởng những ngày dài đầy nắng, tham gia các hoạt động ngoài trời và thư giãn. Tuy nhiên, nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè cũng có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe. Việc nhận biết các bệnh lý mùa hè phổ biến, nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình.