Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Phẫu thuật thẩm mỹ tạo dáng vòng 3

Chúng ta thường nghe những câu nói như “ Nhất dáng nhì da”, “ Dáng chuẩn” hay như ở các nước Âu- Mỹ “ Body first”. Đủ để nói lên vai trò về đường nét của cơ thể, nhất là đối với nữ giới. Trong đó, dáng vóc phía sau được coi là yếu tố cơ bản để tôn tạo nên nét nữ tính của người phụ nữ mà vòng 3 đóng vai trò chủ đạo để tạo nên đường nét ấy.

Phẫu thuật thẩm mỹ tạo dáng vòng 3

Xét về nhu cầu thẩm mỹ thì tùy thuộc nhiều yếu tố và tùy cách nhìn của mỗi một người. Tuy nhiên, sở hữu một vòng 3 căng tròn luôn là ước mơ và niềm tự hào của mọi quý cô vì sẽ tự tin  rũ bỏ được những mặc cảm như “tướng em xấu quá vì vòng 3 em lép quá” hoặc “suông đuột thế này thì mặc gì cũng xấu”, v.v… Về hình dáng, sự khác biệt rõ nét giữa nam và nữ ở chỗ nam giới thường có dáng vóc là những đường thẳng, hình khối vuông còn ngược lại với nữ giới thì nổi bật với những đường cong uốn lượn cùng với những khối hình tròn hoặc hình oval, những chỗ nhô trội lên như vú, mông. Đó là những đường nét tuyệt mỹ mà thượng đế ban tặng cho nữ giới. Sự hài hòa bởi độ nhô ra của mông cùng các đường cong được tạo bởi hông, eo là đặt trưng chính của nữ tính. Do vậy, vai trò của mông thậm chí còn nổi bật hơn bộ ngực trong việc nhấn mạnh nét nữ tính đặc trưng khác biệt với nam giới.

Quan tâm đến việc tạo dáng cho vùng mông mà mục tiêu là đáp ứng sự cải thiện càng nhiều càng tốt thông qua một biện pháp hay kết hợp nhiều phương pháp để tạo nên một vòng 3 tối ưu được coi là trách nhiệm của chuyên ngành phẫu thuật tạo hình - thẩm mỹ.

Thẩm mỹ mông có nhiều biện pháp như đặt túi độn hoặc cấy ghép mỡ để tạo dáng, để làm tăng khối lượng mông, hút mỡ tạo dáng mông, hoặc treo nâng mông bị xệ theo kỹ thuật Butterfly Lift… Trong giới hạn bài này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về phương pháp đặt túi độn mông.

Mục tiêu của phẫu thuật không chỉ làm tăng khối lượng mông mà còn tạo nên dáng mông thẩm mỹ, với độ cong hài hòa, sự săn chắc và có được dáng vẻ trẻ trung hơn. Vậy chỉ định đặt túi độn mông không chỉ dành cho tình trạng thiểu sản cơ mông mà còn đáp ứng cho sự thay đổi về mặt hình thái học khác như mông bị sa trễ do mắc bệnh bại liệt, sự co rút cơ mông có kèm theo tình trạng thiểu sản hoặc sự mất cân đối về độ lớn nhỏ hai bên mông…

Khác với các phẫu thuật thẩm mỹ khác, kỹ thuật đặt túi mông cũng chỉ mới phát triển vài thập kỷ gần đây. Vào những năm cuối thập kỷ 60’s và thập kỷ 70’s các tác giả như: Bartels, Gonzalez - Ulloa đã thực hiện phẫu thuật này nhưng kết quả thì không như mong muốn vì để lại hiệu quả thẩm mỹ không cao như: hiện tượng co kéo bao xơ, cảm giác lộ túi mông ngay dưới da hoặc biến dạng không đối xứng hoặc nhiễm trùng.v.v. Vì thời ấy, kỹ thuật đặt túi mông còn sơ khai và công nghệ vật liệu làm túi độn chưa đáp ứng hoàn chỉnh.

Phẫu thuật này bùng phát ở những năm 80’s và 90’s. Dựa vào cơ sở lý thuyết về giải phẫu học, nổi bật nhất là các phẫu thuật viên ở Nam Mỹ và Mê-hi-cô như: Jose Robles, Rafael Velgara… đã nhận ra rằng vòng 3 được tạo nên chủ yếu từ cơ mông lớn (cơ mông có 3 lớp: cơ mông lớn, cơ mông trung và cơ mông nhỏ) và lớp mỡ dưới da mông. Từ đó kỹ thuật dần hoàn thiện với nhiều ưu điểm bằng phương pháp phẫu thuật “ Đặt túi độn mông trong cơ mông lớn”.

Tuy nhiên cũng phải đến năm 2004, Bs.  Raul Gonzalez ở Bra-xin mới hoàn thiện kỹ thuật này trên cơ sở lý thuyết rõ ràng, đảm bảo được tính an toàn của kỹ thuật. Ngoài ra, cùng với sự phát triển về công nghệ chất liệu độn (túi đặt mông) và trang thiết bị phù hợp đã giúp cho kỹ thuật phẫu thuật đặt túi mông hoàn chỉnh hơn, giúp tránh và giảm thiểu hầu hết các rủi ro kém thẩm mỹ. Đó là kỹ thuật đặt túi mông trong lớp cơ mông lớn theo mặt phẳng X-Y-Z (mặt phẳng X-Y-Z  được tạo nên để đặt túi độn mông sao cho nằm chính ngay  giữa của cơ mông lớn).

Đặt Túi Mông Dưới Lớp Cân Cơ 

Trong một vài trường hợp, kỹ thuật đặt túi trong cơ mông bị thất bại như không thể làm đầy chỗ khuyết thiếu ở vùng thấp của mông. De La Pena đã đưa ra một kỹ thuật khắc phục là đặt túi dưới lớp cân cơ mông. Kỹ thuật này rất thực tế vì dễ thực hiện và đáp ứng được những chỉ định rất hữu ích như trường hợp cơ mông bị xơ hóa hoặc bị teo cơ. Tuy rằng, trong thực tế sau một thời gian cũng xuất hiện nhiều bất lợi như hiện tượng bị sa trễ túi hoặc sự giãn ra của tổ chức dưới da, dẫn đến các biến dạng không mong muốn.

Qua đây cũng cần nhấn mạnh về mặt kỹ thuật rằng: cho đến hôm nay, theo các tài liệu y văn trên thế giới thì chưa có một báo cáo nào về phương pháp đặt túi độn mông bằng kỹ thuật phẫu thuật nội soi như một số quảng cáo ngộ nhận ở trong nước và theo tôi được biết thì hầu hết các bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ nước ta cũng đều đã thực hiện phẫu thuật đặt túi mông nhưng chưa có báo cáo nào đã thực hiện bằng kỹ thuật phẫu thuật nội soi. Vì với đường rạch mổ dài từ 5cm - 7cm (ở rãnh khuất giữa hai bên mông) để rồi thực hiện việc tạo khoang túi ngay giữa cơ mông lớn (có các thớ cơ đan xen nhau) thì cách thức của phẫu thuật này không thể và cũng không cần thiết phải thực hiện nội soi để phẫu thuật.

Sự thành công và an toàn của phẫu thuật phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị của bạn cho cuộc tư vấn.

*  Phải chọn một bác sĩ đủ kinh nghiệm để đặt niềm tin.

*  Vì sao bạn muốn phẫu thuật vòng 3 và mong ước của bạn là gì?

*  Tình trạng sức khỏe hiện tại và có dị ứng với loại thuốc gì không?

*  Bạn đã trải qua phẫu thuật gì trước đây không?

Trong quá trình tư vấn bạn sẽ được hiểu về các bước phẫu thuật, quá trình chăm sóc sau mổ và thời gian bạn sẽ sinh hoạt bình thường trở lại cùng với các rủi ro có thể có.

Phẫu thuật đặt túi độn mông thường phải được thực hiện dưới gây mê, đường rạch da dài khoảng 5 - 7cm ở nơi khuất và thấp nhất của rãnh giữa hai bên mông (sẹo được giấu ở vùng này), qua đường rạch này sẽ xác định đúng điểm cần mở ở cơ mông lớn để bằng dụng cụ chuyên dụng tạo nên một khoang thật chinh xác ở giữa cơ mông lớn. Mặt phẳng  X-Y-Z lý tưởng để tạo nên khoang túi là nó phải hoàn toàn nằm trong giới hạn của cơ mông và chia đều hai phần trước - sau của cơ  vừa đủ để đặt túi độn vào sao cho có được kết quả thẩm mỹ nhất.

Một vài yếu tố dẫn đến kết quả kém thẩm mỹ thường do: thiếu một kế hoạch chuẩn bị cho cuộc mổ tốt, vẽ lên da để xác định giới hạn cần thiết để tạo khoang đặt túi không chính xác hoặc việc thực hiện bóc tách một cách mò mẫm. Đều đưa đến một kết quả không mong muốn.

Sau mổ bệnh nhân sẽ được nằm lại viện khoảng 1 đến 3 ngày, được dùng các loại thuốc kháng sinh, giảm đau,... nên tập vận động nhẹ sớm từ ngày thứ 2  và sẽ được cắt hết chỉ vết mổ vào ngày thứ 8 hoặc ngày thứ 10. Lúc bấy giờ bạn có thể tự sinh hoạt những công việc nhẹ nhàng. Tập thể dục trở lại sau ngày thứ 21.

Các biểu hiện sớm có thể gặp ở các ngày sau mổ như: đau, sẽ được dùng thuốc giảm đau, tụ máu hoặc có thể nhiễm trùng. Nếu có thì sẽ được xử lý ngoại khoa thông thường. 

Các rủi ro về lâu dài tuy ít gặp như: biến dạng, túi đặt không cân xứng hoặc lộ túi ngay dưới da,… thì nên cần xem xét để đặt vấn đề thực hiện phẫu thuật lại.

Hướng đến cái đẹp là một nhu cầu tất yếu trong một xã hội văn minh. Được sở hữu một vòng 3 đẹp là một nguyện vọng đáng được trân trọng. Tuy nhiên, để giảm được những kết quả đáng thất vọng từ việc làm đẹp các bạn nên chuẩn bị cho mình một kiến thức về làm đẹp; về cái đẹp phù hợp cho chính mình qua những kiến thức trên thông tin đại chúng. Bởi vì bản chất của phẫu thuật thẩm mỹ không phải là cây cọ thần để tô vẽ được tất cả mọi mong ước theo suy tưởng của chúng ta. Ngoài ra, lựa chọn một chuyên gia kinh nghiệm cùng với việc tư vấn cặn kẽ là những điều kiện tiên quyết giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất những rủi ro có thể có trong phẫu thuật thẩm mỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 biến chứng phổ biến của phẫu thuật thẩm mỹ

Ths.Bs. Nguyễn Hồng Anh - Theo Hội Phẫu thuật thẩm mỹ TP.HCM
Bình luận
Tin mới
  • 03/12/2024

    Mối lo ngại khi trẻ thường xuyên nóng giận mất kiểm soát

    Theo một nghiên cứu mới đây, trẻ mẫu giáo dễ nổi nóng, khó bảo có thể được xem là một dấu hiệu cảnh báo trước nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) ở giai đoạn sau.

  • 03/12/2024

    Nhóm máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như thế nào?

    Các nhà khoa học đã phát hiện nhiều mối liên hệ đáng chú ý giữa nhóm máu và nguy cơ mắc các bệnh lý khác nhau.

  • 03/12/2024

    Bất dung nạp lactose hoàn toàn khác dị ứng đạm sữa bò

    Không ít phụ huynh đang nhầm lẫn dị ứng đạm sữa bò và bất dung nạp lactose ở trẻ đều là cùng một bệnh lý. Tuy nhiên, sự thật không phải như vậy. Cả hai tình trạng đều khác nhau về nguyên nhân, biểu hiện. Để có thể phân biệt rõ hơn, mời cha mẹ cùng tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây!

  • 02/12/2024

    6 câu hỏi thường gặp về bệnh giãn phế quản

    Giãn phế quản là tình trạng các phế quản bị giãn ra và khó hồi phục được, dễ gây những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh nếu không được điều trị và quản lý bệnh tốt.

  • 02/12/2024

    Tập thể dục mùa lạnh: Lợi ích và những lưu ý quan trọng

    Mùa đông thường mang đến cảm giác uể oải khiến nhiều người muốn cuộn tròn trong chăn ấm áp hơn là ra ngoài vận động. Tuy nhiên, duy trì thói quen tập thể dục trong mùa lạnh lại mang đến nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể. Trong bài viết dưới đây, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ phân tích những lợi ích và cung cấp những lưu ý quan trọng để bạn tập luyện an toàn và hiệu quả trong những ngày giá rét.

  • 02/12/2024

    Yếu tố Rh và tầm quan trọng của xét nghiệm Rh trong thai kỳ

    Các biến chứng cho thai nhi có thể xảy ra trong thai kỳ nếu bạn là Rh âm tính và thai nhi là Rh dương tính. Vậy yếu tố Rh là gì và các biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị bất tương thích Rh là gì? Cùng Viện Y học ứng dụng tìm hiểu qua bài viết sau đây.

  • 01/12/2024

    Mẹo giúp trẻ ngủ ngon hơn trong những ngày se lạnh

    Giấc ngủ của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi nhiệt độ, trẻ có thể dễ trở mình, ngủ không sâu giấc khi thời tiết chuyển lạnh dần. Vậy làm thế nào để đảm bảo con bạn có một giấc ngủ ngon và sâu trong những ngày đông giá rét? Hãy cùng Viện Y học ứng dụng Việt Nam khám phá những mẹo hữu ích dưới đây.

  • 30/11/2024

    Những điều nên và không nên làm đối với da nhạy cảm

    Da nhạy cảm là làn da dễ phản ứng với các tác nhân kích thích như thời tiết, dị ứng hoặc một số mỹ phẩm hóa chất nhất định. Da của bạn có thể chuyển sang màu đỏ, khô, châm chích, ngứa, căng, có thể nổi cục, vảy hoặc nổi mề đay khi gặp phải các tác nhân kích thích. Các tình trạng như bệnh chàm, viêm da tiếp xúc, bệnh trứng cá đỏ, v.v. thường là nguyên nhân khiến da trở nên nhạy cảm hơn.

Xem thêm