Cập nhật về phẫu thuật thẩm mỹ mũi cho người châu Á
Hình dạng mũi cũng là một biểu hiện về sắc tộc. Vì vậy chiếc mũi bẩm sinh rất đa dạng nhưng các nhà nghiên cứu cũng gân thống nhất với nhau về tiêu chuẩn của một cái mũi đẹp. Vì vậy, kỹ thuật chỉnh hình mũi dành cho người Á châu, Châu Phi và cho người Âu châu Mỹ có khác nhau. Vấn đề của người Tây Âu thì là mũi to quá, gồ, khoằm, lệch, dài... phẫu thuật chủ yếu là làm mũi nhỏ gọn lại, hài hòa hơn...
Người Á Châu bẩm sinh có một tháp mũi ngắn, sống mũi thấp, nền mũi hẹp, lỗ mũi tròn . Mục tiêu chính của phẫu thuật thẩm mỹ mũi á châu là làm cho tháp mũi cao lên, thẳng và dài hơn.
Như vậy, điều trước tiên là phải dùng một chất độn gì đó.
Có rất nhiều lọai vật liệu có thể dùng để độn mũi.
Có thể dùng vật liệu tự thân ( của chính người đó) như sụn sườn, sụn vành tai, xương sọ đính, xương mào chậu, các loại cân mạc, bì của da...
Hay dùng vật liệu tương tự từ đồng lọai (từ người khác) hoặc dị lọai ( từ sinh vật khác loài: sụn bò, da heo ...). Các vật liệu này được chế biến theo một quy trình khắc nghiệt để lọai trừ tính gây kháng thể .
Hay dùng vật liệu tương hợp sinh học: silicone dẻo, Gore-Tek, Porex, san hô, Hydrogel ( Aquamid) Radiesse...
Dĩ nhiên, dùng vật liệu của chính mình là an toàn nhất.
Tuy vậy, để có một thanh độn dài, thẳng như tháp mũi thì chỉ có sụn sườn và xương mào chậu hay xương đính của sọ. Phẫu thuật lấy mô ghép lớn hơn, tạo nhiều nguy cơ hơn, hậu phẫu dài hơn và đau kéo dài hơn là chính phẫu thuật chỉnh hình mũi.
Lấy sụn ở vành tai ít gây tổn thất nhất, nhung sụn vùng này quá ít, dẹp và cong, chỉ dùng để sửa chữa những khiếm khuyết nhỏ hay chỉnh đỉnh mũi.
Dùng vật liệu đồng lọai (của người khác) và dị lọai (của động vật khác loài) thì không phải chịu phẫu thuật lấy mô ghép nhưng ngòai khả năng bị cơ thể đào thải, các vật liệu này bi cơ thể hấp thu khá nhanh chóng – nhất là những vùng chịu lực như ở đỉnh mũi - lam mũi bị biến dạng, tháp mũi gãy, lệch...
Chính vi những lý do trên mà các nhà thẩm mỹ và chính các người được sửa mũi hay chọn các vật liệu tương hợp sinh học. Việc nghiên cứu sản xuất những vật liệu tương hợp sinh học (biocompatible materials) tiêu tốn rất nhiều công sức và tiền của. Hiện nay, chủng loại những vật liệu này ngày càng tăng, cấu tạo phức tạp hơn và dĩ nhiên giá thành cũng tăng.
Vật liệu tương hợp sinh học thì không bị hấp thu.
Nhưng vấn đề ở chỗ cơ thể có đào thải chất đó hay không. Kết quả của sự tồn tại lâu dài trong cơ thể của vật liệu đó như thế nào? Những nghiên cứu khoa học và sự theo dõi trên người lâu dài đã chứng minh tính an toàn của một số vật liệu sinh học như: silicone dẻo, Gore-Tex, Porex... Trong đó silicone dẽo là vật liệu thông dụng nhất đã được dùng từ rất lâu trong phẫu thuật thẩm mỹ mũi người Á Đông.
Các phẫu thuật viên Âu Mỹ không chuộng dùng những vật liệu tương hợp sinh học vì họ gặp phải khá nhiều biến chứng khi dùng những vật liệu này trên quần thể của họ – thường là có da vùng mũi rất mỏng và bản thân mũi đã quá cao.
Độn bằng vật liệu tương hợp sinh học trên người Á châu thì thành công hơn vì hai lý do: Da mũi người Á châu dày hơn, chắc hơn và người á châu không cần phải có một mũi cao to, lồ lộ như người âu mỹ. Dùng vật liệu tương hợp sinh học có lợi là không cần phải làm thêm một phẫu thuật để lấy mô ghép, khối lượng vật liệu gần như vô tận, tạo dáng cho thanh độn khá dễ dàng, dễ đẹp, thời gian mổ ngắn.
Nguyên tắc cơ bản của chỉnh hình mũi an tòan là tạo một mũi nhỏ gọn, hài hòa, không cao quá, không dài quá.
Mũi có da dày bình thường, có chiều dài đủ, được nâng cao vừa phải - bằng thanh silicone dẻo chẳng hạn - sẽ dùng được rất lâu bền.
Nhưng nếu cố gắng làm mũi thật cao, "âu hóa" mũi, thì lớp da vùng mũi bên trên khối silicone sẽ không đủ sức che phủ, nhanh chóng mỏng dần. Thanh độn lộ rõ ra dưới da, nhất là vùng đỉnh mũi, thậm chí làm da mũi bị thủng. Biến chứng này làm mũi xấu hẵn, sửa chữa rất khó khăn.
Đa số mũi người Đông Nam Á có mũi nhỏ, ngắn, sống mũi và nhất là đầu mũi thấp. Sự cố gắng làm mũi dài ra, cao lên chỉ bằng một thanh độn bằng vật liệu tổng hợp chắc chắn sẽ làm da mũi bị căng, nhất là ở vùng đỉnh mũi, da sẽ mỏng dần lộ sống và...thủng. Dùng ghép bổ sung vào đầu mũi các loại vật liệu tự thân cũng không giải quyết được vấn đề. Da mũi không chịu được lực căng, sẽ mỏng, sẽ thủng!
Kỹ thuật chỉnh hình mũi hiên đại giúp giải quyết những vấn đề trên. Có tên gọi mới là "chỉnh hình mũi cấu trúc" (structural rhinoplasty). Trong phẫu thuật, da mũi được bóc tách đúng lớp, bảo đảm độ dày để phơi bày toàn bộ cấu trúc sườn của xương mũi và đỉnh mũi. Đỉnh mũi sẽ được tạo dựng lại thích hợp bằng vật liệu tự thân ( sụn vành tai, sụn vách ngăn, sụn sườn...) Vùng sống mũi thì có thể dùng vật liệu nhân tạo. Xương tháp mũi có thể được thu hẹp theo chiều ngang bằng kỹ thuật cắt xương. Sau đó phủ lại nhẹ nhàng da tháp mũi. Không một lực căng nào đáng kể tác động trên da mũi.
Đây là một kỹ thuật mổ thực sự tinh tế và nghệ thuật. Tháp mũi các loại gần như có thể được tạo hình như ý. Và kết quả thì rất lâu bền. Đây cũng là kỹ thuật dùng để sửa chữa những mũi bị hư do chấn thương hay phẫu thuật trước đó.
Dân ta còn gọi kỹ thuật này một cách thông thường là "sửa mũi Hàn Quốc" vì nhiều cô diễn viên điện ảnh xinh đẹp của Hàn quốc đã xuất hiện rất thành công với một cái mũi được chỉnh hình theo kiểu này.
Gần như không có chống chỉ định về phẫu thuật thẩm mỹ mũi. Dĩ nhiên đối với những bệnh nhân có bệnh lý toàn thân nặng như rối loạn đông máu, suy giảm miễn dịch... thì nên tránh mọi mổ xẻ, không riêng gì phẫu thuật thẩm mỹ.
Việc sửa cho mũi đẹp hơn thì nên làm và thường là làm được. Cần thảo luận kỹ với phẫu thuật viên về loại phẫu thuật , mổ gì, kết quả ra sao? Hết sức thận trọng trên những chiếc mũi đã được mổ rồi nhưng kết quả chưa vừa ý. Mũi không phải là hộp diêm để có thể mở ra, đóng lại tùy tiện. Càng mổ nhiều lần, mũi càng mong manh, dễ hư, khó đẹp. Cũng xin nhắc lại: kẻ thù của cái đẹp là cái toàn hảo.
Chỉnh hình mũi là một phẫu thuật an toàn. Cần phân biệt biến chứng với những trường hợp kết quả không vừa ý. Biến chứng nặng hơn và rất ít gặp như nhiễm trùng, tụ máu, lộ sống mũi... Kết quả không vừa ý nhiều hơn, đa dạng, như lệch sống mũi; mũi ngắn quá hay dài quá; không đủ cao hay cao quá; chóp mũi to quá, nhọn quá... Phẫu thuật viên càng nhiều kinh nghiệm, nắm bệnh sử, xem kỹ tình trạng mũi hiện có của bệnh nhân, xét nghiệm tiền phẫu càng tốt, mổ trong cơ sở phẫu thuật càng hoàn chỉnh thì biến chứng càng ít. Vô trùng tuyệt đối là tiêu chuẩn vàng của cuộc mổ thẩm mỹ mũi an toàn.
Cần lưu ý đến xuất phát điểm của chiếc mũi để thảo luận kỹ giữa bệnh nhân và bác sĩ về mục đích sau cùng. Đạt được một đồng thuận trước mổ sẽ hạn chế được những kết quả không vừa ý.
Chỉ cần những sai biệt nhỏ về kích thước và hình dạng tính bằng ly đủ làm cho một mũi xấu đi hay đẹp hơn. Điều quan trọng nữa là mũi sửa phải hài hòa với những nét chung của khuôn mặt và phù hợp với cá tính của người được sửa.
Phẫu thuật viên chỉnh hình mũi cần có đầy đủ kiến thức về giải phẫu học, nhiều kinh nghiệm, khéo tay và nhất là có một cảm nhận tinh tế về cái đẹp.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Botox mỹ phẩm
Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.
Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh
Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.
Mùa đông đến đi kèm với sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, không khí hanh khô và độ ẩm giảm. Những yếu tố này gây nên các bệnh về đường hô hấp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Các bệnh lý đường hô hấp không chỉ gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời.
Đau chân là vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Cùng tìm hiểu 9 phương pháp đơn giản, hiệu quả để chữa đau chân tại nhà. Áp dụng đúng cách, bạn có thể giảm đau, cải thiện lưu thông máu và tăng cường sức khỏe cho đôi chân của mình.
Thật khó khăn khi bạn phải đối mặt với bệnh tiêu chảy, nhất là khi bạn đang phải cho con bú. Trong bài viết này, Viện Y học ứng dụng Việt Nam sẽ chia sẻ một số biện pháp khắc phục tự nhiên để điều trị bệnh tiêu chảy cho các bà mẹ vẫn đang trong thời kỳ nuôi con bằng sữa mẹ.
Ăn rau đầu tiên trong bữa ăn có tác dụng thế nào với người bệnh đái tháo đường? Thứ tự các ăn các món trong bữa ăn của người bệnh đái tháo đường có gì đặc biệt? Nhân Ngày thế giới phòng chống đái tháo đường 14/11, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Ngày Trẻ em Thế giới là dịp để chúng ta cùng nhau tôn vinh và bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Trong bối cảnh cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi, việc chăm sóc sức khỏe toàn diện cho trẻ em càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.