Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Botox mỹ phẩm

Có thể bạn đã nghe đến các quảng cáo, các trang blog, các tạp chí về chuyện đời tư của các ngôi sao hay nghe từ chính người bạn mình về mỹ phẩm có chứa botox.

Botox mỹ phẩm

Mỹ phẩm botox được cấp phép và đưa vào danh mục kê đơn của FDA (Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ) vào năm 2002. Các chiết xuất giống với loại botox sử dụng trong điều trị y tế được cấp phép sử dụng vào năm 1989. Năm 2015, tiêm botox là thủ thuật đứng đầu trong các biện pháp thẩm mỹ không phẫu thuật tại Mỹ với 4.267.038 lượt tiêm (bao gồm Botox, Dysport và Xeomin).

Mỹ phẩm Botox là gì?

Botox hay onabotulium toxin A được sử dụng với mục đích chính là kiểm soát tình trạng co thắt cơ, điều trị chứng tiết mồ hôi nách quá mức và trong lĩnh vực thẩm mỹ. Boxtox mỹ phẩm là dạng kết hợp giữa Botulium toxin A (hoạt chất) với albumin (một loại protein có trong máu của con người) và dung dịch NaCl.

Botox mỹ phẩm được sử dụng để làm giảm đi nếp nhăn một cách tạm thời. Trước đây nó chỉ được tiêm cho nếp nhăn giữa hai mắt nhưng người ta vẫn áp dụng cho tất cả các nếp nhăn trên mặt như nếp nhăn ở đuôi mắt, trán, khóe miệng. Không nên nhầm lẫn botox mỹ phẩm với các chất độn (Restylane, Radiesse, Juvederm) cũng để xóa đi các nếp nhăn nhưng là do làm căng các mô cơ.

Đối tượng nào có thể sử dụng botox mỹ phẩm?

Tại Mỹ, tất cả các đối tượng từ 18 - 65 tuổi đều có thể sử dụng botox. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng botox nếu như:

  • Bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào của botox mỹ phẩm hoặc dị ứng với botulium toxin A
  • Bị nhiễm trùng da hay các bệnh khác ở vị trí tiêm botox
  • Các bệnh liên quan đến cơ và thần kinh
  • Các bệnh hen suyễn, nuốt nghẹn
  • Các bệnh về máu khó đông
  • Có ý định phẫu thuật
  • Đã từng phẫu thuật vùng mặt
  • Suy yếu cơ trán, sụp mí mắt
  • Đang điều trị thuốc hoặc bổ sung vitamin

Botox mỹ phẩm không có tác dụng toàn thân nên không ảnh hưởng đến thai nhi hoặc ảnh hưởng tới việc nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên các nhà sản xuất botox vẫn khuyến cáo không nên tiêm botox nếu bạn đang có kế hoạch có thai, đang mang thai hoặc đang cho con bú.

Tác dụng của botox mỹ phẩm

Khi tiêm botox mỹ phẩm vào cơ nó sẽ ức chế hoạt động của thần kinh xung quanh các cơ khiến các cơ ngưng hoạt động nên không gây ra các nếp nhăn. Nhưng với các nếp nhăn xuất hiện ngay cả khi cơ mặt bạn không hoạt động thì botox không có tác dụng. Thông thường sau vài ngày bạn sẽ thấy sự cải thiện rõ rệt trên khuôn mặt bạn. Botox cần từ 2-4 ngày để gắn vào các đầu mút thần kinh và hiệu quả kéo dài trong 10-14 ngày.

Bao lâu thì phải tiêm liều botox tiếp theo?

Thông thường khoảng 3-4 tháng thì bạn mới phải tiêm liều botox tiếp theo nhưng có một số yếu tố làm rút ngắn thời gian đó lại như: tuổi, cấu tạo cơ mặt, hút thuốc, chế độ ăn uống, không bảo vệ da dưới ánh nắng mặt trời, một số can thiệp vào cơ mặt.

Tác dụng phụ của botox mỹ phẩm

Tiêm botox cao thể gây ra những tác dụng phụ tại chỗ như: đau tại chỗ tiêm, viêm, nhiễm trùng, chảy máu, bầm tím chỗ tiêm. Một số triệu chứng toàn thân như dị ứng, ngứa, khó thở, phát ban, chóng mặt.. cũng có thể xảy ra. Một số tác dụng phụ khác có thể xảy ra như khô miệng, mệt mỏi, nhức đầu, liệt mí, co thắt cơ, tê liệt cơ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các cách làm giảm nếp nhăn trên da

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Allaboutvision
Bình luận
Tin mới
  • 11/07/2025

    Những dấu hiệu của tình yêu thái quá và cách xử lý

    Việc ai đó thể hiện tình cảm với bạn có thể khiến bạn cảm thấy vui vẻ và phấn khích khi bạn đang trong giai đoạn đầu của một mối quan hệ mới. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải phân biệt sự mới lạ của một mối quan hệ mới với các hành vi thái quá.

  • 10/07/2025

    Vận động cùng con - giải pháp gắn kết tình cảm gia đình

    Trong cuộc sống hiện đại, khi thời gian dành cho gia đình ngày càng bị thu hẹp bởi công việc và các thiết bị điện tử, việc tìm kiếm một hoạt động vừa tốt cho sức khỏe vừa giúp gắn kết tình cảm cha con trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

  • 10/07/2025

    Cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng

    Những ngày hè đầy nắng là thời điểm lý tưởng để đưa trẻ ra ngoài chơi, đi biển, cắm trại, picnic,... Tuy nhiên, dành quá nhiều thời gian dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến trẻ dễ bị cháy nắng. Cháy nắng nặng không chỉ gây khó chịu mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe về da cho trẻ. Cùng đọc bài viết sau đây để biết cách phòng tránh và xử trí khi trẻ bị cháy nắng.

  • 09/07/2025

    Đau đầu do thời tiết nóng bức: Nguy cơ tiềm ẩn và giải pháp phòng ngừa hiệu quả

    Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.

  • 08/07/2025

    Các nguồn cung cấp chất béo cho cơ thể

    Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.

  • 08/07/2025

    Đột quỵ nhiệt: Nguy hiểm tiềm ẩn trong mùa nắng nóng

    Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.

  • 08/07/2025

    Loại cá nhỏ bé có nhiều lợi ích với sức khỏe

    Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.

  • 08/07/2025

    Kháng sinh và những điều cần biết cho người trưởng thành

    Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Xem thêm