Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguy cơ tử vong cao khi ngộ độc carbon monoxide (khí CO)

Nhiều người có thói quen đốt lửa để sưởi ấm trong những ngày mùa đông lạnh giá. Tuy nhiên trong điều kiện thông khí kém, bạn có thể bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide). Nạn nhân khi hít phải khí này nếu ở mức nghiêm trọng có thể bị tử vong, nhẹ hơn thì để lại di chứng thần kinh - tâm thần.

Ngộ độc carbon monoxide là gì?

Carbon monoxide (CO) là một khí không màu, không mùi, không vị. Khí CO là sản phẩm của quá trình đốt cháy, chẳng hạn như quá trình đốt cháy các sản phẩm xăng dầu, gỗ và các loại nhiên liệu khác (than).

Mỗi người đều có thể tiếp xúc với một lượng nhỏ khí CO hàng ngày. Tuy nhiên, nếu hít phải một lượng khí CO đủ lớn sẽ gây ngộ độc.

Nồng độ khí CO có thể tăng lên tới mức nguy hiểm nếu quá trình đốt cháy nhiên liệu xảy ra trong một không gian đóng kín, thông khí kém. Khi đó, khí CO sẽ tích lũy trong máu và gây tổn thương mô.

Các triệu chứng của ngộ độc carbon monoxide

Các triệu chứng của ngộ độc khí CO bao gồm: đau đầu, buồn nôn, nôn, lú lẫn, hoa mắt, khó thở, ngạt thở, bất tỉnh và có thể tử vong.

Nếu hít phải một lượng lớn khí CO, CO sẽ thay thế vị trí của khí Oxy trong máu do ái lực cao của CO với tế bào hồng cầu, từ đó máu thay vì vận chuyển Oxy đi cung cấp cho cơ thể thì máu lại vận chuyển CO. Khi bị ngộ độc CO nạn nhân sẽ bị ngạt, bất tỉnh, có thể dẫn đến tử vong rất nhanh.

Do vậy, những người hít phải khí CO hoặc có triệu chứng của ngộ độc CO cần phải được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Những đối tượng có nguy cơ bị ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc khí CO diễn ra khi CO có nồng độ cao trong không khí và con người hít phải, đặc biệt là trong những khu vực khép kín, thông khí kém.

Những khu vực có nguy cơ cao gây ngộ độc CO:

  • Lò sưởi đốt bằng nhiên liệu (củi, than, xăng, dầu, khí ga...)
  • Bếp lò, bếp than tổ ong.
  • Lò nung gốm sứ
  • Lò gạch, lò vôi

Nếu bạn sử dụng những thiết bị này tại nhà, bạn nên lắp đặt thêm một thiết bị phát hiện khí CO ở gần những khu vực này. Các thiết bị thông khí, quạt gió là cần thiết để duy trì nồng độ CO trong không khí ở mức cho phép. Ngoài ra cũng nên tránh khởi động, nổ máy ô tô quá lâu bên trong gara hoặc không gian đóng kín.

Chẩn đoán ngộ độc carbon monoxide

Xét nghiệm máu sẽ xác định lượng CO có trong máu. Khi nồng độ CO vượt quá 70 ppm, các triệu chứng ngộ độc trở nên rõ ràng hơn. Triệu chứng có thể bao gồm buồn nôn, hoa mắt và hôn mê.

 
Điều trị ngộ độc carbon monoxide

Ngộ độc khí CO là trường hợp khẩn cấp cần được đưa đi cấp cứu ngay. Việc điều trị nhanh chóng, kịp thời là vô cùng cần thiết để ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm.

Liệu pháp thở oxy

Phương pháp tốt nhất để điều trị ngộ độc CO là cho thở oxy để giúp làm tăng nồng độ oxy trong máu và loại bỏ CO khỏi máu.

Liệu pháp oxy cao áp

Là phương pháp dùng oxy nguyên chất với áp suất cao để cho người bệnh thở, làm lượng oxy trong máu tăng 22-30 lần (so với bình thường). Phương pháp này thường được sử dụng cho những trường hợp ngộ độc CO hoặc để điều trị ngộ độc CO ở phụ nữ mang thai.

Các nguy cơ sức khỏe lâu dài khi bị ngộ độc carbon monoxide

Ngay cả khi chỉ bị ngộ độc khí CO mức độ nhẹ vẫn có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như:

  • Tổn thương não
  • Tổn thương tim
  • Tổn thương các cơ quan khác
  • Tử vong

Dự phòng ngộ độc carbon monoxide

Để phòng ngộ độc khí CO, bạn nên làm theo các hướng dẫn như sau:

  • Đảm bảo việc đốt các loại nhiên liệu như khí gas, gỗ, propan, than, củi… phải được tiến hành ở khu vực thoáng khí.
  • Nên lắp đặt một thiết bị phát hiện khí CO ở gần những khu vực có nguồn CO.
  • Không ngủ gần bếp gas hoặc thiết bị đốt nóng tạo nhiệt có thể sinh CO.
  • Không nên coi nhẹ và bỏ qua các triệu chứng của ngộ độc CO.

Nếu bạn nghi ngờ mình có dấu hiệu ngộ độc khí CO, hãy chạy ra khu vực thoáng khí ngay lập tức và gọi sự trợ giúp của những người xung quanh. Không được quay lại khu vực có khí CO cho đến khi nó đã được thông báo là an toàn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những loại cây cảnh giúp thanh lọc không khí trong nhà

Bs.Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Cho trẻ ăn dặm với trái cây đúng cách

    Trái cây là một trong các nhóm thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng và vitamin quan trọng, phù hợp để bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ.

  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

Xem thêm