Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những tai nạn mắt thường gặp

Bạn sẽ làm gì khi có các dị vật, các hóa chất trong mắt, hoặc khi bạn có các chấn thương và vết bỏng ở khu vực mắt?.

Những tai nạn mắt thường gặp

Hãy nhớ rằng, bạn nên tìm kiếm sự can thiệp y tế ngay lập tức nếu mắt bạn sưng lên, đỏ, hoặc đau mắt. Nếu không được điều trị kịp thời, tổn thương mắt có thể dẫn đến suy giảm thị lực một phần hoặc thậm chí là mù vĩnh viễn.

Cấu tạo mắt
Các triệu chứng tổn thương mắt thường gặp

Các tổn thương ở mắt rất đa dạng về nguyên nhân, và ở mỗi trường hợp lại có những triệu chứng và cách xử lí khác nhau. Bạn nên đến ngay cơ sở y tế khi bạn cảm thấy có bất kì bất thường nào ở mắt hoặc có một trong các triệu chứng dưới đây:

  • Giảm thị lực
  • Nhức mắt
  • Đồng tử hai mắt không đều
  • Một mắt di chuyển bất thường so với mắt còn lại
  • Một mắt nhô ra hoặc phồng lên
  • Đau mắt
  • Mất thị lực
  • Nhìn đôi
  • Mắt đỏ và kích ứng
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Thâm tím quanh mắt
  • Chảy máu mắt
  • Có máu ở khu vực củng mạc màu trắng
  • Chảy mủ từ mắt
  • Mắt rất ngứa
  • Xuất hiện đau đầu hoặc đau đầu nặng hơn sau tổn thương mắt

Những việc bạn không nên làm khi có tổn thương tại mắt

Các biến chứng nghiêm trọng có thể xảy khi bạn tự ý xử lí các tổn thương mà không có sự hỗ trợ của thầy thuốc. Vì thế khi bị tổn thương bạn không nên làm các việc sau:

  • Chà xát hoặc sử dụng bất kì biện pháp nào làm tăng áp lực lên mắt
  • Cố gắng loại bỏ các vật lạ bị kẹt tại bất kỳ khu vực nào của mắt
  • Không đưa nhíp hoặc bất kỳ dụng cụ nào khác vào trong mắt – tăm bông có thể được sử dụng, nhưng chỉ ở khu vực mi mắt.
  • Tự ý sử dụng thuốc (bôi thuốc mỡ hoặc đặt thuốc vào trong mắt)

Nếu bạn đeo kính áp tròng, đừng cố gắng đưa chúng ra nếu bạn nghĩ mình đang bị tổn thương mắt. Khi cố gắng thử những biện pháp trên bạn có thể làm cho tổn thương trở nên tồi tệ hơn. Trường hợp ngoại lệ bạn có thể đưa kính áp tròng ra ngoài là khi bạn bị tổn thương bởi các chất hóa học và mắt kính kẹt ở trong mắt làm ngăn cản quá trình bạn xả nước, rửa mắt.

Điều tốt nhất bạn có thể làm trong các trường hợp tổn thương mắt là đến bác sỹ càng sớm càng tốt. Trong những hoàn cảnh không thể tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức, hãy cùng chúng tìm hiểu những điều bạn có thể làm trong khi chờ đợi sự trợ giúp.

Tổn thương hóa chất

Các tổn thương do hóa chất sẽ xảy ra khi bạn sơ ý để các loại hóa chất tẩy rửa, làm vườn hoặc các hóa chất công nghiệp tác động vào mắt bạn. Bạn cũng có thể bị tổn thương hóa chất khi bạn bị các sản phẩm dạng xịt hoặc khói tác động vào mắt bạn.

Nếu mắt bạn bị nhiễm axit, điều trị sớm có thể dẫn đến kết quả điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, các hóa chất kiềm như  natri hydroxit hoặc vôi có thể gây nên tổn thương nghiêm trọng và làm hỏng giác mạc của bạn.

Nếu mắt bạn không may bị nhiễm hóa chất, bạn nên thực hiện các bước sau:

  • Quay đầu để mắt bị tổn thương hướng xuống và lệch về một phía.
  • Giữ mi mắt mở và rửa dưới vòi nước mát trong 15 phút.
  • Nếu bạn đeo kính áp tròng và chúng vẫn còn trong mắt của bạn sau khi bị đổ hóa chất, hãy cố gắng tháo bỏ chúng.
  • Đến cơ sở ý tế gần nhất càng nhanh càng tốt. Nếu có thể, hãy tiếp tục rửa mắt bằng nước sạch trong khi chờ xe cứu thương hoặc trên đường đi đến cơ sở y tế.
Dị vật nhỏ ở trong mắt

Nếu có dị vật ở trong mắt, nó có thể gây nên các tổn thương tại mắt hoặc làm giảm thị lực. Thậm chí một vật nhỏ như hạt cát hoặc bụi cũng có thể gây ra những kích ứng tại mắt. Thực hiện các bước sau nếu bạn có các dị vật nhỏ trong mắt:

  • Thử nhấp nháy mắt để xem nó có thể làm sạch mắt của bạn không. Đừng dụi mắt
  • Rửa tay sạch trước khi chạm vào mắt. Quan sát mắt của bạn để tìm vị trí của dị vật. Bạn có thể cần thêm sự trợ giúp của người khác khi làm việc này.
  • Nếu cần, hãy kéo nhẹ mi dưới xuống để quan sát phía sau. Hoặc sử dụng bông để lật mi trên và quan sát khu vực mắt phía sau mi.
  • Nếu dị vật bị mắc kẹt trong mi mắt của bạn, hãy rửa mi mắt bằng nước. Nếu dị vật ở bề mặt nhãn cầu, hãy rửa mắt bằng nước mát.

Nếu bạn không thể đưa dị vật ra ngoài hoặc nếu sự kích thích vẫn tiếp tục, hãy đến ngay cơ sở y tế..

Dị vật lớn mắc kẹt trong mắt

Kính, kim loại, hoặc các dị vật bắn vào mắt bạn với tốc độ cao có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng. Trong trường hợp này hãy để dị vật ở nguyên vị trí và đừng tìm cách tự ý lấy chúng ra.

Đừng chạm vào dị vật, tránh các áp lực lên dị vật, và không cố gắng để đưa dị vật ra ngoài. Đây là trường hợp y tế khẩn cấp và bạn nên tìm sự can thiệp y tế ngay lập tức. Cố gắng di chuyển mắt của bạn càng ít càng tốt trong khi chờ sự chăm sóc y tế. Nếu dị vật không quá lớn và bạn có người trợ giúp ở bên cạnh, bạn có thể nhờ người trợ giúp che mắt của bạn bằng một miếng vải sạch, chú ý hạn chế tối đa áp lực lên mắt bị tổn thương. Điều này sẽ làm giảm sự chuyển động của mắt cho đến khi bác sỹ thăm khám.

Vết cắt và rạch

Nếu bạn bị cắt hoặc rạch vào mắt hoặc mi mắt, bạn cần được chăm sóc y tế khẩn cấp. Bạn có thể chườm mát mắt trong khi bạn chờ đợi sự can thiệp y tế, nhưng hãy thật cẩn thận và đừng gây áp lực lên mắt.

Khu vực quanh mắt thâm đen

Bạn thường có tổn thương tại mắt và khu vực xung quanh mắt trở nên thâm đen khi bạn bị một vật gì đó đụng vào mắt. Tổn thương các mạch máu nhỏ dưới da tại khu vực này là nguyên nhân dẫn đến sự đổi màu của da.

Thông thường, thâm đen ở khu vực này sẽ dần chuyển thành màu tím màu vàng sau một vài ngày. Màu sắc sẽ trở về bình thường sau một hoặc hai tuần. Đôi khi mắt còn bị sưng trong trường hợp này. Bạn cũng không nên chủ quan và hãy thăm khám tại cơ sở y tế để xác định chính xác tổn thương và có biện pháp điều trị hợp lý.

Phòng ngừa các tổn thương mắt

Chấn thương mắt có thể xảy ra ở mọi nơi, ở nhà, nơi làm việc, khi bạn chơi hoặc tham gia các sự kiện thể thao. Tai nạn có thể xảy ra khi bạn tham gia các hoạt động có nguy cơ cao hay ở những nơi mà bạn cảm thấy an toàn nhất.

Những giải pháp hạn chế nguy cơ tổn thương mắt:

Đeo kính bảo hộ khi bạn sử dụng công cụ máy khoan máy cắt… hoặc khi tham gia vào các hoạt động thể thao có nguy cơ cao. Bạn cũng có nguy cơ bị tổn thương khi ở những nơi mà có các vật thể, đồ vật bay xung quanh như ở trên sân chơi hay công viên.

Thao tác theo hướng dẫn của nhà sản xuất và thận trọng khi làm việc với hóa chất hay các chất tấy rửa.  

Giữ kéo, dao, và các vật dụng sắc nhọn khác tránh xa tầm tay trẻ nhỏ. Dạy trẻ lớn cách sử dụng an toàn và giám sát trẻ trong quá trình làm việc.

Đừng để trẻ em chơi với đồ chơi như phi tiêu hoặc các súng bắn ra các loại đạn nhựa, đạn bắn chim có thể gây tổn thương mắt.

Giữ an toàn cho trẻ bằng cách loại bỏ hoặc bọc kĩ các bờ, rìa sắc nhọn có trong nhà.

Hãy thận trọng khi nấu nướng với mỡ hoặc dầu.

Thận trọng khi sử dụng các thiết bị chăm sóc tóc bằng nhiệt nóng như máy sấy, thiết bị làm thẳng tóc để tránh các tổn thương tại mắt

Giữ khoảng cách an toàn ở những nơi có bắn pháo hoa, pháo sáng không được tổ chức chuyên nghiệp.

Để giảm các nguy cơ tổn thương mắt vĩnh viễn, bạn hãy đi khám tại các cơ sở y tế sau khi bị các tổn thương tại mắt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Một số vấn đề về mắt nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Bs. Nguyễn Thế Võ - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 28/03/2024

    Vì sao bạn nên tẩy lớp trang điểm trước khi tập thể dục?

    Việc trang điểm nhẹ nhàng trước khi đến phòng tập thể dục có thể giúp chị em phụ nữ tự tin hơn. Nhưng theo một nghiên cứu mới được đăng trên Journal of Cosmetic Dermatology, việc này có thể có thể làm giảm lượng dầu trên da, gây khô da.

  • 28/03/2024

    5 nguyên liệu không nên bỏ qua khi pha chế món sinh tố chống viêm

    Sinh tố là thức uống bổ sung năng lượng và vitamin hiệu quả khi bạn mệt mỏi vì thời tiết. Công thức pha chế sinh tố nên có những thực phẩm, nguyên liệu giàu chất chống viêm để bảo vệ sức khỏe.

  • 28/03/2024

    Bà bầu "bỏ túi" ngay những lợi ích không ngờ từ việc uống vitamin trong thai kỳ

    Vitamin dành cho bà bầu là những viên bổ sung được sản xuất đặc biệt nhằm cung cấp cho cơ thể phụ nữ mang thai các vitamin và khoáng chất cần thiết. Bác sĩ khuyên bạn uống vitamin ngay từ khi bắt đầu lên kế hoạch mang thai cũng như trong suốt thai kỳ.

  • 28/03/2024

    Thực phẩm, đồ uống nên hạn chế khi đang bị nghẹt mũi

    Dấu hiệu nghẹt mũi thường gặp khi bạn bị cảm cúm, viêm mũi dị ứng hoặc viêm đường hô hấp. Một số thực phẩm, đồ uống có thể khiến triệu chứng này trầm trọng hơn, cản trở việc hít thở của bạn.

  • 28/03/2024

    Chấn thương sọ não có hồi phục được không?

    Chấn thương sọ não luôn được coi là một trong những thương tổn nghiêm trọng nhất có thể xảy ra với con người. Tuy nhiên, với những tiến bộ mới trong lĩnh vực y tế và phục hồi chức năng, ngày càng có nhiều hy vọng để người bệnh chấn thương sọ não có thể phục hồi và hồi phục các chức năng quan trọng.

  • 27/03/2024

    Những triệu chứng và biến chứng điển hình của bệnh sởi

    Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do virus sởi gây ra, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Nhận biết sớm các dấu hiệu và triệu chứng như sốt cao, ho, chảy nước mũi và phát ban da đặc trưng là rất quan trọng để điều trị kịp thời. Hiểu rõ các triệu chứng sởi còn giúp phòng ngừa sự lây lan của căn bệnh này.

  • 27/03/2024

    5 loại thảo mộc giúp tăng cường sức khoẻ hô hấp

    Khi gặp các vấn đề hô hấp, nhiều người có xu hướng tìm các giải pháp từ thiên nhiên để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu cũng như tăng cường sức khoẻ đường thở. Dưới đây là 5 loại thảo mộc bạn có thể thử áp dụng.

  • 27/03/2024

    Biện pháp cải thiện triệu chứng viêm họng

    Viêm họng là vấn đề hô hấp có thể xảy ra quanh năm, nhất là trong thời tiết giao mùa do virus, vi khuẩn tấn công đường thở. Cần làm gì để cải thiện triệu chứng viêm họng hiệu quả?

Xem thêm