Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nồng độ progesteron máu thấp: biến chứng và nguyên nhân

Chắc hẳn bạn đã nghe nhiều đến những ảnh hưởng của sự thiếu hụt hoặc dư thừa estrogen nhưng liệu bạn có biết rằng nồng độ progesteron thấp cũng có thể gây ra nhiều vấn đề?

Progesteron là một hóc môn sinh dục nữ chủ yếu do buồng trứng tiết ra trong khi rụng trứng hàng tháng, cùng với estrogen quyết định một phần của chu kì kinh nguyệt.

Nhiệm vụ chính của Progesteron là chuẩn bị cho tử cung sẵn sàng khi mang thai. Sau khi bạn rụng trứng hàng tháng, progesteron sẽ giúp cho niêm mạch tử cung dày lên để sẵn sàng đón trứng đã được thụ tinh đến làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh, nồng độ progesteron sẽ tụt xuống thấp và chu kì kinh nguyệt xảy ra. Nếu trứng đã được thụ tinh bám vào và làm tổ ở tử cung, progesteron giúp duy trì niêm mạc tử cung khỏe mạnh trong suốt quá trình mang thai.

Progesteron cũng cần thiết cho sự phát triển của tuyến vú và quá trình cho con bú. Nó cũng hỗ trợ hiệu quả của estrogen – một loại hóc-môn sinh dục nữ khác.

Nam giới sản xuất một lượng nhỏ progesteron để hỗ trợ sự phát triển của tinh trùng.

Nồng độ progesteron thấp

Progesteron đặc biệt quan trọng trong độ tuổi sinh đẻ, liên quan đến quá trình thụ thai, làm tổ và phát triển của bào thai trong tử cung. Nếu bạn không có đủ lượng progesteron, bạn có thể khó mang thai. Hàng tháng, sau khi một noãn được giải phóng khỏi buồng trứng, nồng độ progesteron sẽ tăng lên, giúp cho niêm mạc tử cung dày lên để đón trứng đã được thụ tinh. Nếu niêm mạc tử cung không đủ dày thì trứng đã thụ tinh sẽ rất khó sự làm tổ, hay nói cách khác, sự thụ thai sẽ ngừng lại. Khi bào thai đã làm tổ trong niêm mạc tử cung, bạn vẫn cần progesteron để duy trì niêm mạc tử cung cho đến tận khi em bé được sinh ra. Nếu nồng độ hóc-môn progesteron của bạn quá thấp, tử cung có thể không chứa được thai nhi cho đến khi đủ tháng.

Khi mang thai, những dấu hiệu của progesteron thấp bao gồm: chảy máu âm đạo thấm giọt, đau bụng, có thể tăng huyết áp bất thường khi mang thai hoặc chửa ngoài tử cung; thậm chí có thể gây sảy thai hoặc thai chết lưu.

Ở phụ nữ không mang thai, nồng độ progesteron thấp có thể gây chảy máu tử cung bất thường. Hiện tượng mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều có thể chỉ ra chức năng buồng trứng kém và nồng độ progesteron thấp.

Thiếu sự hỗ trợ và giữ cân bằng của progesteron, estrogen có thể trở thành hóc-môn có ưu thế vượt trội, gây ra tình trạng mất cân bằng của cơ thể với các triệu chứng như:

  • Tăng cân
  • Giảm hứng thú tình dục, tinh thần không ổn định và trầm cảm
  • Hội chứng tiền mãn kinh, kinh nguyệt không đều, ra máu nhiều
  • Căng tức vú, xơ nang vú
  • U xơ, lạc nội mạc tử cung
  • Các vấn đề về túi mật
  • Rối loạn chức năng tuyến giáp

Định lượng nồng độ progesteron

Xét nghiệm progesteron có thể chẩn đoán xác định nếu bạn có nồng độ progesteron quá thấp. Đây là một xét nghiệm máu đơn giản, không cần bất cứ sự chuẩn bị nào.

Xét nghiệm có thể cung cấp lí do tại sao bạn khó có thai, đồng thời giúp xác định được bạn có rụng trứng hay không và được sử dụng để theo dõi sức khỏe của những phụ nữ mang thai có nguy cơ cao. Bên cạnh đó, xét nghiệm còn hữu ích trong việc theo dõi điều trị liệu pháp hóc-môn thay thế.

Nồng độ progesteron dao động lên xuống theo chu kì kinh nguyệt, thường đạt đỉnh vào khoảng 7 ngày trước khi chu kì kinh nguyệt của bạn bắt đầu và sẽ suy giảm dần kể từ khi trứng không được thụ tinh. Lượng progesteron khi mang thai cao hơn bình thường và có thể tăng cao hơn nữa nếu bạn có đa thai.

Chức năng buồng trứng kém có thể dẫn đến sản xuất ít progesteron. Khi mãn kinh, nồng độ progesteron và estrogen sẽ tụt giảm tự nhiên.

Nam giới, trẻ em và phụ nữ sau mãn kinh sẽ có nồng độ progesteron thấp hơn những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.

Điều trị

Nồng độ progesteron thấp có thể không gây ra một vấn đề sức khỏe nào cả và khi đó bạn không cần phải điều trị. Tuy nhiên nếu progesteron thấp gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, mang thai..., có thể bạn sẽ phải dùng liệu pháp hóc-môn. Liệu pháp hóc-môn chỉ được sử dụng khi bác sỹ đã khám, xét nghiệm đầy đủ cho bạn.

Nếu bạn đang cố gắng có thai, liệu pháp hóc-môn để làm tăng nồng độ progesteron có thể giúp làm dày niêm mạc tử cung, làm tăng cơ hội để bạn có một thai kì khỏe mạnh và mang thai đủ tháng.

Kinh nguyệt không đều và ra máu âm đạo bất thường có thể được cải thiện khi sử dụng liệu pháp hóc-môn.

Những trường hợp có các triệu chứng mãn kinh ở mức độ nặng, liệu pháp hóc-môn thường phối hợp cả estrogen và progesteron. Những phụ nữ uống estrogen mà không có progesteron sẽ tăng nguy cơ mắc ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, progesteron không cần thiết đối với những phụ nữ đã cắt bỏ tử cung.

Liệu pháp hóc-môn có thể giúp làm giảm các triệu chứng như cơn bốc hỏa, vã mồ hôi và khô âm đạo. Đối với một số phụ nữ, liệu pháp còn giúp cải thiện tình trạng tinh thần. Bên cạnh đó, liệu pháp giúp giảm nguy cơ loãng xương và tiểu đường. Progesteron đường uống có thể giúp ổn định tinh thần, khiến bạn dễ ngủ hơn.

Liệu pháp hóc-môn có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ, huyết khối và các vấn đề về túi mật. Nếu bạn đã được chẩn đoán ung thư vú hoặc ung thư nội mạc tử cung, bác sỹ có thể khuyên bạn không nên sử dụng liệu pháp hóc-môn. Những phụ nữ có tiền sử bệnh gan, huyết khối hoặc đột quỵ cũng không nên áp dụng liệu pháp này.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những hormon quan trọng của phụ nữ

Ths.Bs.Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Tổng hợp từ Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 20/04/2024

    Chảy máu trong thai kỳ - Hiện tượng phổ biến nhưng đừng xem thường

    Chảy máu trong thời kỳ mang thai là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, đôi khi đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng.

  • 20/04/2024

    Những tác hại khi nằm ngủ gối cao

    Lựa chọn một chiếc gối với độ cao phù hợp sẽ mang lại cho bạn một giấc ngủ ngon, cải thiện tư thế và giảm đau lưng, mỏi cổ. Dưới đây là một số vấn đề về sức khỏe khi nằm gối quá cao hoặc kê nhiều gối trong thời gian dài.

  • 20/04/2024

    Cách giúp đỡ người tự gây thương tích

    Khi người bạn yêu thương đang tự gây thương tích, những dấu hiệu tưởng chừng dễ dàng nhận biết thường bị bỏ qua. Đó thường là một hành vi bí mật, được giấu bởi lớp quần áo hoặc dưới lí do như những vết thương từ thể thao và các hoạt động khác. Hỗ trợ, giúp đỡ nhiệt tình và thấu hiểu, lắng nghe một cách không phê phán, bạn có thể học cách giúp đỡ người đang tự gây thương tích.

  • 19/04/2024

    Phát hiện ung thư dạ dày bằng hơi thở

    Hơi thở có mùi khiến cho bạn cảm thấy xấu hổ. Nhưng việc kiểm tra hơi thở nhanh ngoài việc có thể giúp bạn thoát khỏi nhiều tình huống khó xử còn có thể cứu mạng bạn. Theo một nghiên cứu, công nghệ kiểm tra hơi thở có thể phát hiện ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm nhất .

  • 19/04/2024

    Đưa con đến viện ngay nếu con có dấu hiệu này khi mắc cúm B

    Cúm B là một loại cúm mùa do virus, thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Phần lớn khi trẻ mắc cúm B nhẹ sẽ tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Nếu trẻ mắc cúm B có các dấu hiệu nguy hiểm dưới đây, cha mẹ cần đưa con đến viện ngay để điều trị.

  • 19/04/2024

    5 bệnh tự miễn thường gặp mà bạn cần biết

    Hệ thống miễn dịch của chúng ta có vai trò chính là nhận diện và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus và nấm. Tuy nhiên, đôi khi, các thành phần của hệ thống miễn dịch lại nhầm lẫn phản ứng với các protein trong cơ thể và gây ra các bệnh tự miễn.

  • 19/04/2024

    Tìm hiểu về các rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng ở trẻ em

    Các rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là một vấn đề phổ biến mà nhiều gia đình phải đối mặt. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về một số rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ, nguyên nhân và cách điều trị.

  • 19/04/2024

    Vì sao không nên uống trà khi ăn thực phẩm giàu sắt?

    Trà không chỉ là thức uống giải khát mà còn có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp trà vào chế độ ăn uống không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của cơ thể, đặc biệt ở người bị thiếu máu do thiếu sắt.

Xem thêm