Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Các vấn đề sức khỏe của quan hệ tình dục đồng giới nữ

Mọi phụ nữ đều phải đối mặt với các nguy cơ sức khỏe tình dục nhưng một số phụ nữ có xu hướng tình dục đồng giới (đồng tính nữ - lesbian) lại có những vấn đề sức khỏe của riêng họ.

1. Sức khỏe tâm thần

Các phụ nữ đặc biệt này có nguy cơ  bị trầm cảm hoặc lo âu cao hơn các phụ nữ khác. Đó là vì sự xa lánh của xã hội, sự phân biệt đối xử, bị gia đình phản đối từ bỏ, bị lạm dụng hoặc bạo lực đã khiến họ bị đẩy ra ngoài xã hội và thiếu sự giúp đỡ từ những người khác. Nếu không phát hiện ra và được điều trị đúng cách trầm cảm có thể dẫn tới những hành vi tình dục không an toàn, rối loạn cảm xúc, sức khỏe đi xuống, rơi vào vòng lao lý và khó khăn trong các vấn đề tiền bạc hay thậm chí tự tử.

Nếu bạn nghĩ bạn bị trầm cảm hãy tìm đến sự trợ giúp của bác sỹ tâm lý. Nếu bạn không muốn gặp bác sỹ thì bạn có thể tâm sự với một người bạn đáng tin cây hoặc người thân. Chia sẻ cảm xúc là bước đầu tiên trong việc điều trị chứng trầm cảm.

2. Sức khỏe sinh sản

Một số bệnh lây qua đường tình dục (STDs) như bệnh u nhú do HPV, viêm âm đạo do vi khuẩn hoặc nhiễm trichomonas có thể lây từ phụ nữ này qua phụ nữ khác thông qua việc quan hệ tình dục bằng đường miệng, các hành vi quan hệ tình dục dùng dương vật giả, hậu môn giả, đặc biệt là việc chia sẻ đồ chơi tình dục. Quan hệ tình dục đồng giới nữ cũng làm lây truyền HIV, HPV, herpes sinh dục. Cách tốt nhất  để phòng tránh những bệnh này đó là  quan hệ tình dục an toàn.

Để bảo vệ bản thân khỏi các bệnh lây qua đường tình dục bạn nên:

Đảm bảo bạn tình của bạn không mắc các bệnh STDs: bạn chỉ có thể biết được điều này thông qua các xét nghiệm. Trừ khi bạn chắc chắn về sức khỏe của bản thân và bạn tình, còn nếu không hãy nói không với quan hệ tình dục không an toàn. Xét nghiệm là một việc cực kỳ cần thiết bởi vì bạn cũng không biết là mình có bị nhiễm bệnh hay không hoặc người khác có nói dối bạn về sức khỏe của họ hay không.

Thực hiện tình dục an toàn: hãy nhớ sử dụng bao cao su dành cho nữ giới hoặc bao cao su dành cho quan hệ bằng đường miệng. Đừng chia sẻ đồ chơi tình dục, giữ chúng sạch sẽ và an toàn ( sử dụng bao cao su khi dùng hoặc lau rửa sạch trước và sau khi dùng). 

Chung thủy với bạn tình: cách hữu hiệu để bảo vệ bạn khỏi những bệnh lây qua đường tình dục là giữ mối quan hệ lâu dài với bạn tình - không bị nhiễm các bệnh lây qua đường tình dục.

Hạn chế đồ uống có cồn hoặc sử dụng chất kích thích: rượu và chất kích thích sẽ gây ra những hành vi tình dục không an toàn, nếu bạn dùng chất kích thích qua đường tiêm thì đừng chia sẻ kim tiêm với ai.

Tiêm phòng: vắc xin có thể phòng ngừa bệnh viêm gan A, B và các bệnh viêm gan khác lây qua đường quan hệ tình dục có xâm nhập, vắc xin phòng HPV...

3. Lạm dụng chất kích thích

Việc lạm dụng rượu, ma túy, thuốc lắc hoặc các chất kích thích khác thường xảy ra khi:
  • Căng thẳng
  • Chấn thương do bị bắt nạt, bạo lực hoặc lạm dụng
  • Tác động của việc phân biệt giới tính hoặc phân biệt đối xử
  • Do sự lôi kéo của những người ở quán bar, các câu lạc bộ xã hội...

Nếu bạn có vấn đề về lạm dụng chất thì bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ các bác sỹ, các trung tâm điều trị nghiện chất, các trung tâm điều trị sức khỏe tâm thần.

4. Bạo lực đồng giới

Bạo lực có thể ảnh hưởng tới bất kỳ ai nhưng với phụ nữ đồng tính thì vấn đề đó sẽ càng nghiêm trọng hơn. Dấu hiệu để bạn nhận ra mình đang bị đe dọa bởi bạn tình:
  • Đe dọa sẽ công khai giới tính thật của bạn cho mọi người
  • Nói rằng sẽ không ai có thể cứu bạn kể cả các cơ quan chức năng
  • Nói với bạn rằng nếu rời bỏ mối quan hệ này nghĩa là bạn thừa nhận rằng bạn có quan hệ đồng giới

Mắc kẹt trong mối quan hệ bị lạm dụng sẽ khiến bạn chán nản tuyệt vọng, lo lắng. Nếu bạn không tiết lộ mối quan hệ đồng tính hoặc giới tính thật của bạn thì sau khi bị một lần bạo hành, hãy từ bỏ mối quan hệ đó hoặc tìm một sự trợ giúp. Tuy nhiên cách tốt nhát là bạn phải hành động càng sớm càng tốt. nếu bạn là mục tiêu của việc bạo hành hãy tìm cách nói với bạn bè, người thân, các nhân viên y tế hoặc các mối quan hệ gần gũi khác. Chuẩn bị một kế hoạch để rời khỏi kẻ bạo hành bạn.

5. Chăm sóc sức khỏe định kỳ là một việc ưu tiên

Việc người đồng tính nữ đi tìm một bác sỹ phù hợp và có hiểu biết về các vấn đề của họ thật sự rất khó khăn. Hãy tìm một bác sỹ quan tâm, thông cảm và tôn trọng bạn. Chia sẻ xu hướng tình dục của mình với bác sỹ và xin các tư vấn cụ thể cho trường hợp của mình. Bạn nên kiểm tra sức khỏe một cách toàn diện, không chỉ các bệnh thông thường mà phụ nữ hay mắc phải như tăng huyết áp, cholesterol máu, ung thư vú, ung thư cổ tử cung mà còn các vấn đề về bệnh lây truyền qua đường tình dục. Chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách  sẽ giúp bạn có một sức khỏe tốt.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những vấn đề sức khỏe của quan hệ đồng tính nam - Phần 1Những vấn đề sức khỏe của quan hệ đồng tính nam - Phần 2

Bs.Đào Ngọc - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 23/11/2024

    Cách giảm đau mỏi chân khi đứng lâu

    Đau chân khi đứng lâu là tình trạng mà nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể khắc phục vấn đề này bằng một vài thay đổi nhỏ trong thói quen sinh hoạt hàng ngày

  • 23/11/2024

    Triệu chứng và biến chứng của bệnh vẩy nến

    Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh vẩy nến khác nhau tùy thuộc vào từng người và loại bệnh vẩy nến. Mặc dù bệnh vẩy nến là tình trạng mãn tính kéo dài suốt đời, một số người có thể thấy các triệu chứng biến mất trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

  • 22/11/2024

    Thuốc xịt mũi ngừa cúm

    Bạn có bỏ qua mũi tiêm phòng cúm hàng năm vì bạn ghét bị tiêm không? Điều đó có thể hiểu được. Nhưng đừng để điều đó ngăn cản bạn tiêm vắc-xin. Có một lựa chọn khác: dành cho bạn: vắc-xin xịt mũi.

  • 22/11/2024

    Loại tiếng ồn nào tốt cho giấc ngủ?

    Chắc hẳn ai cũng đã từng nghe qua câu chuyện dùng tiếng ồn trắng giúp các bé sơ sinh ngủ ngon và sâu giấc. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc, có những loại tiếng ồn nào và đâu là tiếng ồn dành cho người lớn? Mọi câu hỏi sẽ được giải đáp ngay sau đây.

  • 22/11/2024

    Cách cải thiện triệu chứng đau thần kinh tọa

    Ngày càng nhiều người trẻ bị đau thần kinh tọa với biểu hiện đau phần lưng dưới lan xuống chân. Để kiểm soát cơn đau thần kinh tọa, người bệnh cần điều chỉnh từ thói quen sinh hoạt hàng ngày.

  • 21/11/2024

    Trị bệnh Parkinson bằng Đông y có hiệu quả không?

    Do các loại thuốc Tây y điều trị bệnh Parkinson thường đi kèm với tác dụng phụ và nguy cơ “nhờn thuốc” khi dùng lâu dài, nhiều người tìm tới các phương pháp Đông y với hy vọng các loại thảo dược tự nhiên sẽ an toàn hơn với cơ thể.

  • 21/11/2024

    Tăng cường sức khỏe xương khớp cho người cao tuổi trong mùa đông

    Khi bước vào giai đoạn lão hóa, cơ thể con người trải qua nhiều thay đổi sinh lý, suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp và dễ mắc phải các bệnh lý về xương khớp, đặc biệt là trong mùa đông lạnh

  • 21/11/2024

    Tức giận - Kẻ thù thầm lặng của sức khỏe

    Tức giận là một cảm xúc bình thường mà ai cũng sẽ trải qua, bởi hiếm ai có thể giữ được bình tĩnh khi bị tấn công, xúc phạm, phản bội hay thất bại... Tuy nhiên, tức giận quá thường xuyên hoặc kéo dài có thể gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe.

Xem thêm