Hầu như tất cả mọi người đều có loại protein và được gọi là người có “yếu tố Rh dương tính (+)”. Tuy nhiên, một số ít người không có yếu tố Rh, họ được gọi là người có “yếu tố Rh âm tính (-)”
Phụ nữ mang thai có Rh (-) có nguy cơ sinh con bị mắc một chứng bệnh thiếu máu rất nguy hiểm gọi là bất đồng yếu tố Rh. May mắn là nếu được điều trị sớm có thể dự phòng được căn bệnh này ở trẻ sơ sinh.
Rh ảnh hưởng đến thai nhi và trẻ sơ sinh như thế nào?
Tình trạng bất đồng yếu tố Rh giữa mẹ và thai nhi sẽ làm hủy hoại các tế bào hồng cầu của thai nhi, là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây thai chết lưu và tử vong ở trẻ sơ sinh.
Ở trẻ sơ sinh, bất đồng yếu tố Rh có thể gây vàng da, vàng mắt, thiếu máu, tổn thương não, suy tim và tử vong. Căn bệnh này không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ.
Nguyên nhân gây bất đồng yếu tố Rh
Một người mẹ có Rh (-) và người cha có Rh (+) có thể sinh con với Rh (+). Trong quá trình mang thai đứa trẻ Rh(+) này, một số tế bào hồng cầu với Rh (+) của thai nhi có thể vào trong máu mẹ trong thời gian thai kỳ hoặc chuyển dạ và sinh con. Do các tế bào máu mang Rh (+) được coi là những kháng nguyên lạ đối với hệ miễn dịch của người mẹ, cơ thể mẹ sẽ sản xuất ra các kháng thể để chống lại những tế bào này.
Khi đó, các kháng thể của mẹ sẽ đi qua nhau thai và tiêu hủy các tế bào hồng cầu Rh (+) của thai nhi. Nếu lần mang thai đầu của người mẹ mang thai là đứa trẻ với Rh (+), thường sẽ không có vấn đề gì quá nghiêm trọng bởi trẻ thường được sinh ra trước khi người mẹ tạo ra các kháng thể kháng Rh (+). Tuy nhiên, sau lần sinh đó cơ thể người mẹ sẽ tiếp tục sản xuất ra các kháng thể kháng Rh (+) trong suốt cuộc đời. Có nghĩa là trong những lần mang thai sau này, nếu đứa con tiếp tục mang Rh (+) thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nặng hơn rất nhiều. Thai nhi trong các lần mang thai sau đó có thể bị chết lưu hoặc sẩy thai.
Làm sao để biết được mình có mang Rh (-)?
Một xét nghiệm máu đơn giản sẽ giúp xác định được một người phụ nữ thuộc nhóm Rh nào. Mọi phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên kiểm tra nhóm máu của mình tại lần khám thai đầu tiên hoặc trước khi mang thai để phát hiện sớm mình có mang Rh (-) hay không.
Bất đồng yếu tố Rh có thể được phòng ngừa bằng cách nào?
Phụ nữ mang thai có Rh (-) mà cơ thể chưa sản xuất kháng thể chống lại Rh (+) có thể được điều trị bằng cách tiêm globulin miễn dịch chứa yếu tố Rh. Tốt nhất là người mẹ nên được tiêm globulin miễn dịch vào tuần 28 thai kỳ và lặp lại trong vòng 72 giờ sau khi sinh nếu xét nghiệm máu cho thấy em bé mang Rh (+) (Theo ACOG, 1999).
Tuy nhiên, người mẹ sẽ không cần tiêm sau khi sinh nếu em bé cũng có Rh (-). Một số chuyên gia khuyến cáo người mẹ nên tiêm thêm một mũi globulin miễn dịch nếu người đó qua thời điểm sinh dự kiến mà vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ (ACOG, 1999; Moise, 2008).
Phụ nữ mang Rh (-) nên được điều trị với globulin miễn dịch Rh sau bất cứ trường hợp nào mà tế bào hồng cầu của thai nhi trộn lẫn với máu người mẹ, bao gồm:
Mọi phụ nữ có Rh (-) chưa bị mẫn cảm cần phải điều trị với globulin miễn dịch hay không?
Người mẹ sẽ không phải điều trị với globulin miễn dịch nếu người cha cũng mang Rh (-). Nếu người cha có Rh (+), đứa trẻ có Rh (-) cũng sẽ không xảy ra vấn đề gì.
Cơ chế tác dụng của globulin miễn dịch
Globulin miễn dịch Rh có chứa các kháng thể đối với yếu tố Rh có khả năng nhắc nhở một số tế bào miễn dịch nhất định thực hiện chức năng loại bỏ các tế bào mang Rh (+) khỏi máu của người mẹ. Do đó, cơ thể mẹ sẽ không còn tạo ra các kháng thể kháng các tế bào hồng cầu mang Rh (+) của thai nhi nữa (Moise, 2008).
Việc điều trị hợp lý với globulin miễn dịch có thể phòng hiện tượng mẫn cảm ở hầu hết các phụ nữ mang Rh (-) (ACOG, 1999). Tuy nhiên, globulin miễn dịch này sẽ không có hiệu quả đối với những phụ nữ đã bị mẫn cảm. Nguyên nhân chủ yếu khiến những người phụ nữ Rh(-) trở nên mẫn cảm là do họ không được điều trị kịp thời, ví dụ như sau khi bị sảy thai không rõ nguyên nhân.
Liệu có biện pháp nào giúp loại bỏ các kháng thể đã được gây mẫn cảm trong cơ thể người mẹ hay không?
Câu trả lời là không. Ngay cả khi người phụ nữ không biểu hiện triệu chứng gì và vẫn sống khỏe mạnh, cơ thể người đó có thể tiếp tục tạo ra các kháng thể trong máu. Nếu người đó tiếp tục mang thai những đứa trẻ có Rh (+), chúng có thể bị bất đồng yếu tố Rh với mẹ.
Một người phụ nữ Rh (-) đã được gây mẫn cảm cần phương pháp điều trị đặc biệt gì trong thai kỳ?
Người cha cần thực hiện xét nghiệm máu để xác định xem anh ta mang Rh (-) hay (+). Nếu người cha có Rh (-), đứa con sẽ không có nguy cơ bị bất đồng yếu tố Rh, và người mẹ sẽ không cần một phương pháp điều trị đặc biệt nào.
Nếu người cha có Rh (+) (hoặc chưa xác định), bác sỹ sẽ chỉ định cho những phụ nữ mang thai đã bị mẫn cảm làm thủ thuật chọc dò dịch ối để xác định xem đứa trẻ mang Rh (-) hay (+).
Một xét nghiệm máu ở phụ nữ có thai cho thấy độ chính xác cao trong việc xác định yếu tố Rh ở thai nhi. Phương pháp này gần đây đã được thực hiện ở Mỹ và có thể giảm thiểu việc thực hiện các xét nghiệm chọc dò dịch ối amniocentesis (Van der Schoot, Hahn & Chitty, 2008).
Nếu thai nhi có Rh (+) (hoặc nếu Rh của thai nhi chưa rõ), bác sỹ sẽ đo nồng độ kháng thể trong máu người mẹ trong quá trình mang thai. Nếu người mẹ có mức kháng thể tăng cao, bác sỹ sẽ khuyến cáo thực hiện các xét nghiệm để biết được liệu đứa trẻ có bị bất đồng yếu tố Rh với người mẹ hay không.
Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ
Rất nhiều cơ sở y tế đều thực hiện một phương pháp kiểm tra gọi là siêu âm Doppler để theo dõi tình trạng thiếu máu của thai nhi. Phương pháp này được lặp lại mỗi 1 – 2 tuần, có khả năng đo lượng tình trạng huyết động qua động mạch thai nhi. Nó không gây ra nguy cơ gì cho thai nhi. Siêu âm Doppler cũng giúp bác sỹ tránh được việc phải thực hiện thủ thuật chọc dò dịch ối. Theo một nghiên cứu vào năm 2006 của Oepkes, phương pháp này còn cho kết quả chính xác hơn chọc dò dịch ối trong việc xác định tình trạng thiếu máu. Tuy nhiên, phương pháp siêu âm Doppler không phổ biến ở tất cả mọi cơ sở y tế. Do vậy, những phụ nữ mang thai mang Rh (-) vẫn có thể thực hiện thủ thuật chọc dò ối với tần suất từ 10 ngày – 2 tuần/lần.
Nếu thai nhi có dấu hiệu thiếu máu nghiêm trọng, bác sỹ có thể chỉ định một phương pháp gọi là thử nghiệm di truyền trước sinh (cordocentesis). Trong xét nghiệm này, một mẫu máu thai nhi được lấy ra từ dây rốn và thử nghiệm cho các vấn đề di truyền hoặc nhiễm trùng.
Điều trị cho trẻ bị bất đồng yếu tố Rh
Nếu đã gần tới ngày sinh và các xét nghiệm cho thấy đứa trẻ bị thiếu máu, bác sỹ thường sẽ chỉ định người mẹ sinh sớm hơn để phòng khả năng các kháng thể của mẹ hủy hoại quá nhiều hồng cầu của thai nhi. Sau sinh, nếu trẻ xuất hiện triệu chứng vàng da, trẻ sẽ được điều trị bằng quang liệu pháp. Trong một số trường hợp, trẻ sẽ cần được truyền máu.
Khoảng 10% thai nhi với tình trạng bất đồng yếu tố Rh bị thiếu máu nặng, trước đây thường dễ dấn tới tử vong. Ngày nay, thai nhi có thể được điều trị ngay từ trong tử cung vào tuần 18 thai kỳ bằng cách truyền máu thông qua thử nghiệm di truyền trước sinh. Khoảng 90% trẻ được điều trị có thể sống khỏe mạnh bình thường.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 1, Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 2
Gan là cơ quan lớn thứ hai trong cơ thể và thực hiện nhiều chức năng quan trọng như loại bỏ độc tố, chống nhiễm trùng, kiểm soát mức cholesterol và hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, sức khỏe của gan thường bị xem nhẹ vì những vấn đề bệnh của gan ở giai đoạn đầu thường không rõ và dễ bị bỏ qua. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý để chăm sóc gan và tìm hiểu những bước cần thiết để giữ cho gan của bạn luôn khỏe mạnh.
Trà xanh không chỉ là thức uống thơm ngon, thanh mát mà còn là “liều thuốc” tự nhiên giúp bạn giảm nồng độ hormone cortisol hiệu quả, cải thiện tâm trạng và tăng cường sức đề kháng.
Quả bơ là một trong những loại trái cây hiếm hoi có thành phần dinh dưỡng phong phú và vượt trội. Loại quả này mang lại nhiều lợi ích sức khoẻ, đặc biệt là để giảm cân. Vậy trong chúng có chứa bao nhiêu calo? Liệu chất béo trong quả bơ có tốt cho sức khoẻ hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Những đối tượng như phụ nữ mang thai, trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh thiếu niên và người già đang phải đối mặt với các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng do biến đổi khí hậu. Mặc dù nhận thức về biến đổi khí hậu của con người đã tăng lên, nhưng các hành động bảo vệ mạng sống của những đối tượng có nguy cơ cao vẫn còn hạn chế và cần được chú ý nhiều hơn.
Chăm sóc giảm nhẹ khác với điều trị chữa bệnh. Chăm sóc giảm nhẹ giúp người bệnh giảm bớt những tình trạng đau và các tác dụng không mong muốn trong liệu trình điều trị. Điều này đặc biệt cần thiết với người cao tuổi.
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm, nhưng nếu phát hiện sớm và có biện pháp phòng ngừa hợp lý, chúng ta có thể giảm thiểu đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
Một nhà tâm lý học về giấc ngủ khuyên bạn nên áp dụng quy tắc 3-2-1 để có được giấc ngủ ngon. Nếu bị mất ngủ, bạn có thể áp dụng quy tắc thở 4-7-8 để ngủ lại.
Say tàu xe xảy ra khi chuyển động bạn nhìn thấy khác với những gì tai trong của bạn cảm nhận. Điều này có thể gây chóng mặt, buồn nôn và nôn. Bạn có thể bị say tàu xe khi đi ô tô, tàu hỏa, máy bay, thuyền hoặc công viên giải trí. Say tàu xe có thể khiến việc đi lại trở nên khó chịu, nhưng có những chiến lược để ngăn ngừa và điều trị.