Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 1
Khám thai định kỳ giúp bác sỹ biết được tình trạng sức khỏe của bà mẹ và em bé đang phát triển trong bụng mẹ. Hiện nay, trong thai kỳ, mẹ bầu được khuyến cáo đi khám thai ít nhất 4 lần: 3 tháng đầu khám lần thứ nhất, 3 tháng giữa khám lần tiếp theo, 3 tháng cuối khám lần thứ 3, khám một lần trước khi đẻ. Tùy theo đó là lần khám thai thuộc thời điểm nào, bác sỹ sẽ chỉ định cho mẹ bầu các kiểm tra cần thiết.
Ba tháng đầu thai kỳ
Khám tổng thể
Trong lần khám thai đầu tiên được khuyến cáo là vào 3 tháng đầu của thai kỳ, bác sỹ sẽ kiểm tra sức khỏe toàn thân của mẹ bầu, bao gồm cả khám vùng chậu. Một số mẹ bầu sẽ được thử test để khẳng định chính xác việc mang thai. Các bà mẹ cũng sẽ được siêu âm để xác nhận việc mang thai và dự kiến ngày sinh.
Xét nghiệm máu để xác định nhóm máu và yếu tố Rh cũng như xét nghiệm đếm hồng cầu để kiểm tra có bị thiếu máu hay không cũng cần thiết trong lần khám thai đầu tiên này .
Xét nghiệm tìm một số bệnh
Tùy theo tình trạng cụ thể của mỗi mẹ bầu, bác sỹ có thể cho bạn làm một số xét nghiệm để đánh giá miễn dịch của mẹ bầu với bệnh rubella, miễn dịch với bệnh thủy đậu – trong trường hợp bạn không nhớ chắc chắn mình đã bị mắc bệnh hay đã được tiêm phòng hay chưa.
Các xét nghiệm phát hiện một số bệnh lây truyền qua đường tình dục (như: bệnh giang mai, viêm gan B, nấm Chlamydia hay bệnh lậu...) cũng có thể được tiến hành. Thêm nữa, các mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm virus HIV (HIV là tên viết tắt của virus gây suy giảm miễn dịch, có thể gây bệnh AIDS). Nếu bạn bị dương tính với virus HIV, việc điều trị trong quá trình mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm cho đứa con tương lai trong thai kỳ cũng như khi sinh con.
Ngoài những xét nghiệm máu, các bác sỹ cũng yêu cầu xét nghiệm mẫu nước tiểu để xác định xem bạn có bị nhiễm trùng tiết niệu hay các bệnh khác hay không.
Trong một số trường hợp cần thiết, mẹ bầu sẽ được tiến hành xét nghiệm Papsmear- phết tế bào cổ tử cung (trừ khi bạn đã làm xét nghiệm này trong vòng 1 năm gần đây) để phát hiện các tế bào bất thường.
Nếu bạn có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, một xét nghiệm đường huyết sẽ được tiến hành tại lần khám đầu tiên này.
Xét nghiệm phát hiện các dị tật bẩm sinh
Bác sỹ sẽ chỉ định những xét nghiệm sàng lọc về nguy cơ mắc hội chứng Down, các vấn đề về rối loạn nhiễm sắc thể và những dị tật bẩm sinh mà con bạn có nguy cơ mắc phải. Những xét nghiệm này được thực hiện vào tuần thứ 9-13 của thai kỳ. Siêu âm độ mờ da gáy (nuchal translucency screening – NTS) vào tuần thứ 11 đến tuần thứ 13 của thai kỳ cũng thường được kết hợp để có kết quả chính xác nhất về nguy cơ dị tật bẩm sinh của thai nhi.
Một lựa chọn khác đó là một xét nghiệm máu (gọi là xét nghiệm tiền sản không xâm lấn hay sàng lọc DNA tự do của thai nhi) cho phép phát hiện hội chứng Down và một vài hội chứng khác ở tuần thứ 10 thai kỳ hay muộn hơn.
Một số xét nghiệm sàng lọc sơ sinh khác có thể được khuyến cáo thực hiện để xác định liệu con bạn có nguy cơ mắc phải hội chứng nào trong khoảng 100 rối loạn về gien như xơ nang, hội chứng NST X dễ gãy, bệnh thoái hóa cơ tủy, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm, bệnh thiếu máu tan huyết...
Khi cần thiết, mẹ bầu cũng có thể phải thực hiện thủ thuật sinh thiết gai nhau (chorionic villus sampling – CVS) là một xét nghiệm gien có tính chất xâm lấn được thực hiện từ tuần 10 – tuần 13. CVS sẽ cung cấp cho bạn thông tin liệu thai nhi có bị mắc hội chứng Down hay bất cứ bất thường nào về nhiễm sắc thể hay không. Xét nghiệm này cũng giúp chẩn đoán bất cứ rối loạn về gien nào mà con bạn có nguy cơ mắc phải.
Ba tháng giữa thai kỳ
Vào mỗi lần khám trong 3 tháng giữa thai kỳ, bác sỹ có thể xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra các dấu hiệu của chứng tiền sản giật, nhiễm trùng tiết niệu hay những bệnh khác.
Hầu hết các sản phụ đều sẽ được siêu âm từ tuần 16 – 20 để kiểm tra xem có bất thường nào cho thai nhi không.
Từ tuần 24 – 28, bạn sẽ được xét nghiệm glucose huyết để chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ, và những xét nghiệm máu khác để xem thai phụ có bị thiếu máu hay không.
Nếu nhóm máu của bạn là Rh (-) nhưng con bạn thì khác (hoặc bạn không biết chắc chắn về điều đó), bác sỹ sẽ lấy thêm mẫu máu để kiểm tra kháng thể Rh trước khi bạn được tiêm một mũi huyết thanh miễn dịch Rh vào tuần thứ 28.
Triple test là một loại xét nghiệm máu để kiểm tra lượng alpha fetoprotein (AFP), lượng hormone hCG và estriol trong máu mẹ. AFP là loại protein mà bào thai sản xuất ra, hCG là loại hormone được sản xuất ra từ rau thai và estriol là loại hormone mà cả bào thai và bánh rau cùng sản xuất ra. Và cả 3 chất này đều có mặt trong máu mẹ. Triple test sẽ giúp bác sỹ phân tích được khả năng bị dị tật bẩm sinh ở em bé (như tật nứt đốt sống hoặc thiếu một phần não, những dị tật ống thần kinh phổ biến ở thai nhi, hhội chứng Down, hội chứng Edward hoặc các bất thường về nhiễm sắc thể khác). Triple test thường được tiến hành trong khoảng tuần thứ 15-20 của thai kỳ. Triple test cũng có thể giúp phát hiện tình trạng mang thai đôi và sự phát triển của em bé có phù hợp với tuổi thai hay không.
Từ tuần 15 – 18, mẹ bầu sẽ được thực hiện một quadruple test (kiểm tra 4 yếu tố từ máu người mẹ là AFP, hCG, Estriol và Inhibin-A) mà có thể cung cấp cho bạn thông tin về nguy cơ con bạn có thể mắc các vấn đề về nhiễm sắc thể (như hội chứng Down) và các dị tật thai nhi khác. Kết quả của những xét nghiệm này nên được kết hợp với kết quả xét nghiệm sàng lọc trong 3 tháng đầu thai kỳ để có được đánh giá nguy cơ dị tật bẩm sinh chính xác nhất.
Trong một số ít các trường hợp cần thiết, một vài mẹ bầu sẽ phải thực hiện xét nghiệm thai nhi bất thường qua dịch màng ối (amniocentesis) – một xét nghiệm gien xâm lấn được thực hiện từ tuần 16 – 20. Amniocentesis có thể cho bạn biết chắc chắn liệu trẻ có bị mắc hội chứng Down, những bất thường nhiễm sắc thể khác, khuyết tật ống thần kinh và một số rối loạn gien khác hay không. Thông thường, bác sỹ sẽ căn cứ trên kết quả của những xét nghiệm sàng lọc ba tháng đầu và ba tháng giữa thai kỳ để quyết định xem có nên thực hiện amniocentesis hay không.
(...) còn tiếp
Mời các bạn đón đọc bài viết "Các kiểm tra sức khỏe cần thiết khi mang thai - Phần 2" tại vienyhocungdung.vn
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Cuộc sống sau khi sinh của mẹ như thế nào?
Mùa hè mang theo những ngày nắng kéo dài, không khí oi bức và nền nhiệt độ cao, tạo nên nhiều thách thức đối với sức khỏe con người. Một trong những ảnh hưởng phổ biến nhưng ít được chú ý là tình trạng đau đầu do nóng.
Chất béo là một trong ba nhóm dưỡng chất thiết yếu, cùng với carbohydrate và protein, có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể con người.
Mùa hè đến, cái nắng gay gắt không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi mà còn tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường đối với sức khỏe, trong đó đột quỵ nhiệt là một trong những tình trạng đáng lo ngại nhất.
Cá cơm là một nguồn dinh dưỡng ấn tượng, mang lại những lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.
Kháng sinh (hay thuốc kháng sinh) đóng vai trò then chốt trong y học hiện đại, giúp điều trị hiệu quả các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.
Chất béo thường bị hiểu lầm là “kẻ thù” của sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch và cân nặng. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy không phải tất cả chất béo đều có hại. Ngược lại, một số loại chất béo tốt lại đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì năng lượng, hấp thụ vitamin và bảo vệ cơ thể khỏi viêm nhiễm. Trong đó, dầu ăn có nguồn gốc thực vật như dầu ô liu, dầu bơ, dầu mè... không chỉ mang lại hương vị phong phú cho món ăn mà còn cung cấp các acid béo có lợi cho tim mạch, não bộ và hệ miễn dịch.
Mùa hè với những ngày nắng gay gắt không chỉ mang đến niềm vui của những chuyến đi chơi mà còn ẩn chứa nguy cơ sức khỏe mà ít ai để ý: cảm nắng. Đây là một tình trạng nghiêm trọng xảy ra khi cơ thể không thể tự điều hòa nhiệt độ trong môi trường nóng bức, dẫn đến những hậu quả khôn lường nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời.
Gan đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe tổng thể. Lựa chọn đúng loại thực phẩm cũng như tránh những chất có hại góp phần bảo vệ chức năng gan khỏe mạnh.