Bạn có biết, chúng ta đối mặt với 82,000 loại độc chất khác nhau đến từ các sản phẩm hóa học và các thực phẩm chế biến con người sử dụng hàng ngày.
Thải độc là một quá trình tự nhiên của cơ thể, giúp loại bỏ những chất độc có hại cho cơ thể, vì vậy cơ thể chúng ta có thể hoạt động một cách tốt nhất. Độc tố xâm nhập vào cơ thể là hóa chất nhân tạo được tìm thấy ở trong không khí, nước, thức ăn, rác thải sinh hoạt, chất thải và mỹ phẩm cũng như rác thải trong sinh hoạt hàng ngày.
Khi độc tố xâm nhập vào cơ thể qua da, đường hô hấp hoặc miệng, cơ thể ngăn ngừa "nhiễm độc" bằng cách bao quanh các chất độc với chất béo và nước và lưu giữ chúng trong các khu vực khác nhau của cơ thể. Nó có thể khiến hệ thống giải độc của chúng ta bị quá tải (gan, ruột, thận, phổi, da, máu và hệ thống bạch huyết). Những hệ thống này có thể bị quá tải khi cố gắng thải độc một cách an toàn. Cơ thể của chúng ta không nên làm việc quá sức hết khả năng của chúng.
Bằng cách bổ sung liệu pháp thanh lọc và chăm sóc sức khỏe, bạn có thể giúp kéo các chất độc, cùng với mỡ và nước dư thừa ra khỏi cơ thể để cải thiện tình trạng sức khỏe nhanh chóng.
Hệ thống bạch huyết là hệ thống không nhận được sự quan tâm như những hệ thống khác của cơ thể (tiêu hóa, hô hấp). Tuy nhiên hệ bạch huyết lại là hệ thống vô cùng quan trọng. Hạch bạch huyết tồn tại xung quanh hệ thống mạch máu và có trách nhiệm loại bỏ chất thải từ các tế bào trong cơ thể, bên cạnh việc điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Hạch bạch huyết rất quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe một cách tối ưu.
Hệ thống bạch huyết giống như là hệ thống chứa rác của cơ thể. Hoạt động của hệ bạch huyết phù hợp và cần thiết để loại bỏ chất thải hợp lý. Hệ bạch huyết của chúng ta có thể bị ứ đọng và tắc nghẽn trong nhiều năm. Mà chúng ta thường sống trong môi trường nhiều chất độc nên khiến cho hệ miễn dịch bị suy yếu hơn. Lưu thông hệ bạch huyết tốt sẽ giúp đào thải các chất độc và giúp cơ thể hoạt động tốt hơn.
Chức năng thanh lọc cơ thể bắt đầu từ hệ thống tiêu hóa, ở trong các nhung mao của ruột non. Các bạch mạch ở trong các nhung mao là một phần của hệ bạch huyết và nó sẽ kéo chất dinh dưỡng cũng như các chất độc tan trong mỡ ra khỏi thành ruột. Khi bị táo bón hoặc bề mặt nhung mao ruột chứa quá nhiều chất nhầy thì hệ bạch huyết và những bạch cầu có thế không thực hiện chức năng miễn dịch hoặc thải độc.
Hệ bạch huyết tập trung nhiều nhất ở lớp áo lót phía ngoài của thành ruột và nó được gọi là hệ thống bạch huyết của ruột (GALT). Lớp áo ngoài của đường ruột liên tục đối diện với các độc tố cũng như các vi khuẩn có thể có hại cho sức khỏe. Vì vậy, cơ thể có hệ thống miễn dịch sẵn sàng ở trong GALT ngay bên kia thành ruột.
Mạch bạch huyết được tìm thấy ở dưới da của cơ thể chúng ta. Hệ mạch này hỗ trợ cho tuần hoàn, dẫn lưu chất thải và miễn dịch. Khi mà bạch huyết chảy chậm thì da sẽ xuất hiện các vết xám và độc tố sẽ tích tụ.
Lưu dẫn hệ bạch huyết (MLD) là một kỹ thuật nhịp điệu nhẹ nhàng trên các mạch bạch huyết để tăng cường lưu lượng bạch huyết trong mô của cơ thể.
MLD cũng hỗ trợ cho các chức năng của hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh thực vật, do đó làm giảm căng thẳng. Liệu pháp làm sạch các chất thải, qua đó làm giảm phù đâu và sung tấy.
Phục hồi nhanh hơn và giảm thiểu khả năng tạo sẹo sau phẫu thuật và những chấn thương nhờ dòng bạch huyết chảy nhanh hơn và kích thích tạo các mạch bạch huyết mới nối giữa các mạch cũ.
Loại bỏ một số nguyên nhân gây tắc nghẽn như viêm xoang mạn tính, viêm phế quản, mụn trứng cá và đau đầu.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Giảm đau thắt nặng và sung ở những người bị phù bạch huyết
Tăng cường sự thư giãn nhờ giảm thiểu stress
Giảm ứ dịch trong quá trình mang thai và chu kỳ kinh nguyệt.
Giảm phù tại chỗ và máu tụ sau phẫu thuật chỉnh hình, sẹo phẫu thuật thẩm mỹ và sẹo do bỏng; dẫn tới làm giảm thời gian chữa bệnh và tăng cường hoạt động của người điều trị.
Những người bị mất ngủ, stress, xơ cứng (tình trạng đau mạn tính trong cơ bắp, gân và khớp), và bệnh tự miễn như chứng đa xơ cứng, lupus, và thấp khớp sẽ thu được lợi ích rất lớn từ MLD.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những sự thật thú vị về hệ bạch huyết
Cà phê từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc của hàng triệu người mỗi sáng. Tuy nhiên, uống bao nhiêu là đủ để tốt cho sức khỏe và khi nào thì trở thành quá nhiều?
Khi nước kiềm ngày càng phổ biến, các tuyên bố xung quanh lợi ích sức khỏe và khả năng cải thiện sức khỏe tổng thể của nó cũng tăng theo. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải xem xét kỹ lưỡng những khẳng định này. Vì vậy, hãy cùng tìm hiểu và khám phá sự thật về nước kiềm và những lợi ích thật sự của nước kiềm.
Chất béo thường bị mang tiếng xấu mỗi khi nói về chế độ dinh dưỡng vì cho rằng đó là nguyên nhân gây bệnh tim mạch, tiểu đường hay béo phì. Quan niệm cắt bỏ hoàn toàn chất béo khỏi bữa ăn đã từng phổ biến trong một số khuyến nghị dinh dưỡng. Thực tế, không phải tất cả các chất béo đều có hại.
Chế độ ăn uống lành mạnh không thể thiếu thực phẩm giàu creatine - hợp chất tự nhiên giúp cung cấp năng lượng cho cơ bắp, cải thiện hiệu suất tập luyện và sức khỏe não bộ.
Có rất nhiều loại bệnh võng mạc khác nhau. Những bệnh này có thể do gen di truyền từ cha mẹ hoặc từ tổn thương võng mạc tích lũy trong suốt cuộc đời. Một số loại bệnh võng mạc phổ biến hơn các bệnh khác.
Chuối là một trong những loại thực phẩm có lợi ích dinh dưỡng đáng kể. Vậy khi ăn chuối luộc có tác dụng gì?
Nhiễm ký sinh trùng có thể dẫn đến một loạt các vấn đề sức khỏe như các triệu chứng về tiêu hóa không rõ nguyên nhân, ngứa, thiếu máu, đau cơ và khớp, ăn không thấy no,… Cùng tìm hiểu về 10 dấu hiệu cho thấy có thể bạn đang nhiễm ký sinh trùng qua bài viết sau đây!
Nước dừa có thành phần dinh dưỡng đặc biệt và nhiều lợi ích cho sức khỏe như cung cấp chất điện giải, giúp hạ huyết áp... Đây là lý do nước dừa ngày càng trở thành lựa chọn phổ biến của nhiều người.