Năm 1792 Beer (Áo) là người Âu châu đầu tiên mô tả các biến dạng của mi mắt.
Năm 1818 Von Graefe lần đầu tiên đã dùng từ Blépharoplastie để tả kỹ thuật tạo hình sau khi cắt bỏ u ở mi mắt.
Vào khoảng năm 1830 Mac Kenzie, Alibert (1832) Graf (1836) và Dupuytren (1839) đã xuất bản nhiều tài liệu về việc dư da ở mi mắt.
Holtz năm 1899 đã dùng từ Blépharochalasie lần đầu tiên để mô tả trường hợp thoái hóa da mi mắt với các nếp nhăn, dãn rộng tĩnh mạch da, phình các tổ chức mở hốc mắt ra da và đôi khi phù nề quanh mắt ở một phụ nữ trẻ. Đặc tính giống nhau của các người cùng gia đình về bất thường này đã được Paneton ( 1936 ) chú ý tới.
Giải quyết phẫu thuật thẩm mỹ các túi mở ở mi mắt được sự góp phần của nhiều tác giả: MILLER ( 1908) , KOLLE ( 1911), BETTMAN (1928), JOSPEH (1928), KAHN (1934), BARSKY (1938), ARRUGA (1952), và các người khác như CASTAGNARÈS (1952). Ở Pháp có các tác giả như BOURGUET ( 1921-1929), NOEL (1926), PASSOT (1919), CLAOUE (1921) . Đặc biệt BOURGUET từ năm 1921 đã mô tả các túi mở ở mi mắt trên, đề xuất cách mổ lấy mỡ, ông cũng là người đầu tiên đề xuất cách mổ lấy mỡ ở mi dưới qua đường mổ xuyên kết mạc.
Phẫu thuật thẩm mỹ mi mắt của người Châu Á được thực hiện nhiều từ sau thế chiến thứ hai
Các kiểu mắt
1. Mắt nai: là loại mắt đẹp lý tưởng của phương Tây:
- Chân mày đều, đẹp
- Mi mắt trên xếp li cao 8 mm cách bờ mi
- Mi trên che phủ giác mạc độ 1-2mm
- Khoé mắt ngoài cao hơn trong một chút
- Bờ mi dưới thẳng và sát giác mạc.
2. Mắt cocker: Khóe ngoài mắt bị hạ thấp xuống hơn so với bên trong. Do đó mắt có vẻ buồn.
3. Mắt lồi thường được gọi là mắt lộ, do hốc xương hẹp, cơ mi mắt co thắt mạnh hay nhiều mỡ ở hốc mắt.
4. Mắt sâu.
5. Mắt nhỏ thường được gọi là mắt lươn ( Blépharophimosis )
6. Mắt của người Á châu
Mi mắt của người Châu Á có các đặc điểm:
- Mi trên xếp nhỏ, hay không xếp: thường gọi là mắt một mí.
- Góc ngoài mắt xếch lên trên .
- Dưới da mi trên có nhiều mỡ, làm da mi mắt sụp xuống.
- Lông mi hướng xuống dưới, thay vì cong lên trên.
Mắt người Âu Mỹ có cấu trúc đặc biệt, cơ nâng mi xuyên qua cơ vòng mắt đến sát dưới da, tạo thành nếp xếp mi trên. Ở người châu Á thiếu cấu trúc nầy mà thay bằng mỡ và mô liên kết lỏng lẻo. Sụn mi trên của người Á châu hẹp và mỏng hơn
Các loại phẫu thuật thẩm mỹ mi mắt
Phẫu thuật mi trên
- Giải quyết mi mắt bị lão hoá
- Tạo hai mí cho mắt người châu Á
Phẫu thuật mi dưới
- Đường phẫu thuật ngoài da
- Đường xuyên kết mạc
Săn sóc hậu phẫu
Hậu phẫu khá đơn giản, sau mổ có thể về ngay được, uống kháng sinh, giảm đau và nhỏ mắt bằng các dung dịch kháng sinh nhẹ như Chloramphénicol. Độ 5 ngày sau cắt chỉ.
Thường không cần băng lại nơi mổ, rất ít trường hợp mắt sưng bầm nhiều cần chườm nước đá.
Các biến chứng do phẫu thuật thẩm mỹ mắt
Biến chứng sớm
- Sưng bầm quanh mắt: do chảy máu nơi mổ, đôi khi cần mổ ra cầm máu lại. Để tránh biến chứng này, nên cầm máu kỹ khi phẫu thuật, sau khi mổ có thể đắp nước đá trong bao vô trùng vào nơi mổ độ vài giờ. Để đề phòng, bệnh nhân không nên phẫu thuật lúc đang có rối loạn đông máu (khi đang uống Aspirine, phụ nữ đang có kinh nguyệt...)
- Mi mắt hai bên xếp không đều có thể do kỹ thuật mổ hoặc do phù nề sau mổ.
- Chảy nước mắt nhiều: do phẫu thuật làm xáo trộn bộ máy bài tiết nước mắt, độ 2 tuần sau thì hết. Rất ít khi phẫu thuật mi mắt gây tắt lệ đạo cần phải giải quyết về sau.
- Song thị: Thường do máu tụ ở hốc mắt khi lấy mỡ hoặc do tổn thương các cơ mắt.
- Viêm kết mạc mắt: Ở người trên 50 tuổi, sự bài tiết nước mắt giảm, có thể bị viêm kết mạc và giác mạc mắt thể khô trước khi phẫu thuật. Mổ thẩm mỹ mi mắt rất ít khi gây viêm giác mạc.
- Sụp mi mắt trên: Thường do phù nề sau phẫu thuật, độ vài ngày sẽ hết. Nếu sụp mi kéo dài do cắt cơ nâng mi, phải phẫu thuật nối lại.
- Mắt lồi: Do chảy máu và tụ máu sau nhãn cầu cần mổ lại cầm máu
- Mù mắt: Biến chứng rất nặng, chiếm tỷ lệ 0,04% ( qua thống kê 98.000 ca phẩu thuật ), có thể do tụ máu sau nhãn cầu chèn ép thị thần kinh hay do cơ chế phản xạ gây co thắt động mạch trung tâm mắt.
Biến chứng muộn
- Sẹo xấu.
- Mắt bị khô nước mắt.
- Bờ mi mắt bị lật ngược ra ngoài ( Ectropion) do cắt da nhiều quá.
- Phù nề mắt kéo dài do phẫu thuật làm xáo trộn sự dẫn lưu bạch huyết
- Mắt bị lõm vào do lấy mỡ nhiều quá
Biến chứng của phẫu thuật mí đôi
1/ Hai mắt không đều: Có thể do hai mắt không đều nhau từ trước. Do đó, phải khám mắt kỹ trước khi phẫu thuật và giải thích cho khách rõ điều nầy.
Mi mắt xếp không đều do kỹ thuật mổ có thể tránh được bằng cách đo và vẽ kỹ trước khi gây tê. Ngoài ra, không nên dùng tiền mê sâu quá để khi phẫu thuật có thể cho khách mở mắt ra và so sánh nếp xếp bờ mi hai bên.
2/ Mi mắt không xếp ngay sau khi mổ do kỹ thuật cố định da vào sụn không hoàn chỉnh hoặc do phù nề sau mổ. Cần phẫu thuật lại khoảng 2 đến 3 tuần sau. Nếu sau mổ một thời gian, da mi không xếp, chỉ nên phẫu thuật lại sau 3-6 tháng
3/ Dư da trên nếp xếp bờ mi: Cần phẫu thuật lại và cắt bớt da, cơ vòng mắt
4/ Da mi mắt bị kéo lên trên, thường được gọi là mắt bị “trợn” do cố định da cao quá, phải mổ, cố định lại thấp hơn
5/ Sẹo mổ xấu: Rất ít xảy ra
6/ Mắt lõm vào do lấy nhiều mỡ quá. Biến chứng này điều trị khó, ngay cả ghép mỡ vào cũng không cho kết quả bao nhiêu.
7/ Phẫu thuật lại:
- Mi mắt xếp nhỏ quá, cần làm lớn hơn tương đối dễ.
- Mi mắt xếp cao quá, muốn thấp hơn: Khó thực hiện, nhất là đối với các trường hợp đã cắt bỏ nhiều da quá.
Kết luận
Phẫu thuật thẩm mỹ mi mắt là phẫu thuật đơn giản, làm cho mắt trẻ và đẹp lại, tuy nhiên cũng như tất cả các phẫu thuật khác, có tỷ lệ nguy hiểm cần phải biết và đề phòng trước.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Có nên nối mi không nhỉ?
Vitamin D có những vai trò rất quan trọng trọng việc hấp thu canxi, tham gia vào nhiều chức năng khác như tạo xương, miễn dịch, tăng trưởng. Việc thiếu hay thừa vitamin D đều để lại những ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bổ sung vitamin D là điều được nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ - trong đó vitamin D3 là dạng bổ sung được khuyến nghị tốt nhất.
Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, khi trời mưa nhiều, độ ẩm tăng cao sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn sinh sôi, do đó thức ăn dễ bị ôi, thiu, mốc và sinh ra độc tố gây ngộ độc thực phẩm.
Vaccine Qdenga đang được khuyến nghị tiêm cho trẻ em trên 4 tuổi và người lớn để phòng chống sốt xuất huyết, cùng tìm hiểu về loại vaccine này qua bài viết sau đây.
Vitamin D (còn được gọi là calciferol) là một loại vitamin tan trong dầu, có mặt trong một số thực phẩm tự nhiên. Vitamin D cũng được sản xuất nội sinh khi tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời chiếu vào da và kích thích quá trình tổng hợp vitamin D.
Về định nghĩa, thừa cân là tình trạng cân nặng vượt quá cân nặng “nên có” so với chiều cao. Còn béo phì là tình trạng tích lũy mỡ ở mức vượt quá và không bình thường một cách cục bộ hay toàn thể tới mức ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ.
Suy thận ở trẻ em tuy hiếm gặp nhưng lại là bệnh lý cần phải được điều trị tích cực ở trẻ. Có 2 loại suy thận là cấp tính và mạn tính. Dấu hiệu nào để nhận biết suy thận ở trẻ? Cùng Bác sĩ của Phòng khám Chuyên khoa Dinh dưỡng VIAM tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Viêm thực quản ái toan là tình trạng mạn tính của hệ miễn dịch, do dị ứng thực phẩm gây ra, biểu hiện với nhiều triệu chứng khác nhau. Ở một số người, viêm thực quản ái toan không được kiểm soát có thể gây ho. Những người bị viêm thực quản ái toan chủ yếu ho do dị ứng hoặc hen suyễn, đồng thời cũng có thể do trào ngược axit.
Vitamin K2, một dưỡng chất ít được biết đến nhưng có vai trò vô cùng quan trọng, đối với sức khỏe của trẻ em, đặc biệt là trong sự phát triển của xương và tim mạch. Thiếu hụt vitamin K2 có thể gây nên nhiều nguy cơ cho sức khỏe, đặc biệt là trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng của trẻ em. Mặc dù vậy, việc thiếu hụt Vitamin K2 còn chưa được chú ý đúng mức với cộng đồng và ngay cả giới chuyên môn nhi khoa.