Lý do đầu tiên là do khứu giác có liên quan chặt chẽ với vị giác. Bạn hãy thử nếm đồ ăn mà bịt mũi lại xem, chắc chắn hương vị của đồ ăn sẽ giảm đi rất nhiều. Thứ hai, khả năng ngửi là kỹ năng cần thiết để mô tả mùi thơm của rượu, cà phê, bia và thậm chí là trà. Khứu giác của chúng ta sẽ giảm dần theo tuổi, và cũng có rất nhiều rối loạn nghiêm trọng về khả năng ngửi cần được điều trị. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có những biện pháp đơn giản giúp duy trì và cải thiện khứu giác của bạn.
1. Thực hiện các biện pháp để cải thiện khả năng ngửi
Chú ý hơn đến những gì bạn ngửi thấy
Khi nói về cơ bắp, mọi người thường có câu: hoặc là dùng nó, hoặc là sẽ mất nó. Nhưng điều này cũng đúng khi nói về khứu giác. Bạn càng sử dụng khứu giác nhiều thì khứu giác của bạn sẽ càng tốt. Bạn thậm chí có thể ghi lại nhật ký những mùi mà bạn ngửi thấy. Để luyện tập khứu giác, bạn có thể nhờ một người bạn cho bạn ngửi nhiều thứ khác nhau trong khi bạn đang bị bịt mắt để xem bạn có nhận ra mùi đặc trưng của từng thứ hay không. Hoặc đơn giản hơn, lần tới, trước khi uống một ly cà phê, bạn hãy dành thời gian để ngửi hương thơm của cà phê trước khi uống. Nếu bạn thường xuyên ngửi đồ ăn trước khi ăn, bạn có thể giúp cải thiện khứu giác của bạn theo thời gian.
Ngoài việc chú ý hơn đến những mùi bạn ngửi được hàng ngày, bạn cũng có thể áp dụng một chế độ luyện tập cho khứu giác của bạn. Hãy bắt đầu bằng việc chọn 4 mùi hương mà bạn thích nhất, ví dụ như mùi cà phê, mùi chuối, mùi xà phòng và mùi dầu gội đầu. Sau đó, mỗi ngày bạn hãy dành vài phút để ngửi mỗi mùi này một cách riêng biệt để kích thích các thụ thể bên trong mũi của bạn. Thực hiện việc này 4-6 lần mỗi ngày. Có những bằng chứng cho thấy việc ngửi trong tưởng tượng cũng có thể cải thiện khứu giác của bạn. Do vậy, bạn cũng có thể dành vài phút để tưởng tượng ra mùi hương yêu thích của mình. Và khi bạn đang cố gắng nhận ra mội mùi hương cụ thể, bạn nên hít thở nông, điều này sẽ có ích hơn là việc hít thở sâu.
Luyện tập thể thao
Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, khứu giác của bạn sẽ được cải thiện sau khi luyện tập. Nguyên nhân chính xác của việc này hiện chưa được làm rõ, nhưng nhiều báo cáo cho thấy khả năng ngửi sẽ được cải thiện tốt hơn sau khi luyện tập thể thao. Luyện tập đủ để ra mồ hôi ít nhất 1 lần/tuần đã được chứng minh là sẽ làm giảm nguy cơ mất khứu giác khi bạn lớn tuổi. Lý do có thể là vì luyện tập sẽ cải thiện được chức năng não bộ, từ đó giúp bạn có sức khỏe tốt hơn.
Trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc xịt mũi
Nếu khả năng ngửi của bạn bị ảnh hưởng bởi các rối loạn tắc nghẽn như ngạt mũi, dị ứng, viêm xoang hay polyp mũi, thì việc điều trị những vấn đề này để cải thiện khả năng ngửi là rất quan trọng. Hãy trao đổi với bác sỹ về các loại thuốc dùng cho mũi có chứa steroid, để làm sạch xoang mũi của bạn và giúp bạn hít thở cũng như ngửi được tốt hơn.
Bổ sung kẽm và vitamin B12 vào chế độ ăn
Giảm khứu giác (thuật ngữ y khoa cho việc khả năng ngửi bị ảnh hưởng) đôi khi có liên quan đến việc thiếu kẽm và vitamin B12. Để cải thiện khả năng ngửi của bạn, hãy thử ăn những loại thực phẩm giàu kẽm, như hàu, đậu lăng, hạt hướng dương, quả hồ đào và cân nhắc đến việc bổ sung đa vitamin có chứa ít nhất 7g kẽm/ngày.
Ghi lại cảm nhận của bạn với mỗi mùi hương
Các dây thần kinh cảm nhận mùi hương có liên quan trực tiếp đến phần não bộ chi phối cảm xúc. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các mùi hương đặc biệt có thể ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể. Ví dụ, mùi của giấy gói thức ăn nhanh, bánh mùi tươi hoặc mùi bánh ngọt có khả năng khiến bạn không kiểm soát được tốc độ khi lái xe trên đường, mùi hương bạc hà và quế lại có thể cải thiện khả năng tập trung và làm giảm sự kích thích ở người lái xe, mùi chanh và mùi cà phê lại có thể giúp đầu óc thư thái và tăng mức độ tập trung cao nhất.
2. Biết được những gì nên tránh
Tránh các loại thực phẩm gây tăng sản sinh chất nhầy
Bạn đã bao giờ thấy rằng, khả năng ngửi của bạn sẽ giảm đi, thậm chí là biến mất hoàn toàn khi bạn bị cảm lạnh? Tình trạng tắc nghẽn ở màng trong của mũi có chứa các dây thần kinh khứu giác có thể làm giảm khả năng ngửi, do vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm dễ gây ngạt mũi (thường là các sản phẩm làm từ sữa như sữa, phomát, sữa chua và kem). Tăng dần việc ngửi với từng loại thực phẩm này riêng biệt có thể giúp bạn nhận ra loại thực phẩm nào ảnh hưởng lớn nhất tới khứu giác của bạn.
Tránh xa các chất ảnh hưởng đến khứu giác của bạn
Rất nhiều chất gây ô nhiễm, ví dụ như khói hóa học có thể cản trở khả năng ngửi của bạn. Khói thuốc lá cũng là một ví dụ điển hình của các chất có thể ảnh hưởng đến khả năng ngửi của bạn. Cai thuốc lá cũng có thể giúp bạn hồi phục lại được khứu giác của mình. Khứu giác của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất trong vòng 30 phút sau khi hút một điếu thuốc. Có rất nhiều loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngửi của bạn, bao gồm các loại thuốc kích thích, thuốc trầm cảm, kháng sinh và nhiều loại thuốc khác. Một số loại thuốc cảm lạnh còn khiến bạn mất hẳn khả năng ngửi. Nếu bạn nghĩ rằng bạn đang dùng loại thuốc có ảnh hưởng đến khứu giác, hãy trao đổi với bác sỹ. Bạn cũng không nên dừng dùng thuốc nếu chưa được sự cho phép của bác sỹ.
Tránh xa các loại mùi hôi
Có một giả thuyết đưa ra cho thấy, thường xuyên tiếp xúc với các loại mùi hôi có thể sẽ làm tê liệt khứu giác của bạn. Ví dụ, những người phải tiếp xúc với phân bón hàng ngày theo thời gian sẽ ít nhạy cảm với các mùi hơn. Do vậy, bạn nên tránh tiếp xúc lâu dài với các mùi hôi, mùi mạnh, và nếu bạn buộc phải tiếp xúc, hãy đeo khẩu trang, mặt nạ có thể che được cả miệng và mũi. Đeo mặt nạ, khẩu trang có thể lọc được một số loại mùi.
3. Phân tích khứu giác của bản thân
Hiểu được các nguyên nhân gây suy giảm khứu giác
Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn mất khả năng ngửi. Bao gồm việc tổn thương lớp màng niêm mạc ở bên trong mũi và tắc nghẽn đường thở. Tổn thương lớp niêm mạc có thể xảy ra khi bạn bị cúm, cảm lạnh hoặc bị sốt, viêm xoang. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến nhất gây mất khứu giác và thường chỉ là tạm thời. Các loại tắc nghẽn, như polyp mũi có thể gây ra vấn đề với khứu giác và đôi khi sẽ cần phải phẫu thuật. Tổn thương não bộ hoặc các dây thần kinh cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng ngửi của bạn. Một chấn thương đầu có thể để lại hậu quả là mất khả năng ngửi.
Trước khi suy nghĩ về việc đi khám, bạn có thể tự hỏi bản thân mình một số câu để tự lượng giá khứu giác của mình. Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể giúp bạn đưa ra quyết định về việc có nên đi bác sỹ hay không. Hãy bắt đầu tự hỏi bản thân khi lần đầu tiên bạn nhận thấy mình bị mất khả năng ngửi, và sau đó tự hỏi bản thân về những tình trạng có thể gây ra việc mất khứu giác.
Biết được khi nào nên đến khám bác sỹ
Thay đổi tạm thời về khứu giác rất phổ biến, ví dụ như khi bạn bị cảm lạnh. Nhưng nếu vấn đề này vẫn tồn tại và khứu giác của bạn không cải thiện, bạn nên tới gặp bác sỹ. Bạn có thể sẽ được yêu cầu ngửi một số mùi cụ thể và bác sỹ sau đó sẽ tiến hành nội soi để khám mũi của bạn. Mất khứu giác dường như không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, nhưng khứu giác là một giác quan quan trọng và bạn nên đi khám bác sỹ nếu thấy khứu giác của mình có vấn đề. Nếu bạn không thể ngửi được, bạn nên hết sức thận trọng trong việc ăn uống và không nên ăn những loại thực phẩm đã quá hạn sử dụng. Các vấn đề với khứu giác cũng có thể là một dấu hiệu sớm của một tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ví dụ như bệnh Alzheimer hay Parkinson hoặc đa xơ cứng. Rối loạn khứu giác cũng có thể liên quan đến tăng huyết áp, béo phì, suy dinh dưỡng và tiểu đường.
Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Nguyên nhân khiến bạn mất ngửi (không cảm nhận được mùi)?
Để phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, giải pháp lâu dài và cơ bản là cải thiện chất lượng bữa ăn.
Nếu lượng đường trong máu nằm trong phạm vi khuyến nghị, đó là dấu hiệu cho thấy kế hoạch quản lý và điều trị bệnh tiểu đường đang có hiệu quả tốt. Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chung, giúp việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên dễ dàng.
Vi chất dinh dưỡng là thành phần không thể thiếu để phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ, đảm bảo thai nhi được phát triển tốt nhất. Bà mẹ mang thai cần lưu ý để bổ sung vi chất đúng cách.
Suy dinh dưỡng là thuật ngữ để chỉ tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết, thường gặp nhất là sự thiếu hụt protein, vitamin và các chất khoáng. Hậu quả của việc cơ thể không nhận đủ chất dinh dưỡng là sự suy giảm hoạt động của các cơ quan. Điều này đặc biệt cần lưu ý ở trẻ em, nhất là vào khoảng thời gian trẻ có nhu cầu dinh dưỡng cao từ 6-24 tháng tuổi.
Bệnh đau mắt đỏ đang có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành. Đau mắt đỏ tuy xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng do lây lan nhanh nên số người mắc bệnh tăng cao, nhất là trẻ mầm non và tiểu học.
Bạn có thể đã từng thấy những người nổi tiếng và vận động viên chuyên nghiệp có những vết tròn trên lưng do sử dụng liệu pháp giác hơi. Liệu pháp trị liệu này đã đã tồn tại được hàng thiên niên kỷ và trở nên phổ biến trong những năm gần đây
Còi xương ở trẻ nếu không được điều trị sớm sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, hình dáng nói riêng và sự phát triển toàn diện nói chung của trẻ khi trưởng thành.
Theo các chuyên gia, canxi là chất khoáng thiết yếu rất cần cho cơ thể với số lượng đòi hỏi cao so với các loại chất khoáng khác như sắt, đồng, kẽm… Nhất là trong giai đoạn mang thai, phụ nữ cần nhiều hơn nhu cầu canxi so với bình thường để giúp cho sự phát triển của thai nhi trong bụng.