Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Nguyên nhân khiến bạn mất khứu giác

Mất ngửi có thể xảy ra cục bộ hoặc hoàn toàn, mặc dù mất ngửi hoàn toàn khá hiếm gặp. Mất ngửi có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn tùy thuộc vào nguyên nhân.

Nguyên nhân khiến bạn mất ngửi (không cảm nhận được mùi)

Mất ngửi hiếm khi là triệu chứng của một bệnh lí nặng. Tuy nhiên, khả năng cảm nhận về mùi rất cần thiết để thưởng thức được hương vị đầy đủ của thức ăn cũng như cảm giác yêu thích đồ ăn. Mất ngửi có thể làm bạn chán ăn và dẫn đến giảm cân, suy dinh dưỡng và thậm chí là trầm cảm.

Cảm lạnh thông thường là nguyên nhân hay gặp gây ra mất ngửi cục bộ và tạm thời. Viêm xoang mạn cũng có thể gây mất ngửi. Những tắc nghẽn ở các phần khác của mũi, ví dụ như polyp mũi, có thể gây ra mất ngửi ở ít nhất một phần của mũi. Tuổi tác thường là nguyên nhân của mất ngửi tiến triển, hoàn toàn và vĩnh viễn.

Những vấn đề về niêm mạc mũi

Mất ngửi có thể do những kích thích tạm thời hoặc vĩnh viễn, hoặc sự phá hủy của lớp niêm mạc chế tiết nhày bên trong mũi do:

  • Viêm xoang cấp
  • Cảm lạnh thông thường
  • Viêm mũi dị ứng
  • Cúm
  • Viêm mũi không liên quan đến dị ứng (ngạt mũi hoặc hắt hơi mạn tính không liên quan đến dị ứng)

Những bệnh lí này thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra mất ngửi.

Tắc nghẽn các đoạn trong mũi

Mất ngửi có thể gây ra bởi một số bệnh lí gây tắc nghẽn lưu thông không khí ở mũi:

  • Dị dạng xương bên trong mũi
  • Polyp mũi
  • Các khối u
  • Những tổn thương ở não và các dây thần kinh

Cơ quan khứu giác của bạn mang lại cho bạn cảm nhận về mùi bao gồm các thụ thể ở lớp màng nhầy của mũi để gửi thông tin qua các dây thần kinh đi về não.

Bạn có thể mất cảm nhận về mùi nếu bất kì phần nào của đường khứu giác bị tổn thương do:

  • Tuổi tác
  • Bệnh Alzheimer
  • Phình mạch não
  • Phẫu thuật não
  • Các khối u ác tính, lành tính
  • Tiểu đường
  • Bệnh Huntington
  • Hội chứng Kallmann (tinh hoàn không có khả năng sản xuất tinh trùng)
  • Hội chứng Klinfelter (khi nam giới có thể một nhiễm sắc thể X trong bộ nhiễm sắc thể của họ)
  • Chứng loạn thần Korsakoff (rối loạn chức năng não do thiếu thiamin)
  • Suy dinh dưỡng
  • Thuốc (ví dụ như một số thuốc cao huyết áp)
  • Xơ vữa động mạch
  • Teo đa hệ thống (MSA) (một rối loạn tiến triển của hệ thống thần kinh)
  • Bệnh Paget xương (bệnh lí ảnh hưởng đến xương mà thường là những xương ở mặt)
  • Bệnh Parkinson
  • Bệnh Pick (một loại thiếu máu)
  • Xạ trị
  • Tạo hình mũi
  • Tâm thần phân liệt
  • Hội chứng Sjogren (một bệnh lí viêm gây khô mũi và mắt)
  • Chấn thương não
  • Thiếu kẽm

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Mất ngửi gây ra bởi cảm lạnh, dị ứng hoặc viêm xoang thường tự khỏi sau một vài ngày. Nếu tình trạng này không hết, bạn nên đến gặp bác sĩ để đánh giá những bệnh lí nguy hiểm hơn.

Mất ngửi thường có thể điều trị, tùy thuộc vào nguyên nhân. Bác sĩ có thể kê cho bạn kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hoặc lấy bỏ những gì gây tắc nghẽn mũi của bạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Viêm mũi dị ứng theo mùa

Bs. Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Mayoclinic
Bình luận
Tin mới
  • 15/04/2025

    Bí quyết cải thiện lipid máu bằng cách ăn quả bơ mỗi ngày

    Ăn một quả bơ mỗi ngày có thể cải thiện chất lượng ăn uống, giấc ngủ và lipid máu - những yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa.

  • 15/04/2025

    Bí quyết vượt qua căng thẳng và lo lắng trong kỳ thi

    Căng thẳng trong kỳ thi là một vấn đề phổ biến mà hầu hết học sinh đều phải đối mặt. Việc chuẩn bị cho kỳ thi đòi hỏi sự tập trung cao độ, nỗ lực bền bỉ và khả năng quản lý thời gian hiệu quả. Khi áp lực quá lớn, nhiều học sinh rơi vào trạng thái lo lắng, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập và sức khỏe tinh thần. Chính vì vậy, tìm hiểu cách giảm căng thẳng và tạo ra một môi trường học tập tích cực là điều cần thiết để có thể vượt qua giai đoạn thử thách này một cách nhẹ nhàng hơn.

  • 14/04/2025

    Chế độ ăn cải thiện chức năng phổi cho người bệnh khí phế thũng

    Việc tuân thủ một chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng kết hợp với các biện pháp điều trị khác sẽ giúp người bệnh khí phế thũng cải thiện chức năng phổi, giảm triệu chứng và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • 14/04/2025

    Thiếu máu do thiếu sắt có liên quan đến tình trạng lo âu hay không?

    Lo lắng và thiếu máu chắc chắn có liên quan với nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia không thể khẳng định chắc chắn liệu tình trạng thiếu sắt có phải do dùng thuốc chống trầm cảm hay thuốc chống lo âu hay không. Sau đây là những điều bạn nên biết để có được dinh dưỡng cần thiết trong khi đang điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần của mình.

  • 13/04/2025

    Xì hơi nặng mùi có phải vấn đề tiêu hóa?

    Xì hơi hay trung tiện là hiện tượng sinh lý tự nhiên, nhưng đôi khi gây ra những tình huống xấu hổ, nhất là khi đi kèm mùi hôi. Bạn nên làm gì để khắc phục tình trạng xì hơi nặng mùi?

  • 13/04/2025

    Ngón tay dùi trống là gì?

    Ngón tay dùi trống là tình trạng mà đầu ngón tay của bạn sưng to trông như đầu của dùi trống, tình trạng này chủ yếu là triệu chứng của một bệnh lý nào đó. Vậy ngón tay dùi trống là biểu hiện của bệnh gì và nó có nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây!

  • 13/04/2025

    Đau tai: Cảm lạnh hay viêm tai?

    Khi nghĩ đến chứng đau tai, điều đầu tiên bạn nghĩ đến có thể là cảnh một đứa trẻ la hét, không thể dỗ dành, khó chịu, sốt và không thể ngủ. Trong khi đau tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn cũng có thể bị. Nếu bạn đang tìm cách giảm đau, điều quan trọng là phải xác định xem cơn đau tai dữ dội, âm ỉ hay bỏng rát là do cảm lạnh thông thường hay viêm tai.

  • 12/04/2025

    Chế độ ăn cho người bệnh loét thực quản

    Chế độ ăn uống là một phần quan trọng trong quá trình điều trị loét thực quản. Bất kể nguyên nhân gây ra các triệu chứng loét thực quản là gì, việc tuân theo chế độ ăn đặc biệt có thể giúp ích.

Xem thêm