Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Kỹ thuật súc rửa mũi khi bị cảm lạnh và dị ứng

Bạn bị sổ mũi và chảy nước mũi ròng ròng do cảm lạnh và dị ứng? Đừng lo bởi việc súc rửa mũi có thể hỗ trợ đắc lực trong tình huống này.

Súc rửa mũi (SRM=Nasal Irrigation) là một thủ thuật vệ sinh cá nhân thực hiện bằng cách bơm đầy hốc mũi bằng nước muối ấm. Mục đích của súc rửa mũi là làm sạch các chất nhầy dư thừa, các mảnh mô nhỏ và làm ẩm hốc mũi.

Bài viết này cung cấp cho bạn thông tin chi tiết các bước súc rửa mũi tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị những dụng cụ cần thiết

Để thực hiện việc rửa mũi, bạn cần một dụng cụ chứa và dung dịch saline (nước muối sinh lý). Về dụng cụ, bạn có thể mua bình nước muối sinh lý đóng sẵn hoặc dùng bơm cao su hay bình neti rất sẵn có tại các hiệu thuốc.

Bước 2: Chuẩn bị dung dịch saline

Nếu lựa chọn bình nước muối rửa mũi đóng sẵn thì bạn có thể bỏ qua bước này. Nếu không, bạn có thể mua bình nước muối sinh lý 0.9% bên ngoài và đổ vào dụng cụ rửa mũi.

Bước 3: Sẵn sàng về tư thế

Nếu bạn sử dụng chai bằng nhựa có thể bóp, bình neti hoặc bơm cao su, nghiêng đầu về phía bồn rửa mặt một góc khoảng 45 độ. Cần lưu ý điều chỉnh tư thế nghiêng của đầu để một bên lỗ mũi hướng thẳng xuống bồn. Không được nghiêng đầu ra sau.

Bước 4: Rửa mũi bằng dung dịch nước muối sinh lý

Đặt vòi của bình neti hoặc đầu của bơm cao su hoặc bình bóp được vào bên trong lỗ mũi nhưng không sâu hơn chiều rộng của một ngón tay. Để miệng mở, bóp bơm cao su hoặc bình, hoặc nghiêng bình neti để nước muối chảy vào trong lỗ mũi. Nên nhớ thở ra bằng miệng, không phải bằng mũi.

Bước 5: Để dung dịch rửa chảy ra ngoài

Dung dịch nước muối sẽ chảy qua các kênh của mũi và ra ngoài qua lỗ mũi bên đối diện và có thể từ miệng. Bạn nên nhổ hết các dung dịch này, không nên nuốt nó vào. Đôi khi một lượng nhỏ dung dịch sẽ chảy thẳng xuống họng nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng vì cũng sẽ không gây hại gì.

Bước 6: Làm sạch mũi và lặp lại

Xì mũi nhẹ nhàng để tống ra ngoài dung dịch còn sót lại trong mũi. Lặp lại quá trình này với bên lỗ mũi còn lại. Khi đã vệ sinh mũi xong, bạn cần bỏ hết dung dịch nước muối còn sót lại trong bình và rửa sạch sẽ các dụng cụ. Làm khô chúng và bảo quản nơi sạch sẽ, thoáng mát.

Bao lâu phương pháp này sẽ phát huy tác dụng?

Bạn sẽ thấy lỗ mũi của mình thông thoáng hẳn sau 1-2 lần sử dụng và tác dụng càng thấy rõ nếu bạn tiếp tục sử dụng. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng phương pháp súc rửa mũi về lâu dài có thể giúp bệnh nhân kiểm soát tốt các triệu chứng của viêm xoang và cải thiện đáng kể chất lượng cuộc sống.

Nên sử dụng bao nhiêu lần một ngày là hợp lý?

Việc sử dụng dung dịch nước muối sinh lý 1 lần/ngày có thể giúp làm loãng dịch nhầy, giảm sổ mũi và loại bỏ các vi khuẩn trong các kênh của mũi. Nó cũng có thể giúp rửa trôi những tác nhân dị ứng mà bạn hít phải. Sau khi các triệu chứng đã chấm dứt, một số người nhận thấy rửa mũi 3 lần/tuần là đủ để giúp kiểm soát triệu chứng. 

Bạn có phải là đối tượng phù hợp với phương pháp này?

Súc rửa mũi đặc biệt có lợi đối với những bệnh nhân có các triệu chứng viêm xoang mạn tính, viêm mũi dị ứng, cảm lạnh và cảm cúm. Phương pháp này thích hợp cho cả người lớn và trẻ em. Một số người sử dụng nó hàng ngày để giúp ngăn ngừa các triệu chứng. Tuy nhiên, bạn không nên súc rửa mũi trong trường hợp bị viêm tai hay bị tắc một bên mũi gây ra tình trạng khó thở.

Tại sao các xoang lại bị tắc nghẽn

Xoang là các hốc rỗng trong xương mặt. Thành trong các xoang được lót bởi lớp niêm mạc lông chuyển, tiết nhầy, các lớp niêm mạc tiết nhầy luôn luôn di chuyển theo một chiều về phía lỗ thông, chúng hoạt động như những cây chổi, quét các chất nhầy, vật lạ, xác vi khuẩn ra khỏi các xoang qua lỗ thông đưa ra hốc mũi. Bình thường các xoang đều thoáng, khô và sạch, niêm mạc tiếp xúc trực tiếp với oxy ngoài môi trường. Khi bạn bị cảm lạnh hay dị ứng, tình trạng sưng viêm gây bịt kín các xoang. Khi đó, vi khuẩn có thể tích tụ lại trong xoang và gây viêm xoang.

Tại sao súc rửa mũi lại có ích trong bệnh viêm xoang?

Trên niêm mạc xoang, các cấu trúc hình lông gọi là lông chuyển có tác dụng đưa vi khuẩn và các mạnh nhỏ xuống họng để chúng được nuốt vào hệ tiêu hóa một cách vô hại. Khi niêm mạc bị sưng lên, lông không thể thực hiện chức năng này. Bằng cách súc rửa mũi, dung dịch nước muối sinh lý có thể rửa sạch các kênh của mũi, ngoài ra nước muối cũng giúp tái tạo độ ẩm và giúp giảm tình trạng sưng viêm khiến người bệnh dễ thở hơn.

Cách để làm giảm dị ứng

Nếu bạn bị dị ứng, việc tránh tiếp xúc với các tác nhân dị ứng là biện pháp hiệu quả nhất giúp bạn dễ thở hơn. Bạn có thể sử dụng máy điều hòa trong nhà, trong ô tô khi trời nóng, giảm độ ẩm trong phòng và luôn luôn chạy quạt hút khí khi tắm và nấu ăn. Việc hút bụi thường xuyên và sử dụng các tấm ga bảo vệ nệm và gối có thể giúp giảm tác nhân dị ứng.

Trao đổi với bác sỹ

Một nghiên cứu đã chứng minh rằng những bệnh nhân bị viêm xoang mạn tính sử dụng biện pháp súc rửa mũi sẽ phải dùng ít thuốc điều trị hơn. Hãy trao đổi với bác sỹ xem liệu biện pháp này có phù hợp với bạn không. Và nếu bạn đang uống thuốc thì cũng đừng nên tự ý ngừng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sỹ.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Những điều cần biết về viêm xoang mạn tính

Ths. Hồng Khánh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Emedicinehealth
Bình luận
Tin mới
  • 27/04/2024

    Bí quyết có 1 thai kỳ khỏe mạnh - Chuẩn bị ngay từ trước khi thụ thai

    Chăm sóc sức khỏe trước khi mang thai là một bước quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Nhiều phụ nữ tập trung vào việc bổ sung dinh dưỡng và thay đổi lối sống ngay khi biết mình có thai. Tuy nhiên, các bước chuẩn bị sẽ hiệu quả hơn nếu được thực hiện trước khi thụ thai ít nhất từ 3-6 tháng.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân gây ngứa đa xơ cứng và cách điều trị

    Các rối loạn về giác quan, bao gồm cả cảm giác ngứa, có thể xảy ra trong bệnh đa xơ cứng. Đôi khi, những cảm giác này có thể là dấu hiệu sớm của bệnh.

  • 26/04/2024

    5 loại thực phẩm không nên ăn cùng chuối

    Mặc dù chuối là một loại trái cây giàu dinh dưỡng nhưng theo y học cổ truyền Ấn Độ, sự kết hợp chuối và một số thực phẩm sẽ gây khó chịu cho hệ tiêu hóa đối với một nhóm người.

  • 26/04/2024

    Chế độ ăn cho người bị nhiễm vi khuẩn HP

    Cùng với tuân thủ điều trị theo chỉ định của bác sĩ, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP.

  • 26/04/2024

    Tại sao cần tiêm vaccine phòng uốn ván?

    Uốn ván là một căn bệnh nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cơ và dây thần kinh của cơ thể nhưng có thể phòng ngừa được. Nó thường gây co thắt, tạo cảm giác đau đớn và cứng cơ hàm. Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng và dễ dàng phòng ngừa bằng tiêm chủng. Nguyên nhân là do độc tố được tạo ra bởi bào tử của vi khuẩn Clostridium tetani. Những vi khuẩn này sống trong môi trường, bao gồm cả trong đất, bụi và phân động vật.

  • 26/04/2024

    Vì sao da đầu đổ nhiều mồ hôi và cách cải thiện?

    Da đầu đổ nhiều mồ hôi khiến tóc bết, khó chịu, ngứa ngáy và tăng nguy cơ các bệnh về da. Tìm hiểu nguyên nhân tình trạng nhiều mồ hôi da đầu cũng như cách khắc phục tại nhà.

  • 26/04/2024

    Nguyên nhân khiến da mỏng hơn

    Làn da mỏng manh là làn da dễ bị nẻ và tổn thương. Đó là một vấn đề phổ biến ở người lớn tuổi. Khi bạn già đi, các lớp da của bạn sẽ mỏng đi và trở nên mỏng manh hơn. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến độ dày của da. Ngay cả những rối loạn và việc sử dụng thuốc cũng có thể góp phần làm mỏng da.

  • 25/04/2024

    10 mẹo để loại bỏ nếp nhăn biểu cảm

    Nếp nhăn biểu cảm là những đường nhăn trên khuôn mặt xuất hiện khi chúng ta cử động cơ mặt. Chúng thường xuất hiện ở những vùng da mỏng manh như trán, giữa hai lông mày và xung quanh mắt và miệng.

Xem thêm