Tổng hội y học Việt Nam

Viện y học ứng dụng Việt Nam
ứng dụng y học vì sức khỏe người việt nam

Những rối loạn về phát âm

Những rối loạn về phát âm có thể ảnh hưởng đến cách tạo ra âm thanh để phát âm thành câu hoàn chỉnh. Một số rối loạn về giọng nói cũng có thể được coi là rối loạn phát âm.

Những rối loạn về phát âm

Một trong những rối loạn phát âm phổ biến nhất là nói lắp. Những rối loạn phát âm khác bao gồm:

  • Apraxia: Rối loạn vận ngôn do tổn thương một phần não liên quan đến nói
  • Dysarthria: Rối loạn vận ngôn do những cơ ở miệng, mặt hoặc hệ thống hô hấp trở nên yếu hoặc khó cử động

Một số người bị rối loạn về phát âm có nhận thức được những vấn đề họ muốn nói nhưng không thể nói lên suy nghĩ của mình. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề về sự tự tin hoặc gây ra trầm cảm.

Rối loạn phát âm có thể gặp ở cả người lớn và trẻ em. Điều trị sớm có thể chỉnh được những rối loạn này.

Nguyên nhân

Rối loạn phát âm có thể ảnh hưởng đến dây thanh âm, các cơ, dây thần kinh và những cấu trúc khác ở họng.

Nguyên nhân gây ra rối loạn phát âm có thể bao gồm:

  • Tổn thương dây thanh 
  • Tổn thương não
  • Yếu cơ
  • Hô hấp kém
  • Đột quỵ
  • Polyp hoặc hạt xơ ở dây thanh âm
  • Liệt dây thanh âm

Một số bệnh lí hoặc rối loạn phát triển cũng có thể gây ra rối loạn phát âm:

  • Tự kỉ
  • Tăng động giảm chú ý
  • Ung thư miệng
  • Ung thư thanh quản
  • Bệnh Huntington
  • Mất trí nhớ
  • Xơ cứng cột bên teo cơ (hay còn gọi là bệnh Lou Gehrig)
  • Rối loạn phát âm có thể di truyền và phát triển theo thời gian

Triệu chứng

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn phát âm mà có thể xuất hiện một số triệu chứng khác nhau. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Nói lắp
  • Thêm những âm thanh phụ hoặc từ phụ
  • Kéo dài từ
  • Tạo ra những cử động bất thường khi nói
  • Nháy mắt một vài lần khi nói
  • Thường xuyên dừng lại khi nói
  • Những âm thanh méo mó khi nói
  • Khàn tiếng (giọng nghe như bực tức hoặc nghiêm trọng)

Chẩn đoán

Kiểm tra sàng lọc Denver

Kiểm tra lọc Denver là test được dùng phổ biến nhất được dùng để chẩn đoán rối loạn phát âm; đánh giá sự rõ ràng của phát âm ở trẻ 2-7 tuổi. Test kéo dài 5 phút bao gồm những bài tập khác nhau để đánh giá khả năng phát âm của trẻ.

Những dấu mốc ngôn ngữ

Test này để đánh giá sự phát triển ngôn ngữ của trẻ, phát hiện nhanh sự chậm phát âm hay rối loạn ngôn ngữ.

Test đánh giá từ vựng

Test này đánh giá vốn từ vựng và khả năng nói của bạn. Bạn sẽ được nghe các từ khác nhau và lựa chọn bức tranh mô tả từ đó. Những người có vấn đề về tâm thần hoặc khiếm thị không thể thực hiện bài kiểm tra này.

Điều trị

Những rối loạn về phát âm mức độ nhẹ không cần phải điều trị. Một số rối loạn phát âm có thể tự khỏi và một số khác có cải thiện bằng liệu pháp..

Điều trị thay đổi tùy thuộc vào nguyên nhân. Đối với liệu pháp phát âm, các chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn thông qua các bài tập làm tăng cường sức mạnh của các cơ mặt và họng. Bạn sẽ được học cách điều chỉnh hơi thở khi nói. Các bài tập này sẽ giúp bạn cải thiện cách phát âm. Bạn cũng được học cách phát âm mượt mà, trôi chảy hơn.

Một số người bị rối loạn phát âm trở nên lo lắng, xấu hổ hoặc trầm cảm. Hãy nói chuyện với chuyên gia trị liệu trong những trường hợp này. Chuyên gia sẽ giúp bạn tìm ra các cách để đối mặt với vấn đề và cải thiện tình trạng này. Nếu bạn bị trầm cảm nặng, việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể là cần thiết.

Biến chứng

Nếu rối loạn phát âm không được điều trị có thể gây ra những rối loạn lo âu và ám ảnh sợ giao tiếp nơi công cộng. Điều trị sớm phòng ngừa được những vấn đề này. Những giải pháp điều trị bao gồm trị liệu và thuốc.

Tiên lượng

Tiên lượng sẽ khả quan nếu bạn được điều trị sớm. Điều trị sớm sẽ giúp phòng tránh rối loạn phát âm nặng lên. Tiên lượng xa tùy thuộc vào mức độ nặng của rối loạn.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: Chậm phát triển ngôn ngữ - nguyên nhân và cách khắc phục

Bs.Thanh Thanh - Viện Y học ứng dụng Việt Nam - Theo Healthline
Bình luận
Tin mới
  • 16/04/2024

    Uống nước dừa có thể hỗ trợ quá trình giảm cân

    Nước dừa là nguồn cung cấp chất điện giải tự nhiên, ít calo và giàu chất dinh dưỡng tốt sức khỏe tổng thể. Nhưng uống nước dừa có giúp giảm cân không?

  • 16/04/2024

    7 lời khuyên để có thai nhanh hơn

    Bạn đã sẵn sàng để có thai. Một khi bạn đã sẵn sàng lập gia đình, chẳng ai lại muốn chờ đợi cả.

  • 15/04/2024

    6 cách để giảm nguy cơ ung thư đại tràng

    Các biện pháp phòng ngừa có thể giúp ích rất nhiều trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đại trực tràng, nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu thứ ba ở Hoa Kỳ.

  • 15/04/2024

    5 thực phẩm giúp giảm căng thẳng hiệu quả

    Chế độ dinh dưỡng có tác động không nhỏ đến tâm trạng, cảm xúc của chúng ta. Bổ sung thực phẩm lành mạnh là cách để giảm căng thẳng và thúc đẩy thư giãn.

  • 15/04/2024

    8 loại rau giàu protein nên có trong bữa ăn hàng ngày

    Để bổ sung chất đạm cho bữa ăn hàng ngày, bên cạnh thịt cá, trứng, sữa, bạn không nên bỏ qua 8 loại rau xanh, hạt họ đậu giàu protein.

  • 15/04/2024

    Bệnh trĩ khi mang thai

    Bệnh trĩ là tình trạng phổ biến khi mang thai, đặc biệt là trong ba tháng cuối khi tử cung mở rộng gây áp lực lên các tĩnh mạch.

  • 15/04/2024

    6 lưu ý chăm sóc da khi thời tiết vào Hè

    Vào Hè, nhu cầu của làn da bắt đầu có những thay đổi. Một vài điều chỉnh trong thói quen chăm sóc da hàng ngày giúp bạn duy trì làn da khoẻ đẹp, mịn màng và không bị lên mụn.

  • 15/04/2024

    Kem dưỡng mắt - sử dụng đúng để có làn da đẹp

    Dù chăm sóc da là một việc quan trọng và nên được ưu tiên, nhưng việc tạo ra một chế độ chăm sóc da phù hợp với nhu cầu đặc biệt của bạn có thể là một vấn đề khó khăn. Trên mạng xã hội, có rất nhiều ý kiến về các cách chăm sóc da mặt khác nhau và đôi khi dễ gây khó hiểu.

Xem thêm